......

Phẫu thuật nạo vét hạch cổ triệt căn trong điều trị ung thư đầu mặt cổ

Nạo vét hạch cổ là một phương pháp điều trị ngoại khoa kinh điển được sử dụng trong điều trị ung thư đầu mặt cổ. Vậy phương pháp này được thực hiện như thế nào, chống chỉ định ra sao và bệnh nhân có gặp phải những biến chứng hay không?

1. Thế nào là ung thư đầu mặt cổ?

Ung thư đầu – mặt – cổ là tên gọi nói chung cho tất cả các loại ung thư ở vùng đầu – mặt và cổ, bao gồm:

  • Môi, lưỡi, sàn miệng và vùng răng lợi;
  • Vùng vòm họng, hạ họng;
  • Vùng thanh quản;
  • Tại hốc mũi.

Ung thư phát triển ở những khu vực khác nhau sẽ có những biểu hiện triệu chứng và diễn biến bệnh khác nhau. Nhìn chung, tỷ lệ bệnh nhân bị ung thư đầu mặt cổ trên toàn cầu đang có xu hướng tăng nhanh.

2. Một số loại ung thư đầu mặt cổ phổ biến

2.1 Ung thư cổ họng

Ung thư cổ họng thường rất khó phát hiện trong giai đoạn sớm vì không có biểu hiện triệu chứng điển hình. Các triệu chứng tương đối chung chung và dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác, bao gồm:

Ung thư vòm họng là loại ung thư đầu mặt cổ phổ biến
Ung thư vòm họng là loại ung thư đầu mặt cổ phổ biến

2.2 Ung thư hốc miệng

Một loại ung thư đầu mặt cổ khá phổ biến, đặc biệt đối với nam giới.

2.3 Ung thư thanh quản

Thanh quản là vùng hình thành từ sụn, ở vị trí ngay bên dưới hầu họng của cổ. Tại đây có rất nhiều dây thanh âm. Việc ung thư thanh quản không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là ngôn ngữ và giao tiếp.

3. Tìm hiểu về phẫu thuật nạo vét hạch cổ triệt căn – giải pháp điều trị cho ung thư đầu mặt cổ

Vét hạch cổ là một kỹ thuật quan trọng đối với chu trình điều trị ung thư nói chung và điều trị ung thư đầu mặt cổ nói riêng. Các bác sĩ cho biết: sự xâm lấn hạch cổ chính là yếu tố quan trọng nhằm tiên lượng sự tiến triển của ung thư biểu mô, đặc biệt là vùng biểu mô tại khoang miệng và đường hô hấp, đường tiêu hóa trên.

Về nguyên tắc điều trị, phẫu thuật vét hạch cổ cần thực hiện tại vùng hạch cùng vị trí với khối u nguyên phát. Tuy nhiên, trong trường hợp tổn thương nguyên phát khó xác định rõ, nạo vét hạch cổ cũng vẫn phải được ưu tiên so với những phương pháp điều trị khác.

3.1 Các chỉ định thực hiện phẫu thuật vét hạch cổ triệt căn

Vét hạch cổ triệt căn được chỉ định trong các trường hợp:

  • Tất cả bệnh lý của di căn hạch;
  • Trường hợp hạch bị xâm lấn và phá vỡ vỏ hạch (thường đến từ sự tấn công của u nguyên phát);
  • Hạch cổ hình thành nhiều ở một bên cổ nhưng không rõ tổn thương nguyên phát ở đâu.

3.2 Vét hạch cổ triệt căn chống chỉ định trong trường hợp nào?

Tuy nhiên, không phải lúc nào nạo vét hạch cổ triệt căn cũng được tiến hành. Ở một số trường hợp, các bác sĩ sẽ không chọn phương pháp này:

  • Hạch xuất hiện khi khối u đang có tiến triển nhanh: cần phải điều trị bằng tia xạ hoặc hóa chất trước để làm chậm quá trình phát triển của khối u, sau đó mới đánh giá khả năng phẫu thuật của bệnh nhân;
  • Hạch xâm lấn tại chỗ (ví dụ như hạch N3 cố định ở phía sau): những hạch này không được phẫu thuật;
  • Hạch xuất hiện ở cả 2 bên;
  • Bệnh nhân tuổi cao và sức khỏe kém;
  • Bệnh nhân có chứng suy thận hay suy tim nghiêm trọng, không có đủ khả năng chịu đựng các phẫu thuật lớn.

3.3 Các bước thực hiện phẫu thuật nạo vét hạch cổ triệt căn

  • Bệnh nhân sẽ được đặt ở tư thế nằm ngửa và nghiêng mặt về phía bên lành (không có hạch). Tiếp theo, bác sĩ sẽ độn thêm một gối mỏng ở phần vai cổ bên bị hạch để lộ ra toàn bộ vùng cổ rõ ràng hơn;
  • Gây mê bằng kỹ thuật gây mê nội khí quản;
  • Rạch một được bắt đầu từ cằm xuống dưới sụn giáp và máng cảnh. Đường rạch thường sẽ đi qua da và tổ thức dưới da;
  • Bóc tách vạt da;
  • Vét hạch cổ triệt căn.

4. Một số tai biến thường gặp sau khi thực hiện vét hạch cổ triệt căn

4.1 Chảy máu

Thường có nguyên nhân do kỹ thuật từ bác sĩ phẫu thuật, không cầm máu cẩn thận. Để xử trí, các bác sĩ phải mổ lại để cầm máu.

Sau phẫu thuật bệnh nhân có thể gặp phải nhiều biến chứng
Sau phẫu thuật bệnh nhân có thể gặp phải nhiều biến chứng

4.2 Chảy dịch bạch huyết

Tình trạng này thường đến từ tình trạng rách ống ngực. Dịch dẫn có màu đục như nước vo gạo. Việc xử trí cần phải căn cứ vào lượng dịch chảy:

  • Nếu như dịch đục có lượng dưới 100ml/24h, tiếp tục theo dõi.
  • Trường hợp dịch ngày càng tăng nhiều, cần phải mổ để tìm vị trí rách của ống ngực và khâu lại.

4.3 Tắc ống dẫn lưu

Thay dẫn lưu khác, đề phòng ứ dịch tại vùng cổ.

4.4 Khó thở

Biến chứng này rất ít gặp.

Nhìn chung, phẫu thuật vét hạch cổ triệt căn được áp dụng nhiều trong việc điều trị hầu hết các bệnh lý thuộc ung thư đầu mặt cổ. Cho đến nay, phương pháp này vẫn được đánh giá cao về tính hiệu quả của nó trong việc làm chậm sự tiến triển của ung thư. Bệnh nhân nếu được chỉ định phẫu thuật, cần phải tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ trước phẫu thuật để đảm bảo hạn chế các nguy cơ rủi ro.

Để điều trị ung thư đầu mặt cổ bằng phương pháp phẫu thuật nạo vét hạch cổ triệt căn hiệu quả nhất, bệnh nhân nên lựa chọn những trung tâm y tế uy tín, chất lượng. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec quy tụ đội ngũ y bác sĩ nổi tiếng trong ngành, giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, có tâm và tầm. Không chỉ là bác sĩ trong nước, tại đây còn có các bác sĩ nước ngoài đến từ Nhật, Singapore... giúp bệnh nhân được tiếp cận với những phác đồ điều trị mới, hiệu quả từ các nước có nền y học phát triển trên thế giới.

Ngoài ra, hệ thống cơ sở vật chất tại đây rất hiện đại. Máy móc đều là hàng nhập khẩu, đời mới, chất lượng cao hỗ trợ đắc lực cho quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh của bác sĩ nhanh và hiệu quả hơn. Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ đến Hotline Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

3.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan