Đau đa khớp là gì?

Viêm đa khớp hay còn gọi là đau đa khớp được định nghĩa là tình trạng viêm khớp hoặc đau khớp ảnh hưởng đến năm khớp trở lên cùng một lúc. Tên gọi viêm đa khớp bắt nguồn từ Hy Lạp chỉ đơn giản mô tả số lượng khớp liên quan “poly” có nghĩa là nhiều. Do đó, nó có thể được sử dụng để mô tả bất kỳ điều kiện nào, vĩnh viễn hoặc thoáng qua, trong đó hơn năm khớp bị ảnh hưởng.

1. Triệu chứng đau đa khớp

Các triệu chứng của viêm đa khớp có thể tương tự như các triệu chứng của bệnh Viêm khớp dạng thấp: đau, sưng, cứng khớp.. Chúng có thể phát triển trong cơ thể trong khoảng thời gian nhiều tháng, hoặc có thể khởi phát đột ngột. Các triệu chứng bao gồm:

  • Đau
  • Sưng nóng, đỏ da
  • Cứng khớp buổi sáng, đau khi vận động và cả khi nghỉ ngơi
  • Giảm tầm vận động khớp
  • Mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng
  • Thân nhiệt cao ( 380C) hoặc hơn
  • Đổ mồ hôi
  • Chán ăn
  • Sụt cân

2. Nguyên nhân gây đau đa khớp

Viêm đa khớp thường do rối loạn tự miễn dịch gây ra, trong đó hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các tế bào và mô của chính cơ thể. Nguyên nhân của bệnh tự miễn chưa được hiểu rõ nhưng được cho là có liên quan chặt chẽ với di truyền và môi trường.

Bệnh tự miễn có xu hướng kích hoạt phản ứng toàn cơ thể (là bệnh toàn thân với vô số triệu chứng), thường không xuất hiện riêng lẻ như với bệnh đau xương khớp. Một loạt các triệu chứng quan trọng khác

Viêm đa khớp có thể có huyết thanh dương tính hoặc âm tính:

  • Phản ứng dương tính: Điều này nghĩa là người đó có các tự kháng thể trong máu có thể tấn công tế bào viêm của cơ thể như: vi khuẩn hoặc virus, vì vậy có nhiều nguy cơ bị viêm đa khớp.
  • Phản ứng âm tính: Điều này chỉ ra rằng những tự kháng thể này không hiện diện trong máu. Đôi khi, viêm đa khớp là được gây ra bởi một nhiễm trùng hoặc bệnh trước đó và nó có thể đi kèm với bệnh khác. Nên thường khó chẩn đoán.
Bệnh đau đa khớp thường  do tình trạng rối loạn tự miễn dịch gây ra
Bệnh đau đa khớp thường do tình trạng rối loạn tự miễn dịch gây ra

3. Yếu tố nguy cơ gây đau đa khớp

Hiện nay yếu tố nguy cơ gây đau đa khớp gồm 2 loại: có thể thay đổi được và không thể thay đổi.

3.1 Yếu tố có thể thay đổi

  • Lối sống: Hút thuốc, rượu, cà phê làm nặng thêm tình trạng viêm đa khớp. Thậm chí một trẻ em tiếp xúc sớm với hút thuốc lá bị động ( có bố mẹ hút thuốc lá) thì cũng có nguy cơ mắc Viêm đa khớp sau này.
  • Thừa cân, béo phì

3.2 Yếu tố không thay đổi được

  • Tuổi
  • Giới tính: nữ nhiều hơn nam
  • Di truyền: một số gen làm tăng nguy cơ bị viêm đa khớp.

4. Phân loại viêm đa khớp

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), hàng năm có khoảng 54,4 triệu người lớn được chẩn đoán các dạng viêm khớp: Đau cơ xơ hoá, viêm khớp do gout, viêm khớp Lupus trong 2013 – 2015.

4.1 Có nhiều dạng Viêm đa khớp

Đau đa khớp xuất hiện ở các khớp nhỏ trước: khớp ngón tay, bàn ngón tay – ngón chân, đến các khớp lớn: gối, háng, cột sống. Đau các khớp có tính chất đối xứng.

Khi viêm đa khớp xuất hiện ở những người trẻ tuổi từ khi còn nhỏ đến cuối tuổi thiếu niên, được phân loại là viêm khớp vô căn thiếu niên hoặc JIA.

Triệu chứng: sưng, đau nhiều các khớp nhỏ và lớn: mắt cá chân, cổ tay, bàn tay, hông, gối, có thể ở cổ và khớp hàm.

Bệnh có thể cải thiện theo thời gian và đáp ứng điều trị tốt.

  • Viêm khớp Lupus

Ngoài các triệu chứng tại khớp giống các bệnh viêm đa khớp khác. Viêm khớp Lupus còn tác động đến da, thận, hệ thần kinh trung ương.

  • Viêm khớp Vảy nến

Viêm khớp vảy nến xuất hiện ở những người mắc bệnh vảy nến. Đôi khi triệu chứng viêm khớp xuất hiện trước. Các triệu chứng cần chú ý: ban đỏ, có vảy, ngón tay, ngón chân sưng to chỉ một bên cơ thể.

Bệnh tự miễn khác liên quan đến viêm đa khớp gồm:

5. Một số bệnh đi kèm với viêm đa khớp

Các triệu chứng ban đầu của viêm đa khớp có thể không rõ ràng, người bệnh có thể gặp bác sĩ để trình bày những triệu chứng bất thường để được tư vấn. Ví dụ: Viêm đa khớp giai đoạn sớm có thể khiến người bệnh cảm thấy rất mệt mỏi hoặc có các triệu chứng giống như cảm cúm.

Một số bệnh có thể đi kèm với viêm đa khớp hoặc dấu hiệu bất thường khác:

  • Chứng co cứng Dupuytren

Do quá sản bao cân gan tay, những các mô liên kết bị co thắt và xuất hiện các nốt. Các ngón tay bị bó chặt đến nỗi khó duỗi, nhất là những ngón tay 4 – 5, đôi khi có tăng cảm giác đau.

  • Đau cơ xơ hoá

Bệnh ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, gây đau nhiều và mệt mỏi.

  • Haemochromatosis

Haemochromatosis là một rối loạn di truyền đặc trưng bởi sự tích tụ sắt quá nhiều (Fe) dẫn đến tổn thương mô. Sự tích tụ có thể dẫn đến xuất hiện viêm đa khớp.

  • Bệnh viêm ruột (IBD)

Bệnh viêm ruột như viêm loét đại tràng và bệnh Crohn, gây viêm ruột non và ruột già.

  • Bệnh Raynaud

Bệnh Raynaud được biểu hiện bằng việc lưu thông máu kém ở bàn tay và bàn chân. Các ngón tay đôi khi có màu trắng ở đầu ngón, hoặc đỏ hoặc tím.

Bệnh đau đa khớp thường xuất hiện kèm bệnh Raynaud
Bệnh đau đa khớp thường xuất hiện kèm bệnh Raynaud

6. Chẩn đoán đau đa khớp

Đau đa khớp có thể khó chẩn đoán vì có nhiều dạng khác nhau. Lúc này bác sĩ tiến hành nhiều xét nghiệm để xác định bệnh.

Nếu có một hoặc nhiều triệu chứng sau, hãy đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ:

  • Cứng khớp buổi sáng kéo dài > 30 phút
  • Sưng, nóng, đỏ, đau khớp, hoạt động sinh hoạt khó khăn.
  • Bất kỳ triệu chứng nào ở trên kéo dài từ 3 ngày trở lên hoặc đau, sưng tái phát trong thời gian ngắn.

Các xét nghiệm giúp chẩn đoán đau đa khớp:

  • Công thức máu để tìm dấu hiệu viêm: Tốc độ lắng máu (VS), Protein phản ứng C ( CRP). Tìm yếu tố dạng thấp (RF), anti CCP.
  • X-Quang, Siêu âm, MRI.
  • Chọc dịch khớp ( nếu có viêm đa khớp đầu gối)

Hiện nay phương pháp điều trị viêm đa khớp thường giống như đối với các bệnh tự miễn dịch. Bệnh viêm đa khớp tuy chưa thể chữa khỏi nhưng có thể điều trị bằng thuốc và các không dùng thuốc như: chế độ ăn uống, luyện tập và thay đổi lối sống.

  • Giảm đau: Acetaminophen, NSAIDS: Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac giúp giảm đau và cứng khớp.
  • Thuốc kinh điển (DMARDs): có tác dụng giảm đau dài hơn, làm chậm quá trình tiến triển bệnh. Methotrexate được sử dụng phổ biến có thể làm giảm tổn thương khớp do viêm đa khớp.
  • Thuốc sinh học: Làm chậm sự tiến triển của bệnh Viêm đa khớp: Remicade (Infliximab), Embrel (Etanercept).
  • Thuốc steroid: uống hoặc tiêm tĩnh mạch tác dụng giảm viêm và kiểm soát cơn đau. Steroid chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn vì nhiều tác dụng phụ khi sử dụng kéo dài.

Ngoài ra còn có phương pháp không dùng thuốc như:

  • Vật lý trị liệu
  • Tập luyện: bơi lội, đi bộ, đi xe đạp.
  • Châm cứu
  • Xoa bóp bấm huyệt
  • Chườm nóng hoặc chườm đá

Điều trị viêm đa khớp trước khi tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và gây tổn thương khớp vĩnh viễn. Trong một số trường hợp hiếm gặp, viêm đa khớp có thể gây sẹo ở phổi, khô mắt, phát ban trên da và viêm màng ngoài tim.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

671 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan