Bị cảm lạnh triệu chứng là gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Huy Nhật - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Khi bị cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, và cảm cúm sẽ có nhiều triệu chứng tương đồng, chẳng hạn như chảy nước mũi, ho và đau họng. Vậy bị cảm lạnh triệu chứng là gì và đâu là dấu hiệu để phân biệt với cảm cúm hay viêm mũi dị ứng?

1. Triệu chứng cảm lạnh

Các dấu hiệu và triệu chứng của cảm lạnh có thể thay đổi khác nhau ở mỗi người. Nhìn chung, cảm lạnh thường bắt đầu bằng đau họng và trước đó, bạn cũng có thể gặp những triệu chứng sau:

  • Nghẹt mũi
  • Không thể ngửi được mùi hương
  • Hắt xì
  • Chảy nước mũi
  • Chảy nước mắt
  • Đau đầu
  • Đau họng
  • Ho;
  • Sưng hạch bạch huyết.

Triệu chứng toàn thân

  • Mệt mỏi
  • Ớn lạnh
  • Nhức mỏi cơ thể
  • Sốt nh
  • Khó chịu ở ngực
  • Khó thở sâu

2. Phân biệt cảm lạnh với dị ứng và cúm

2.1. Cảm lạnh

Trả lời cho câu hỏi “Cảm lạnh sốt mấy độ?”, các bác sĩ cho biết người bị cảm lạnh thường không kèm theo triệu chứng sốt. Nếu có thì đây nhiều khả năng là dấu hiệu của cảm cúm hoặc nhiễm vi khuẩn.Trong vài ngày đầu mắc bệnh, cảm lạnh sổ mũi sẽ có dịch trong và lỏng, nhưng sau đó dần trở nên đặc hơn và có màu đục (vàng hoặc xanh lục). Bạn cũng có thể bị cảm lạnh viêm họng, ho nhẹ và thường kéo dài sang tuần thứ 2 bị cảm lạnh.Các triệu chứng cảm lạnh thường bắt đầu từ 1 - 3 ngày sau khi nhiễm virus, hiếm khi xuất hiện đột ngột và sẽ kéo dài trong khoảng 3 - 7 ngày. Sau thời gian này, mặc dù không còn biểu hiện bệnh dữ dội như trước, nhưng bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi và khó chịu ít nhất là thêm 1 tuần nữa. Giai đoạn dễ lây lan nhất trong 3 ngày đầu bị bệnh, nhưng nguy cơ truyền nhiễm vẫn sẽ tiếp tục kéo dài đến hết tuần đầu tiên.

Các triệu chứng của cúm khác gì so với các triệu chứng cảm lạnh?
Cảm lạnh, cảm cúm và dị ứng là các bệnh lý khác nhau nhưng lại có một số triệu chứng tương đồng nên mọi người dễ nhầm lẫn.

2.2. Dị ứng

Đôi khi bạn có thể nhầm cảm lạnh sổ mũi với dị ứng. Nếu các triệu chứng bắt đầu nhanh chóng và kết thúc sau 1

- 2 tuần, nhiều khả năng đó không phải là dị ứng. Dị ứng xảy ra khi hệ miễn dịch hoạt động quá mức để bảo vệ bạn chống lại vi trùng. Cơ thể bạn có phản ứng thái quá với những tác nhân như bụi hoặc phấn hoa. Sau đó các hóa chất như histamine cũng được giải phóng. Điều này khiến các khoang mũi của bạn bị sưng lên, dẫn đến sổ mũi, ho và hắt hơi.

Dị ứng không phải là bệnh truyền nhiễm, nhưng một số người có thể bị di truyền mắc bệnh này trong gia đình.

2.3. Cảm cúm

Đo thân nhiệt là cách để phân biệt cảm lạnh với cảm cúm. Một trường hợp cúm nhẹ thường có các triệu chứng giống như cảm lạnh, nhưng cảm lạnh hiếm khi cảm lạnh sốt rét hoặc sốt cao hơn 38°C (khoảng 101°F). Bên cạnh sốt, bệnh cúm cũng khiến bệnh nhân bị đau cơ toàn thân và nhức đầu, mệt mỏi hơn cảm lạnh.

3. Khi nào cần khám bác sĩ?

Sốt cao
Nếu trẻ dưới 2 tuổi sốt kéo dài hơn một ngày thì bạn cần cho trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị

Cảm lạnh thường không nguy hiểm với mọi người, ngoại trừ ở trẻ sơ sinh. Các triệu chứng sẽ tự khỏi mà không cần điều trị đặc biệt. Nhưng khi mắc bệnh, cảm lạnh có thể làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể, khiến bạn dễ bị nhiễm vi khuẩn hơn.

Gặp bác sĩ nếu các triệu chứng cảm lạnh của bạn nghiêm trọng và không có dấu hiệu thuyên giảm. Các bước kiểm tra cổ họng và tai, cũng như lắng nghe phổi có thể được tiến hành tại phòng khám. Bác sĩ cũng có thể lấy dịch cổ họng bằng một que tăm bông dài để xét nghiệm xem bạn có bị nhiễm trùng và cần điều trị bằng kháng sinh hay không.

Đến gặp bác sĩ nếu bạn bị cảm lạnh và có kèm theo các triệu chứng sau:

  • Đau tai
  • Đau quanh mũi và mắt (khu vực xoang) trong hơn một tuần
  • Cảm lạnh sốt trên 38.8°C, đối với trẻ sơ sinh < 3 tháng là 38°C
  • Sốt kéo dài hơn 1 ngày (ở trẻ < 2 tuổi) hoặc hơn 3 ngày (ở trẻ ≥ 2 tuổi)
  • Ho có đờm trong hơn một tuần
  • Khó thở
  • Triệu chứng xấu đi hoặc kéo dài hơn 2 tuần
  • Cảm lạnh buồn nôn
  • Khó nuốt
  • Cảm lạnh viêm họng nặng
  • Đau hoặc tức ở ngực hoặc bụng
  • Cổ cứng
  • Nhạy cảm với ánh sáng.

Nếu ho ra chất nhầy đặc và sẫm màu, ho không ngừng sau một vài tuần hoặc có dấu hiệu sốt, bạn có nguy cơ đã bị nhiễm vi khuẩn. Trong trường hợp này nên đến khám bác sĩ để tìm cách điều trị virus. Ngoài ra, những trường hợp bị cảm lạnh sau đây cũng nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Đang mang thai hoặc cho con bú
  • Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ
  • Cảm lạnh triệu chứng trở nên tồi tệ hơn sau ngày thứ ba.

Vì cảm lạnh có thể kích hoạt cơn hen suyễn nên những người mắc bệnh này cần đến gặp bác sĩ để xem có phải thay đổi kế hoạch điều trị hay không.

Các loại vắc-xin cúm hiện nay chỉ có tác dụng giúp ngăn ngừa bệnh cảm cúm chứ không có hiệu quả với cảm lạnh. Do đó cách tốt nhất để tránh bị cảm lạnh là thường xuyên rửa tay bằng nước ấm và xà phòng, không dùng chung các vật dụng cá nhân với người bị cảm lạnh, bỏ thói quen chạm tay vào mắt hoặc mũi và cuối cùng là giữ cân nặng hợp lý, cơ thể khỏe mạnh để sẵn sàng chống lại virus gây bệnh.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Bác sĩ Nguyễn Huy Nhật đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh lý Hô hấp tại Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ,..trước khi là bác sĩ Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Bài viết tham khảo nguồn: Mayoclinic.org, Webmd.com, Healthline.com, Nhs.uk

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

106.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Frazine
    Công dụng thuốc Frazine

    Thuốc Frazine được dùng bằng đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch, nhằm điều trị cho các trường hợp bị nhiễm trùng đường hô hấp, da và đường tiểu,...Đồng thời giúp dự phòng nhiễm khuẩn hậu phẫu. Để dùng thuốc ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • Cessnari
    Công dụng thuốc Cessnari

    Thuốc Cessnari được sử dụng chủ yếu theo đường tiêm truyền tĩnh mạch nhằm điều trị cho các trường hợp nhiễm trùng do chủng vi khuẩn nhạy cảm. Để thuốc Cessnari phát huy được toàn bộ tác dụng điều trị, ...

    Đọc thêm
  • Norlinco Caps
    Công dụng thuốc Norlinco Caps

    Norlinco Caps thuộc nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, trị ký sinh trùng, kháng virus và kháng nấm. Thuốc được bào chế dạng viên nang cứng, đóng gói hộp 10 vỉ x 10 viên. Trước khi sử dụng thuốc Norlinco Caps ...

    Đọc thêm
  • gentastad 80mg
    Công dụng thuốc Gentastad 80mg

    Gentastad là thuốc gì, có phải thuốc kháng sinh không? Thực tế, Gentastad 80mg là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Aminoglycosid, chứa thành phần chính Gentamicin, được dùng trong điều trị một số tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.

    Đọc thêm
  • hobacflox
    Công dụng thuốc Hobacflox

    Thuốc Hobacflox chứa thành phần chính là Ofloxacin cùng với các loại tá dược. Thuốc không phù hợp để sử dụng cho trẻ dưới 18 tuổi hoặc đang mắc một số loại bệnh khác. Thuốc thường được sử dụng để ...

    Đọc thêm