Vì sao bạn bị đau sau thay khớp háng?

Thay khớp háng toàn phần đã được chỉ định là phương pháp can thiệp phẫu thuật giúp cải thiện tình trạng đau và chức năng thể chất tốt nhất. Tuy nhiên một số bệnh nhân vẫn tiếp tục bị đau sau thay khớp háng. Việc đánh giá chính xác nguyên nhân gây đau là vô cùng khó khăn và cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác.

1. Tổng quan về tình trạng đau sau thay khớp háng

Tạo hình toàn bộ khớp háng là một trong những can thiệp thành công về mặt lâm sàng và hiệu quả về chi phí trong chăm sóc sức khỏe, với kết quả lâu dài trong việc giảm đau, cải thiện chức năng và chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân suy giảm chức năng khớp háng.

Tuy nhiên, bất chấp những phát triển vượt bậc trong kỹ thuật phẫu thuật và thiết kế cấy ghép khớp háng nhân tạo, một số bệnh nhân vẫn tiếp tục bị đau sau phẫu thuật. Kết quả từ một nghiên cho thấy 12,1% bệnh nhân từ 12–18 tháng sau phẫu thuật chỉnh hình khớp háng bị suy giảm đáng kể trong các hoạt động hàng ngày do những cơn đau khớp háng mãn tính.

Từ đó, sự xuất hiện của cơn đau sau khi phẫu thuật chỉnh hình khớp đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật là mối quan tâm của cả bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình và bệnh nhân. Đó là một trong những thách thức khó khăn nhất để bác sĩ phẫu thuật đánh giá và điều trị. Cụ thể những khó khăn trong theo dõi bệnh nhân sau thay khớp háng gây đau đớn là do tính chất không đồng nhất của bệnh. Đau liên quan đến bản thân phẫu thuật có thể liên quan đến việc cấy ghép, thay đổi xương và mô mềm hoặc chấn thương thần kinh. Tình hình phức tạp hơn khi bệnh sử, khám lâm sàng và chụp X quang đơn giản không xác định được nguồn gốc chính xác của cơn đau.

Chính vì thể, để xác định chính xác nguồn gốc của cơn đau, cần phải có một cách tiếp cận có hệ thống. Hơn nữa, các bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình còn phải đối mặt với nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả của bệnh nhân về lâu dài.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng đau sau thay khớp háng

Các yếu tố tiên lượng ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng, thuyên giảm, tái phát và thời gian đau sau khi phẫu thuật. Việc xác định các yếu tố tiên lượng ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị là điều cần thiết đối với bác sĩ lâm sàng và quan trọng đối với bệnh nhân trong quá trình ra quyết định thay khớp háng.

Bên cạnh đó, còn có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả của bệnh nhân, chẳng hạn như tình trạng và đặc điểm trước phẫu thuật của bệnh nhân, thời gian phẫu thuật, loại phẫu thuật, loại phục hình và thời gian nằm viện nhưng chỉ một vài trong số này dường như có mối tương quan với cơn đau sau thay khớp háng về lâu dài.

đau sau thay khớp háng
Có nhiều yếu tố khác nhau gây đau sau thay khớp háng

Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng đau sau thay khớp háng bao gồm:

  • Tuổi tác: Tuổi tác đã được xem xét như là yếu tố dự báo tiềm năng của cơn đau sau thay khớp háng. Cụ thể là những bệnh nhân trẻ tuổi thường bị đau nhiều hơn trong khi kết quả giảm đau tốt hơn ở những người cao tuổi. Điều này được lý giải là do so với những bệnh nhân trẻ tuổi, người cao tuổi ít đau có thể là do khả năng chịu đau cao hơn, nhu cầu thể chất thấp hơn đối với các hoạt động liên quan đến thể thao và tỷ lệ lo âu và trầm cảm cận lâm sàng thấp hơn.
  • Giới tính: Mối quan hệ giữa giới tính và nỗi đau không rõ ràng. Một số nghiên cứu báo cáo rằng phụ nữ ít bị đau sau phẫu thuật hơn nam giới trong khi không ít báo các khác lại cho kết quả ngược lại rằng phụ nữ bị đau nhiều hơn, cả trước phẫu thuật và sau phẫu thuật.
  • Các điểm số trước khi phẫu thuật: Nếu tình trạng chức năng trước phẫu thuật của bệnh nhân kém thì sẽ có nhiều khả năng bị đau và cần được hỗ trợ đi lại sau phẫu thuật cao hơn so với những bệnh nhân có tình trạng ban đầu tốt hơn. Mặt khác, những bệnh nhân có trình độ học vấn cao hơn cho biết mức độ đau sau thay khớp háng sẽ cải thiện tốt hơn so với trước can thiệp.
  • Sự mong đợi: Sự mong đợi hay sự kỳ vọng của bệnh nhân đối với kết quả sau phẫu thuật cho thấy mối liên quan không thống nhất đối với cảm giác đau sau thay khớp háng. Trong khi một số bệnh nhân rất mong đợi về kết quả được hứa hẹn cảm thấy đau đớn nhiều, một số khác lại thấy khả quan hơn.

3. Các nguyên nhân vì sao bạn bị đau sau thay khớp háng?

X-quang là phương pháp được sử dụng phổ biến để đánh giá tình trạng đau sau thay khớp háng và thường cho thấy những đặc điểm hữu ích trong việc chẩn đoán nguyên nhân. Do đó, bác sĩ phẫu thuật trực tiếp thường chụp X-quang theo dõi các nguyên nhân của cơn đau liên quan đến sự hiện diện trên hình ảnh học này.

Các nguyên nhân được tìm thấy trên X-quang:

  • Cấu trúc khớp lỏng lẻo: Các đặc điểm điển hình của tia X là tăng dần các đường gân, đứt gãy đường viên xương và di chuyển các thành phần, có thể có các khu vực tiêu xương hoặc thậm chí gãy xương. Đặc điểm đau là xuất hiện sau khi hoạt động, đau tăng lên khi hoạt động hoặc chịu sức nặng và thuyên giảm khi nghỉ ngơi, đau bắt đầu khi bắt đầu đi lại sau khi ngồi, đôi khi đau xuất hiện khi nghỉ ngơi và cả ban đêm.
  • Màng xương lỏng lẻo: Các đặc điểm điển hình của X-quang là hình thành xương mới trong màng xương và màng xương nhiều sao, đôi khi có sự ly giải khu trú của xương. Đặc điểm cơn đau là xuất hiện sau một khoảng thời gian sau phẫu thuật hoặc dai dẳng kể từ khi phẫu thuật liên quan đến nhiễm trùng khởi phát muộn hoặc sớm, thường xảy ra khi nghỉ ngơi và ban đêm.
  • Tiêu xương: Cơn đau xuất hiện khoảng thời gian không đau sau khi phẫu thuật, trong trường hợp mất xương nghiêm trọng, cơn đau có thể liên quan đến gãy xương sắp xảy ra ở bộ phận lớn hơn, ở xương chày hoặc ở trục xương đùi.
  • Vi chuyển động khớp: Ban đầu âm tính, sau đó các đường xơ cứng tiến triển thành các đường cản quang. Đau xuất hiện khi bắt đầu đi lại sau khi ngồi và trong khi hoạt động.
  • Hóa chất dị liên kết: Là sự hình thành bất thường của xương phiến trong các mô mềm dạng với đặc điểm thường là một cơn đau liên quan đến hoạt động.
  • Tái cấu trúc xương: Đây là cách thích ứng của thân xương đùi đối với khớp háng nhân tạo khi có sự thay đổi tải trọng, được biểu hiện bằng X quang như tiêu xương gần và phì đại xương xa.
Đau khớp háng
Đau khớp háng có thể được phát hiện thông qua phim chụp Xquang

Các nguyên nhân không tìm thấy trên X-quang:

  • Viêm bao hoạt dịch phản ứng: MRI khớp háng đã được đề xuất để đánh giá viêm bao hoạt dịch phản ứng và tiêu xương do các mảnh vụn hạt. Tiêu xương có thể được phát hiện trước khi xuất hiện rõ ràng trên X quang.
  • Tổn thương mạch bạch huyết vô trùng: Là một phản ứng tăng tiết khu trú và đáp ứng miễn dịch đối với các mảnh vụn kim loại. Tình trạng này có thể biểu hiện như đau háng hoặc tràn dịch vào các khối mô mềm. Mặt khác, khớp háng nhân tạo bằng kim loại cũng có thể gây đau do quá mẫn từ 1 đến 3 năm sau phẫu thuật thay khớp háng.
  • Viêm gân cơ psoas: Đau liên quan đến hoạt động, đau bắt đầu khi bắt đầu đi lại sau khi ngồi, khu trú ở bẹn hoặc mông.
  • Tổn thương cơ bụng: Chụp MRI một năm sau phẫu thuật, các bệnh nhân đã được phát hiện ra những tổn thương vào phần cơ xung quanh ở 50% bệnh nhân đau sau thay khớp háng.
  • Bệnh cột sống thắt lưng: Những bệnh nhân bị thoái hóa khớp háng nặng thường than phiền đau thắt lưng do cột sống chùng xuống bất thường và dáng đi loạng choạng tạo nên hội chứng cột sống hông. Cơn đau bắt đầu khi bắt đầu đi lại sau khi ngồi. Thoái hóa khớp nghiêm trọng, hẹp ống sống, thoái hóa đĩa đệm thắt lưng hoặc thoát vị đĩa đệm biểu hiện với các kiểu đau khác nhau liên quan đến giải phẫu, nhưng tất cả chúng đều có thể biểu hiện đau hông và phải được điều tra khi khám lâm sàng.
  • Tổn thương dây thần kinh: Các biến chứng thần kinh sau phẫu thuật thay khớp háng thường được ghi nhận ngay sau khi phẫu thuật nhưng khởi phát muộn vẫn có thể xảy ra ngay cả khi do các biến cố trong phẫu thuật. Tổn thương dây thần kinh có thể biểu hiện vài ngày sau khi phẫu thuật do áp lực trực tiếp hoặc hình thành khối máu tụ
  • Thoát vị đùi, bẹn, nghẹt: Có thể kèm theo đau bẹn. Trong trường hợp này, chẩn đoán phân biệt rất đơn giản với siêu âm túi thoát vị.

Tóm lại, mục đích của phẫu thuật thay khớp háng là làm cho bệnh nhân hài lòng, giảm đau cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống. Mặc dù có kết quả tối ưu, một số bệnh nhân có thể phải đối mặt với cơn đau sau thay khớp háng mới xuất hiện hoặc dai dẳng sau khi phẫu thuật. Mặc dù đã có những hiểu biết rõ hơn về sinh lý bệnh, một số trường hợp vẫn không thể tìm được nguyên nhân đau sau thay khớp háng. Việc xem xét tiền sử cẩn thận, khám sức khỏe và chụp X quang đơn giản là vô cùng cần thiết để tích cực tìm kiếm các tổn thương có thể hồi phục được.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan