Bị khô khớp uống thuốc gì?

Khô khớp gối là biểu hiện của việc giảm chất lỏng trong bao hoạt dịch dẫn đến âm thanh lục cục, cảm giác căng tức và gây đau đớn cho bệnh nhân. Việc điều trị khô khớp toàn thân cần sự kiên trì, nhẫn nại của bệnh nhân.

1. Khi nào cần dùng thuốc trị khô khớp gối?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), có hơn 50 triệu người trưởng thành mắc bệnh về khớp. Tình trạng này đang ngày càng gia tăng với con số không hề nhỏ, đặc biệt với đối tượng trường trung tuổi và hiện nay đang trẻ hóa dần do đặc tính công việc, thói quen sinh hoạt, cân nặng hoặc do chấn thương gây ra.

Tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau trong khô khớp ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Khi được chẩn đoán khô khớp và cần phải sử dụng thuốc trị khô khớp gối, bệnh nhân cần tuân thủ theo sự hướng dẫn của thầy thuốc để cải thiện tình trạng bệnh.

Tuy nhiên việc sử dụng thuốc khô khớp không thể chấm dứt được tình trạng khô khớp mà phải kết hợp cả dùng thuốc và thay đổi lối sống cũng như thói quen sinh hoạt của bệnh nhân. Không chỉ vậy mà người bệnh cũng nên thiết lập cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt là khi nhận thấy có dấu hiệu của khô khớp cần tránh vận động quá mạnh, lao động vừa sức tránh để gặp phải tình trạng nguy hiểm như nứt xương hoặc tồi tệ hơn có thể dẫn đến liệt hay không thể đi lại.

2. Khô khớp uống thuốc gì?

Tùy theo tình trạng bệnh cũng như mức độ khô khớp và mong muốn của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc trị khô khớp sau:

Đây là loại thuốc giảm đau được sử dụng đầu tay cho bệnh nhân bị khô khớp, nhưng chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh nhân khô khớp mức độ nhẹ và trung bình. Thuốc có tác dụng khá hiệu quả để giảm đau nhức xương khớp cũng như giảm sốt, nhưng không có tác dụng đối với các cơn đau kéo dài.

Liều dùng: Theo khuyến cáo của bác sĩ, bệnh nhân khô khớp nên uống liều 500mg để giảm đau trong ngày, có thể uống tối đa 3 lần, mỗi lần uống cách nhau 4 đến 6 giờ. Không dùng quá 4 gam một ngày. Nên uống thuốc sau khi ăn no với thật nhiều nước.

Chống chỉ định ở người có tiền sử mẫn cảm hay dị ứng với Acetaminophen, người bệnh thiếu hụt G6PD.

  • Thuốc chống viêm không Steroid (NSAID)

Nhóm thuốc chống viêm không Steroid (NSAID) như Aspirin, Naproxen, Ibuprofen. Được sử dụng cho các trường hợp khô khớp mức độ trung bình có sưng đau kèm theo viêm khớp.

Tuy nhiên nhóm thuốc này không nên sử dụng trong thời gian dài (tối đa là 1 tuần) vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng.

Theo khuyến cáo của bác sĩ, bệnh nhân khô khớp nên uống liều 200 – 400mg để giảm đau trong ngày, có thể uống tối đa 3 lần, mỗi lần uống cách nhau 4 đến 6 giờ. Không dùng quá 4 gam một ngày.

Uống NSAID cùng thật nhiều nước trong hoặc sau bữa ăn để hạn chế các tác dụng phụ lên gan, thận, dạ dày.

  • Corticosteroid dạng tiêm

Tiêm Corticosteroid là một trong những cách điều trị khô khớp hiệu quả nhưng thời gian duy trì không được lâu.

Biện pháp sử dụng thuốc Corticosteroid dạng tiêm được chỉ định khi các loại thuốc khô khớp khác không phát huy hiệu quả trong kiểm soát triệu chứng bệnh.

Liều lượng chính xác được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa xương khớp hoặc chấn thương. Việc thực hiện tiêm khớp cũng được tiến hành bởi các bác sĩ có chuyên môn.

  • Chondroitin Sulfate

Chondroitin Sulfate được coi là một trong những loại thuốc trị khô khớp hiệu quả nhất hiện nay. Thuốc có thể được kê đơn để sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp cùng Glucosamine để gia tăng hiệu quả điều trị.

Tác dụng chính của thuốc khô khớp Chondroitin Sulfate là phục hồi, tái tạo và chữa lành tổn thương bên trong sụn khớp. Đồng thời, kích thích cơ thể tự sản sinh dịch nhờn giúp bôi trơn các khớp, phòng tránh hiện tượng khô khớp và cải thiện chức năng vận động cho người bệnh.

Nhờ cơ chế làm suy giảm quá trình sản sinh tân mạch, Chondroitin Sulfate cũng có vai trò giống như một thuốc giảm đau ngắn hạn. Ngoài ra, loại thuốc này còn hỗ trợ điều trị viêm đau khớp và loãng xương hiệu quả.

Liều dùng: Uống 1000 – 1200mg mỗi ngày, chia làm 2 đến 3 lần sau khi ăn, nên uống cùng nhiều nước lọc.

Chống chỉ định ở người có tiền sử dị ứng, mẫn cảm với Chondroitin Sulfate, người bị tai biến tim mạch; nhóm đối tượng cần tạo tân mạch như trẻ em, người đang mang thai hay cho con bú, người mới trải qua phẫu thuật hoặc đang bị bỏng diện rộng; người thường xuyên vận động mạnh, tập thể hình hoặc vận động viên,...

  • Glucosamine

Glucosamine là loại thuốc được các bác sĩ kê đơn phổ biến nhất trong chống khô khớp. Glucosamine thực chất là một loại đường tự nhiên có trong các mô đệm cùng chất lỏng của khớp. Ngoài ra, Glucosamine còn được tìm thấy trong chiết xuất lớp vỏ cứng của hầu hết động vật có vỏ.

Thuốc khô khớp Glucosamine có thể được sử dụng ở nhiều dạng khác nhau như: Glucosamine hydrochloride, glucosamine sulfate và N-acetyl glucosamine. Thuốc điều trị khô khớp theo cơ chế bổ sung chất nhờn cho sụn khớp, đồng thời kích thích cơ thể sản sinh nhiều chất nhờn hơn. Khi đó, sụn khớp sẽ luôn có độ nhờn cần thiết, không bị khô, gia tăng khả năng vận động.

Bên cạnh đó, Glucosamine còn duy trì hệ xương khớp chắc khỏe, ngăn ngừa quá trình lão hóa và tăng cường khả năng vận động.

Liều dùng: Liều uống 1500mg Glucosamine/ngày trước hoặc sau khi ăn tùy theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Thuốc bổ sung Glucosamine không được dùng cho những trường hợp bị dị ứng với thuốc hay người bị mẫn cảm với các loài động vật có vỏ.

  • Collagen type 2

Collagen là hoạt chất rất quan trọng đối với mọi hoạt động và chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Trong đó, Collagen type 2 được tập trung ở sụn khớp, giúp duy trì độ chắc khỏe, sự dẻo dai và linh hoạt của xương khớp. Nếu cơ thể bị thiếu hụt hoạt chất này, sụn khớp sẽ gặp phải tình trạng khô cứng, đẩy nhanh quá trình lão hóa và làm suy giảm khả năng vận động.

Bởi vậy, những người lớn tuổi hoặc người bị suy yếu xương khớp không thể tự sản sinh hay tổng hợp Collagen type 2 nội sinh, các bác sĩ sẽ kê đơn chỉ định để bổ sung loại Collagen này.

Thuốc khô khớp Collagen type 2 sẽ giúp xương khớp chắc khỏe, ổn định hoạt động, tăng tiết chất nhờn, các tế bào sụn khớp được tái tạo nhanh chóng, làm chậm quá trình lão hóa, phòng tránh khô khớp hiệu quả, phòng tránh thoái hóa khớp, tăng cường khả năng vận động.

Chỉ định: Người từ 15 tuổi trở lên mắc chứng khô khớp mức độ nhẹ và vừa.

Liều dùng: Uống 40 mg/ngày trong vòng 6 tháng hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nên uống thuốc vào buổi tối, sau bữa ăn 3 giờ đồng hồ.

Chống chỉ định: Phụ nữ cho con bú, người đang mang thai, người bị dị ứng hay mẫn cảm Collagen type 2.

Tác dụng phụ: Chóng mặt, sưng tấy da, đau nhức đầu, mất ngủ, đau dạ dày, rối loạn chức năng tiêu hóa,...

  • Acid hyaluronic

Acid hyaluronic là loại thuốc điều trị khô khớp được kê đơn sử dụng sau cùng khi người bệnh đáp ứng kém với các loại thuốc nêu trên. Thuốc có dạng uống hoặc dạng tiêm được sử dụng dựa trên nguyên nhân, mức độ bệnh của mỗi người.

Cơ chế của thuốc khô khớp Acid hyaluronic hoạt động như một chất đệm hoặc chất bôi trơn bên trong ổ khớp. Khi thuốc vào trong cơ thể, sẽ giúp tăng cường chất nhờn, bôi trơn các sụn khớp, cải thiện đáng kể khả năng vận động của xương khớp, chống viêm hiệu quả và làm chậm quá trình lão hóa. Từ đó, phát huy tác dụng giúp điều trị khô khớp, viêm khớp, phòng chống thoái hóa xương khớp hiệu quả.

Chỉ định: Acid hyaluronic được kê đơn dùng cho bệnh nhân bị khô khớp mức độ trung bình đến nặng do bệnh lý thoái hóa khớp tiến triển.

Liều dùng: Đường tiêm: Tiêm 1 ống 2 – 2,5ml mỗi tuần, liên tục trong 5 tuần. Đường uống: được bác sĩ kê đơn chính xác cho từng bệnh nhân cụ thể.

Chống chỉ định: Người bị dị ứng, mẫn cảm với Acid hyaluronic; Phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú hoặc đang có các rối loạn trong cơ thể.

Tác dụng phụ: Các tác dụng phụ hay gặp như: đau chỗ tiêm, đau mỏi cơ, mệt mỏi toàn thân, xuất hiện phản ứng viêm tại chỗ,... Đây đều là những tác dụng phụ bình thường, đa phần chỉ xuất hiện ở lần tiêm đầu tiên và có thể tự biến mất sau 2 đến 3 ngày điều trị.

Trên đây là thông tin về các loại thuốc trị khô khớp gối. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh khi gặp tình trạng này cần thăm khám bác sĩ để được tư vấn và chỉ định dùng thuốc phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan