Có thể điều trị liệt tay do thoái hoá được không?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Tôi bị thoái hoá đốt sống cổ vai gáy do tập thể thao không đúng cách. Các cơ đau nhức đã lan rộng ra bả vai rồi xuống cánh tay, giờ tay tôi đã bị liệt. Bác sĩ cho tôi hỏi có thể điều trị liệt tay do thoái hoá được không? Mong bác sĩ tư vấn giúp. Tôi xin cảm ơn.

Thao Dang (1986)

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa II Hoàng Thị Hiền - Bác sĩ Đa khoa - Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Có thể điều trị liệt tay do thoái hoá được không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Theo các biểu hiện bệnh bạn mô tả, Bác sĩ hướng tới bạn đang bị bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ khiến người bệnh đau nhức vùng cổ, vai, gáy. Bệnh nhân cũng có thể bị tê bì hoặc mất cảm giác bàn tay, cổ tay,... Đồng thời đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa xương đốt sống cổ ở độ tuổi trung niên. Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ còn được gọi là bệnh lý trượt đĩa đệm gây phát sinh nhiều biến chứng. Bệnh xảy ra do sự trồi lệch bao xơ nằm giữa các đĩa đệm và khiến lượng nhân nhầy thoát ra. Từ đó đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí bên trong đốt sống và chèn ép lên tủy sống. Nếu như đĩa đệm gây chèn ép lên các rễ thần kinh xung quanh sẽ không chỉ gây đau đớn cho người bệnh mà còn ảnh hưởng đến vận động tại cổ và các chi dưới của bệnh nhân. Không có nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ được xác định cụ thể. Tuy nhiên các chuyên gia xương khớp đã nhận định được những yếu tố khách quan, chủ quan thúc đẩy sự phát triển của bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, bao gồm:

  • Do thói quen lao động, sinh hoạt: Bệnh ảnh hưởng bởi thói quen làm việc, tư thế làm việc hoặc vận động sai lệch gây ra những cấu trúc bất hợp lý về hình thái đốt sống. Đặc biệt, bệnh có tỷ lệ xảy ra cao hơn với những người ngồi vẹo sang 1 bên, làm việc trước máy tính, ngủ ngồi trên bàn làm việc, khom lưng khi làm việc, học tập, thường xuyên cúi người,... những tư thế này ít nhiều gây ảnh hưởng đến chức năng đốt sống. Ngoài ra các bài tập thể dục sai tư thế cũng là một trong những tác nhân gây bệnh.
  • Do tuổi tác: Nam giới và nữ giới ở độ tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ càng lớn. Từ giai đoạn 40 – 50 tuổi, cấu trúc xương của mỗi người sẽ bắt đầu có dấu hiệu thoái hóa, đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Do xương khớp ở người cao tuổi thường bị lão hóa và kém đàn hồi, do đó xương khớp giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh về xương khớp hơn;
  • Do gặp phải chấn thương hay tai nạn: chấn thương hay tai nạn ảnh hưởng đến chức năng đốt sống cổ là những nguyên nhân khách quan không lường trước. Ngoài ra việc điều trị bệnh xương khớp không triệt để cũng làm tăng khả năng thoát vị đĩa đệm nói chung. Những chấn thương này tạo ra những áp lực làm sai lệch một phần cột sống, từ đó ảnh hưởng đến lượng chất nhầy trong đĩa đệm gây chèn ép hệ thống dây thần kinh liên quan.
  • Nguyên nhân do di truyền: Một số nghiên cứu di nhận những người mắc bệnh xương khớp có cùng một gen trội gây bệnh trong khi trưởng thành. Vì vậy, trong gia đình nếu như có người thân bị mắc các bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ thì thể hệ con cháu cũng có khả năng bị di truyền bệnh lý này.

Hậu quả nguy hiểm nhất của các căn bệnh xương khớp nói chung là bệnh nhân có thể mất dần khả năng vận động. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị đúng lúc, những biến chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng xảy ra là:

  • Ảnh hưởng đến chi: Khi lớp nhân nhầy đĩa đệm thoát ra nhiều sẽ gây chèn ép rễ thần kinh dẫn đến tê tay, các chi không nhận đủ máu và dinh dưỡng khiến chức năng suy yếu.
  • Gây thiểu năng tuần hoàn não: Triệu chứng chèn ép và sai lệch cột sống khiến hệ thần kinh thực vật rối loạn, người bệnh có thể bị mất thăng bằng, tuần hoàn máu lên não kém gây rối loạn tiền đình...
  • Teo chi: Bệnh nhân có thể bị dị cảm, rối loạn cảm giác ở hai tay hay thậm chí bệnh nhân có thể cảm thấy một hoặc hai tay của mình teo đi.
  • Bại liệt: Biến chứng thoát vị đĩa đệm lớn nhất và nguy hiểm nhất có thể gây ra bại liệt hai cánh tay thậm chí cả thân trên và tàn phế suốt đời.

Bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ cần được điều trị can thiệp từ ban đầu, bởi nếu tiến triển sang giai đoạn mãn tính thì bệnh khó chữa trị dứt điểm. Theo cơ chế sinh học, đĩa đệm sau khi thoát vị không thể phục hồi lại trạng thái ban đầu, kể cả can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên bệnh nhân vẫn đạt được tỷ lệ hồi phục đến 80-90% trong trường hợp tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.

Có hai phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ chính là điều trị nội khoa và ngoại khoa, kết hợp với phương pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng. Trong đó việc lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc kết quả thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng và mức độ cụ thể ở người bệnh. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp phẫu thuật. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là phương án cuối cùng được thực hiện khi điều trị nội khoa không mang lại kết quả.

Trường hợp của bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất có chuyên khoa cơ xương khớp để được các Bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chỉ định chụp MRI cột sống cổ, từ đó bạn sẽ được chẩn đoán và có hướng điều trị cụ thể.

Nếu bạn còn thắc mắc về việc điều trị liệt tay, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

303 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • tủy cổ do thoái hóa
    Bệnh lý tủy cổ do thoái hóa - Những điều cần biết

    Bệnh lý tủy cổ do thoái hóa gặp nhiều ở người lớn tuổi (thường trên 55 tuổi), đặc trưng bởi sự chèn ép tủy cổ do các gai xương, thoát vị đĩa đệm, phì đại dây chằng vàng. Bệnh diễn ...

    Đọc thêm
  • Epecore
    Công dụng thuốc Epecore

    Thuốc Epecore thuộc nhóm thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ. Thuốc có thành phần chính là Eperison được bào chế ở dạng viên nén bao phim. Thuốc Epecore được chỉ định trong điều trị liệt cứng của bệnh ...

    Đọc thêm
  • Detracyl 500mg
    Công dụng thuốc Detracyl 500mg

    Thuốc Detracyl 500mg thường được dùng chủ yếu để điều trị các cơn đau co thắt do thoái hoá cột sống hoặc các tình trạng rối loạn tư thế cột sống khác,... Trong suốt quá trình điều trị bằng thuốc ...

    Đọc thêm
  • Trắc nghiệm: Bạn biết gì về bệnh đau cổ vai gáy?

    Đau cổ vai gáy là tình trạng cơ vùng vai gáy co cứng gây đau, kèm theo các hạn chế vận động khi quay cổ hoặc quay đầu. Bệnh thường xuất hiện vào buổi sáng và có liên quan chặt ...

    Đọc thêm
  • philmysolax
    Công dụng thuốc Philmysolax

    Thuốc Philmysolax có thành phần chính là Eperison Hydrochloride 50mg, bào chế dạng viên nén bao đường. Người bệnh sử dụng thuốc Philmysolax thường gặp phải một số tác dụng không mong muốn, do đó cần phải thận trọng.

    Đọc thêm