Uống nước gừng với mật ong có tác dụng gì?

Gừng với mật ong là 2 loại thực phẩm khá quen thuộc với nhiều người, về mặt y học chúng cũng có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Vậy uống nước gừng với mật ong có tác dụng gì? Cách pha chế trà gừng với mật ong như thế nào?

1. Uống nước gừng với mật ong có tác dụng gì?

Mật ong được biết đến với công dụng kháng khuẩn và chống oxy hóa, còn gừng được sử dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Trà gừng mật ong từ lâu được biết đến như một phương thức dân gian tốt cho sức khỏe, có tính ấm nóng, hơi cay và ngọt dễ uống, được rất nhiều người yêu thích. Dưới đây là một số lợi ích khi sử dụng nước gừng mật ong:

  • Giảm thiểu buồn nôn

Tính cay và nóng của nước gừng mật ong có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm cảm giác buồn nôn. Những phụ nữ mang bầu khi bị ốm nghén có thể sử dụng 1 ly trà gừng để làm giảm cảm giác buồn nôn hoặc những người bị say tàu xe cũng có thể sử dụng.

  • Giúp lưu thông máu tốt hơn

Trong gừng và mật ong có chứa phần lớn các hợp chất như zingerone, gingerol, tính chất oxy hóa có thể tiêu diệt một số loại vi khuẩn gây hại cho cơ thể. Do đó, trà gừng mật ong có thể giúp lưu thông máu tốt hơn cũng những các bệnh lý tim mạch. Quá trình lưu thông máu tốt hơn sẽ làm gia tăng các tế bào và các cơ quan được khỏe mạnh hơn.

  • Giảm đau

Trong gừng có chứa hợp chất Gingerol có tác dụng chống viêm, có thể ngăn ngừa sự sinh sản của COX2 trong cơ thể. Vì thế, có thể làm giảm các cơn đau đặc biệt là những người bệnh gout, bệnh viêm xương khớp,... khi sử dụng trà gừng mật ong có thể ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng sưng đau.

Những người bệnh bị bệnh đau nửa đầu có thể sử dụng 1 tách trà gừng để giảm tình trạng này, do trong trà gừng có chứa hợp chất có thể ngăn chặn Prostaglandin - đây được xem là nguyên nhân chính gây ra đau nửa đầu.

  • Giảm các triệu chứng chuột rút khi tới chu kỳ kinh

Gừng được biết đến với công dụng điều trị hiệu quả các triệu chứng liên quan đến chu kỳ kinh của chị em phụ nữ như: Cơ thể mệt mỏi, hay bị chuột rút, hội chứng tiền mãn kinh, rối loạn kinh nguyệt,...

  • Tăng cường hệ thống miễn dịch

Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng tán hàn, tiêu đờm, giải độc, ngăn ngừa cảm lạnh, giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Vì vậy, người bệnh có thể pha gừng với mật ong cùng chanh hoặc uống trực tiếp có thể giúp cơ thể khỏe mạnh, giúp giảm trừ tiêu độc trong cơ thể một cách nhanh nhất.

Ngoài ra, trong gừng có chứa rất nhiều hoạt chất khác như: Cr, Zn, Mg...giúp kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng và tăng cường hệ thống miễn dịch tốt hơn, ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng...

  • Làm ấm cơ thể

Trà gừng mật ong có nguyên liệu chính là gừng, rất tốt cho việc làm ấm cơ thể. Trong những ngày gió lạnh, mưa lạnh, người bệnh có thể làm ấm cơ thể từ bên trong bằng việc sử dụng 1 ly trà gừng ấm. Ngoài ra, mật ong cũng có khả năng làm loãng chất nhầy tích tụ bên trong cổ họng. Do đó, mật ong gừng có thể sử dụng như phương pháp điều trị cảm lạnh, viêm họng, viêm xoang, đau họng, nghẹt mũi, giúp lưu thông đường hô hấp rất tốt. Đây cũng là đồ uống nên chuẩn bị sẵn cho người bệnh bị hen.

  • Tốt cho hệ tiêu hóa

Theo một số dữ liệu cho thấy, enzyme có trong gừng giúp phá vỡ khí hình thành trong đường ruột, làm giảm thiểu triệu chứng khó tiêu, chướng bụng. Nếu người bệnh bị rối loạn tiêu hóa, bụng âm ỉ khó chịu, lạnh bụng thì có thể uống một cốc trà gừng để làm dịu ngay cảm giác này. Uống trà gừng hàng ngày sau mỗi bữa ăn giúp tăng cường quá trình trao đổi chất diễn ra được thuận lợi, kích thích hệ tiêu hóa, chống đầy hơi, táo bón, tiêu chảy, đặc biệt đối với người bị viêm tá tràng.

Ngoài ra, mật ong gừng được biết đến với công dụng làm giảm các triệu chứng của cơn đau dạ dày gây nên do có chứa nhiều hoạt chất Phenol.

  • Chống hôi miệng

Tình trạng hơi thở có mùi thường là do hệ tiêu hóa đang gặp trục trặc. Uống trà gừng mật ong giúp làm dịu dạ dày, chống đầy hơi, giúp cải thiện đáng kể tình trạng hôi miệng.

  • Hỗ trợ tim mạch

Mật ong và gừng có tác dụng giúp giảm huyết áp, điều hòa nhịp tim, cải thiện hàm lượng mỡ trong máu. Khi sử dụng trà gừng với mức độ vừa phải có thể làm giảm đáng kể lượng cholesterol, ngăn ngừa nguy cơ hình thành các cục máu đông.

2. Cách pha trà gừng với mật ong

Để có được một ly trà gừng ngâm mật ong đảm bảo chuẩn về chất lượng ngay tại nhà với những nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm, có thể áp dụng một số cách pha trà thì quan trọng nhất đó là chọn nguyên liệu. Mật ong không được lẫn tạp chất, gừng phải tươi, không thối hay mọc mầm...

  • Nguyên liệu cần có: Gừng tươi 1 củ, nước lọc 1- 2 cốc, nước chanh, mật ong 1-2 thìa.
  • Cách pha chế trà gừng mật ong:
  1. Gừng đem rửa sạch, gọt vỏ, thái lát mỏng.
  2. Đun sôi 1-2 cốc nước lọc, cho vào 4-6 lát gừng, rồi đun sôi âm ỉ khoảng 7 - 10 phút.
  3. Rót nước ra ấm và loại bỏ các lát gừng.
  4. Tùy vào sở thích mỗi người mà cho một ít nước chanh vào và cho thêm 1 - 2 thìa mật ong nguyên chất,khuấy đều và để nguội rồi sử dụng.

Lưu ý: Mật ong nên chọn loại mật ong nguyên chất không lẫn tạp chất, gừng đảm bảo tươi mới không bị thối hoặc mọc mầm.

Với cách pha trà gừng mật ong đơn giản này, bạn có thể hoàn toàn làm tại nhà bất cứ lúc nào. Đây là loại đồ uống thơm ngon được nhiều người lựa chọn sử dụng nhiều nhất vào những ngày trời mưa hoặc trở lạnh. Tuy nhiên, không phải uống nhiều trà gừng mật ong là tốt. Vì thế không nên lạm dụng trà gừng, bởi nếu sử dụng không đúng cách, loại đồ uống này lại có những tác dụng không tốt cho cơ thể như khiến bụng khó chịu, gây tăng huyết áp, tim đập nhanh.

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ qua bài viết, bạn đọc có thể biết thêm nhiều cách sử dụng gừng và mật ong khác nhau. Tuy nhiên chỉ nên kết hợp 2 loại này cùng một lúc để làm đồ uống như một lý trà là hiệu quả. Bạn cũng không nên sử dụng nhiều hơn 3 ly trà gừng 1 ngày để tránh tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

176.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan