Thức dậy với cơn đau cổ và không thể quay đầu

Cứng cổ khi ngủ dậy có thể mang lại tâm trạng xấu và khiến các cử động đơn giản như quay đầu trở nên đau đớn. Trong hầu hết các trường hợp, đau cứng cổ sau khi ngủ dậy là do tư thế ngủ, loại gối bạn sử dụng hoặc các vấn đề về giấc ngủ khác.

1. Nguyên nhân đau cứng cổ sau khi ngủ dậy

Có rất nhiều nguyên nhân gây cứng cổ khi ngủ dậy. Điều này đến cả tư thế ngủ và loại gối bạn sử dụng đều có thể gây ra chứng cứng và đau cổ, đồng thời dẫn đến đau lưng và các cơn đau khác. Nghiên cứu cho thấy rằng, các vấn đề về giấc ngủ có thể là căn nguyên của 5% các trường hợp phát sinh cơn đau mãn tính. Nhiều yếu tố có thể kiểm soát được. Nghĩa là bạn có thể thực hiện một số thay đổi để giảm đau cổ cũng như các loại đau khác.

1.1. Tư thế ngủ

Mỗi người đều có tư thế ngủ ưa thích riêng. Nhưng nếu bạn nằm sấp, cổ có thể bị vẹo sang một bên trong nhiều giờ liền. Điều này làm căng cơ cổ và khiến bạn bị bị cứng cổ sau khi ngủ dậy.

Nằm sấp khi ngủ cũng tạo áp lực cho lưng, đặc biệt là nếu bạn ngủ trên nệm không phù hợp. Bụng có thể bị lún xuống giường, làm căng cột sống cũng như các cơ ở lưng.

1.2. Chiếc gối

Mỗi đêm, đầu và cổ của bạn dành nhiều giờ trên chiếc gối. Đây là lý do tại sao chọn đúng chiếc gối phù hợp là cách tốt nhất để có một chiếc cổ khỏe mạnh và không bị đau. Gối không nâng đỡ đầu và cổ đúng cách có thể gây căng cơ cổ và đau cổ.

Gối lông vũ hoặc cao su non (mút hoạt tính) có thể “nâng niu” đầu của bạn vào ban đêm, giúp cột sống và cổ được thư giãn thoải mái.

1.3. Cử động đột ngột

Các cử động đột ngột, chẳng hạn như nhanh chóng ngồi dậy hoặc vung tay chân trong giấc mơ, có thể làm căng cơ cổ. Trở mình nhiều trong khi đang ngủ hoặc chuẩn bị ngủ cũng tạo ra áp lực làm căng cổ.

Cử động đột ngột có thể bị cứng cổ sau khi ngủ dậy
Cử động đột ngột có thể bị cứng cổ sau khi ngủ dậy

1.4. Tiền sử chấn thương

Một số loại chấn thương, chẳng hạn như chấn thương cổ hoặc chấn thương thể thao, có thể không gây đau ngay từ đầu. Nếu bị chấn thương liên quan đến cổ, bạn có thể ổn trong đêm đầu tiên, nhưng thức dậy vào sáng hôm sau với cảm giác rất đau và cứng cổ.

1.5. Các nguyên nhân khác gây cứng cổ khi ngủ dậy

Có những nguyên nhân khác cũng góp phần khiến bạn đau cứng cổ sau khi ngủ dậy. Trong một số trường hợp, bạn có thể bị đau cổ trong suốt cả ngày chứ không riêng buổi sáng. Một số nguyên nhân phổ biến của đau cổ bao gồm:

  • Sinh hoạt sai tư thế trong suốt ngày
  • Làm việc quá lâu trên máy tính hoặc xem tivi quá lâu mà không thay đổi tư thế
  • Viêm xương khớp ở một trong các khớp cột sống cổ
  • Chèn ép dây thần kinh do thoát vị đĩa đệm hoặc xương ở cổ bị chèn ép.

2. Các biện pháp khắc phục chứng đau cổ

Nếu bị đau cứng cổ không quay đầu được khi thức dậy, bạn có thể thử một số biện pháp khắc phục để giúp giảm bớt cơn đau. Không cần đi khám nếu chưa xuất hiện thêm các triệu chứng khác và chỉ mới bị đau cổ thời gian ngắn. Sau đây là một số cách tự chăm sóc cổ bạn có thể thử:

  • Chườm đá hoặc túi lạnh vào phần cổ bị đau, mỗi lần 20 phút có thể giúp giảm viêm ở cơ cổ.
  • Nếu bạn đã bị đau hơn một ngày, hãy chườm túi nhiệt lên vùng bị đau, mỗi lần 20 phút giúp làm dịu và thư giãn các cơ.
  • Thử dùng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen (Advil), naproxen (Aleve) hoặc acetaminophen (Tylenol).
  • Thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng, như đi bộ hoặc yoga, để giữ cho máu lưu thông đến cổ. Không nên nằm yên hoàn toàn dù đau cứng cổ không quay đầu được, bởi việc không cử động có thể khiến cơ bắp căng lên.
Chườm ấm có thể hỗ trợ điều trị cứng cổ
Chườm lạnh giúp hỗ trợ điều trị tình trạng cứng cổ khi ngủ dậy

3. Ngăn ngừa cứng cổ khi ngủ dậy

Để giúp ngăn ngừa đau cứng cổ sau khi ngủ dậy, bạn có thể thực hiện các bước để hỗ trợ cổ và giảm căng cơ cổ, bao gồm:

  • Nếu bạn thường nằm sấp khi ngủ, hãy thử ngủ nghiêng hoặc nằm ngửa.
  • Nếu bạn ngủ nghiêng, hãy thử kê một chiếc gối giữa hai chân (dùng gối ôm) để giữ cổ thẳng hàng với cột sống.
  • Khi ngủ nghiêng, đảm bảo gối không kê quá cao. Dù chỉ căng cơ nhẹ vào ban đêm cũng có thể gây đau nhức vào buổi sáng.
  • Thử sử dụng gối lông vũ, loại gối này có khả năng tương thích với hình dạng của cổ và đầu của bạn. Tốt nhất nên thay gối mỗi năm hoặc hai năm.
  • Gối được làm bằng cao su non cũng có thể phù hợp với đường nét của đầu và cổ, đồng thời nâng đỡ cổ tốt.
  • Tránh dùng gối quá cứng hoặc quá lún sâu để không uốn cong cơ cổ suốt đêm.
  • Nếu nệm của bạn bị lún ở giữa, hãy cân nhắc thay thế bằng một tấm nệm có độ cứng vừa phải có thể nâng đỡ lưng và cổ.
  • Trong ngày, cố gắng duy trì tư thế chuẩn khi đứng, đi và ngồi, đặc biệt là khi ở bàn làm việc hoặc sử dụng máy tính. Tránh gập vai và cúi cổ quá xa về phía trước.
  • Cố gắng giữ điện thoại ngang tầm mắt thay vì cúi cổ về phía trước để nhìn vào điện thoại.
  • Tránh kẹp điện thoại vào giữa tai và vai để khi thực hiện cuộc gọi.
  • Hoạt động thể chất có thể giúp tăng cường cơ bắp, bao gồm cả những cơ ở cổ. Luyện tập thể dục đều đặn cũng giúp cải thiện tư thế và giảm áp lực có thể gây cứng cơ.

Trên đây là những cách đơn giản có thể tự thực hiện tại nhà để giảm tình trạng bị cứng cổ sau khi ngủ dậy. Bạn có thể thực hiện ngay để hạn chế tình trạng đau và không ảnh hưởng đến sinh hoạt trong ngày. Tuy nhiên, nếu trường hợp đau cứng cổ kéo dài, và xuất hiện nhiều lần, lúc này bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra để nhằm loại bỏ nguyên nhân cơn đau đến từ yếu tố bệnh lý.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: patient.info - healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

21.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan