6 loại đồ uống có lợi cho bệnh nhân cao huyết áp

1. Tìm hiểu chung về Cao Huyết Áp

Cao huyết áp là bệnh lý mãn tính xảy ra khi tim làm việc quá mức để bơm máu đi khắp cơ thể làm cho áp lực máu tác động lên thành động mạch tăng cao gây nguy hiểm cho sức khỏe nếu không được kiểm soát đúng cách.

Tăng huyết áp
Tăng huyết áp

Có nhiều nguyên nhân khác nhau đứng đằng sau việc chỉ số huyết áp tăng cao như: béo phì, thói quen ăn uống quá mặn mà không bổ sung đủ trái cây, rau củ, không tập thể dục, uống quá nhiều rượu hoặc cà phê, hút thuốc, ngủ không đủ giấc, tuổi tác, di truyền, mắc nhiều bệnh liên quan,...Do đó, dưới đây trình bày những công dụng tuyệt vời của các loại đồ uống giúp kiểm soát huyết áp một cách tự nhiên

2. Các loại đồ uống giúp cải thiện chỉ số huyết áp

2.1 Trà hoa dâm bụt

Một trong những phương pháp điều trị tự nhiên giúp hạ huyết áp ở bệnh nhân cao huyết áp hiệu quả bắt nguồn từ trà thảo dược được chiết xuất từ các bông dâm bụt đỏ. Chỉ với 1 túi hoa dâm bụt tươi cho ngâm trong nước nóng tầm 3-4 phút và dùng thường xuyên 2 lần 1 ngày duy trì ít nhất 6 tuần. Nhiều nghiên cứu cho thấy loại thảo dược này có công hiệu mạnh ngang với các thuốc điều trị cao huyết áp. Trà hoa dâm bụt chứa lượng lớn Anthocyanins hoạt động ức chế tối đa giúp hỗ trợ giảm áp lực trên thành mạch máu để đưa chỉ số huyết áp quay trở về bình thường.

Trà hoa dâm bụt

2.2 Nước tỏi

Nghiền 2 lát tỏi và thêm vào khoảng 472ml nước, sau đó thêm 1 vắt nước chanh tươi cùng 1 thìa dầu oliu. Làm lạnh hỗn hợp trong vòng 60 phút sau đó sử dụng vào mỗi buổi sáng trước khi ăn. Trà tỏi để lạnh được cho là một liệu pháp điều trị tuyệt vời giúp giảm huyết áp vì cũng giống hoa dâm bụt đỏ, trong trà tỏi cũng chứa nhiều dưỡng chất từ thực vật giúp chống tăng áp lực thành mạch máu. Cụ thể, một trong những thành phần dược chất có trong tỏi là Allicin, là một chất hóa học tự nhiên có thể giúp làm loãng máu để máu chảy tự do trong hệ tuần hoàn và làm giảm áp lực máu. Ngoài ra, Allicin còn chứng tỏ được vai trò ngăn chặn quá trình hình thành cục máu đông – là tác nhân chính gây đột quỵ hoặc cơn đau thắt ngực. Hãy bảo đảm dầu oliu được bổ sung vào khi uống để cơ thể hấp thu tối đa thành phần dinh dưỡng từ tỏi và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Nước tỏi

2.3 Nước ép cần tây

Cần tây được biết đến là một trong những loại thực phẩm tốt nhất trên thế giới trong hỗ trợ điều hòa áp lực máu trong thành mạch để duy trì sự khỏe mạnh cho tim. Trong cần tây, Phthalides chiếm lượng nhiều nhất và là hoạt chất giúp làm giãn cơ trơn thành động mạch và tim, từ đó cho phép dòng máu lưu thông thoáng giúp làm giảm gánh nặng trên thành mạch máu. Có nhiều cách chế biến đa dạng từ cần tây bao gồm nước ép hoặc xây nhuyễn hòa tan cùng nước không chỉ mang lại hấp dẫn mà còn giúp hình thành thói quen ăn uống tốt cho sức khỏe. Nước ép cần tây cũng chứa Apigenin có công dụng hiệu quả khi làm giảm lượng Cortisol – hormone thường tiết ra khi stress đồng thời tạo áp lực lớn cho thành mạch máu khi lưu thông. Hơn nữa, khi uống nước ép cần tây, giấc ngủ dần được cải thiện mỗi tối giúp cải thiện sự tập trung làm việc cho một ngày tiếp theo và tình trạng sức khỏe da được cải thiện trắng sáng một cách tự nhiên hơn.

Nước ép cần tây

2.4 Hỗn hợp nước uống điện giải tự nhiên

Khi thêm một muỗng bơ cùng 1 quả chanh hữu cơ không qua xử lý với sáp và 1 tách việt quất được xây nhuyễn cùng với 472ml nước (16oz) để tạo hỗn hợp nước uống bổ sung điện giải tự nhiên được sử dụng hàng ngày. Có thể điều chỉnh thêm một ít đường Stevia hoặc chất tạo ngọt tự nhiên để giảm bớt vị đắng. Hỗn hợp nước uống này được chứng minh là sản phẩm dinh dưỡng kết hợp bổ sung cho cơ thể vitamin C, E cùng các chất khoáng Magie, Kali – là những thành phần quan trọng trong hệ tim mạch và còn giúp điều chỉnh chỉ số huyết áp trở về bình thường. Trong đó chất khoáng nói riêng gồm Magie và Kali là những chất điện giải giúp hỗ trợ hệ thống dẫn truyền điện trong trong các vùng của tim, từ đó duy trì nhịp tim trong mức bình thường.

Hỗn hợp nước uống điện giải

2.5 Rễ sâm Ấn độ (Withania somnifera)

Sâm Ấn độ là loại thảo dược được sử dụng ở Ấn độ từ hàng ngàn năm trước trong việc giúp cơ thể thích nghi với stress. Vì vậy, sâm Ấn độ được xếp vào nhóm Adaptogen – nhóm những chất có khả năng giúp cơ thể đối với với stress và tăng cường khả năng thích nghi của cơ thể với những tác động bên ngoài bằng cách làm cân bằng áp lực máu, số lượng tế bào miễn dịch, pH, nhiệt độ,... Rễ sâm Ấn độ được chiết xuất để sản xuất trà và được bán ở các cửa hàng chuyên về thực phẩm dinh dưỡng. Ngoài ra, một trong những công dụng khi sử dụng sâm Ấn độ là khả năng làm giảm lượng Cortisol giúp giãn mạch máu ngăn chặn áp lực dòng máu chảy trong mạch.

Nước ép rễ sâm Ấn độ

2.6 Nước ép từ trái tử (trái Amla)

Trái tử (Amla) còn được biết đến với tên gọi quả mận gai Ấn độ được nghiên cứu là một trong những phương pháp điều trị tự nhiên hiệu quả nhất trong việc làm giảm áp lực máu lên thành mạch. Nước ép lạnh từ trái tử được tìm thấy tại các cửa hàng chuyên về thực phẩm dinh dưỡng, tuy vậy chúng khó được bảo đảm về độ tươi và chất bảo quản cũng như lượng đường. Thông thường, nước ép Amla có vị rất đắng và là nguồn dinh dưỡng giàu vitamin C thật được tìm thấy trên trái đất, nước ép Amla đóng vai trò điều chỉnh lượng Cholesterol trong máu và làm giãn mạch. Hơn nữa, nước ép Amla còn được chứng minh hiệu quả như chất ức chế men chuyển Angiotensin tự nhiên (ACE inhibitor) mà không có bất kỳ tương tác nào với thuốc. Một cách sử dụng chiết xuất từ trái tử khác là sử dụng bột khô lạnh Amla cho vào hỗn hợp nước uống điện giải tự nhiên và có thể thêm đường Stevia làm giảm độ đắng.

Nước ép trái tử (Amla)

3. Kết luận

Có rất nhiều thực phẩm dinh dưỡng tốt được đưa vào lựa chọn trong vai trò hỗ trợ làm giảm áp lực máu một cách tự nhiên. Hãy thử và đưa ra lựa chọn các nhân cách phù hợp với bản thân nhất để duy trì liên tục trong 4 tuần và kiểm tra hiệu quả thông qua việc đo các chỉ số huyết áp mỗi ngày nhằm cải thiện sức khỏe cách tự nhiên và tốt nhất. Điều quan trọng, hãy báo cho bác sĩ biết khi được kê bất kỳ loại thuốc chống cao huyết áp nào để tránh làm hạ huyết áp quá mức

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

244 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan