Cách trị nghẹt mũi khi ngủ

Nghẹt mũi khi ngủ là tình trạng thường gặp ở nhiều người. Bệnh không quá nghiêm trọng nhưng nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây khó chịu và ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày. Nhiều phương pháp điều trị nghẹt mũi khi ngủ bằng tự nhiên hoặc thuốc có tác dụng cải thiện bệnh đơn giản.

1. Nghẹt mũi là gì?

Nghẹt mũi là dấu hiệu thường gặp của bệnh dị ứng, khi hệ hô hấp tiếp xúc với những tác nhân gây kích ứng. Điều này có nghĩa là niêm mạc mũi và xoang bị kích ứng dẫn đến tăng tiết chất nhờn đào thải chất gây dị ứng. Kết quả khi dịch mũi tiết quá nhiều dẫn đến nghẹt mũi, cản trở sự lưu thông khí của đường hô hấp.

Nghẹt mũi có thể tự khỏi hoặc diễn biến nặng, tái phát nhiều lần tùy vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Dấu hiệu này tuy thường không quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt. Việc áp dụng những cách trị nghẹt mũi khi ngủ dưới đây giúp loại bỏ nhanh chóng chứng nghẹt mũi.

2. Nguyên nhân bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ

Nhiều người thường nghĩ rằng nguyên nhân gây ra tình trạng bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ là do chất nhầy tích tụ trong đường mũi gây tắc nghẽn. Tuy nhiên, thực tế, nguyên nhân chính của tình trạng này là do các mạch máu trong mũi bị ứ tắc và viêm.

Khi chúng ta nằm nghỉ hoặc ngủ thì huyết áp sẽ thay đổi. Đồng thời, lưu lượng máu ở phần thân trên của cơ thể cũng tăng lên, bao gồm ở vị trí đầu và đường mũi. Tình trạng này có thể làm cho tình trạng viêm ở các mạch máu trong mũi diễn biến nghiêm trọng hơn.

Tư thế nằm cũng có thể là nguyên nhân khiến cho việc loại bỏ chất nhầy ra khỏi mũi và các hốc xoang khó khăn hơn. Tình trạng tắc nghẽn sẽ đỡ dần sau 1-2 giờ khi bạn thức dậy. Nguyên nhân là do chất nhầy có thể chảy được ra ngoài hoặc xuống cổ họng.

trị nghẹt mũi khi ngủ
Chất nhầy tích tụ trong đường mũi khiến bạn bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ

3. Cách trị nghẹt mũi khi ngủ tại nhà

3.1. Trị nghẹt mũi khi ngủ bằng liệu pháp massage

Massage là cách trị nghẹt mũi khi ngủ đơn giản, an toàn nhưng hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay khi dấu hiệu nghẹt mũi xuất hiện. Các vị trí bạn cần massage bao gồm:

  • Điểm giữa hai cung lông mày

Massage nhẹ nhàng bằng ngón tay ở vị trí giữa hai cung lông mày trong khoảng 1 phút, áp lực trong xoang trán sẽ được điều chỉnh và chứng nghẹt mũi khi nằm cũng được cải thiện. Cách này cũng áp dụng được khi bạn gặp tình trạng khô niêm mạc mũi.

  • Hai bên cánh mũi

Khi bị nghẹt mũi khi ngủ, hãy xoa tròn nhẹ nhàng hai bên cánh mũi từ 1 - 3 phút. Cách trị nghẹt mũi khi ngủ này có tác dụng khai thông đường hô hấp, bạn sẽ hỉ dịch mũi ra dễ dàng hơn và chứng nghẹt mũi khó chịu cũng vì thế mà được giảm dần.

  • Điểm giữa mũi và môi

Khi bị nghẹt mũi khi ngủ bạn có thể thực hiện massage nhẹ nhàng tại vị trí điểm giữa môi và mũi từ 2 - 3 phút. Việc massage sẽ có tác dụng giảm sưng mao mạch trong mũi hiệu quả. Khi đó, đường thở sẽ trở nên thông thoáng hơn và tình trạng nghẹt mũi cũng dần biến mất.

Chú ý: Tất cả các phương pháp massage kể trên chỉ mang tính chất hỗ trợ. Tình trạng sức khỏe có thể cải thiện trong các trường hợp nhẹ hoặc nghẹt mũi nguyên nhân không phải do các tác nhân vi khuẩn, virus,...

3.2. Trị nghẹt mũi khi ngủ với nước muối sinh lý

Cách trị nghẹt mũi khi ngủ tại nhà với nước muối sinh lý được rất nhiều người áp dụng và có hiệu quả nhanh chóng. Nước muối sinh lý có khả năng kháng khuẩn, đồng thời, có tác dụng làm sạch tốt. Từ đó, nó có vai trò giúp tăng độ ẩm trong xoang mũi và làm loãng dịch nhầy. Khi rửa mũi sẽ làm các mao mạch trong xoang mũi được xoa dịu và giảm tình trạng sưng nề.

Bạn có thể mua nước muối sinh lý nhỏ mũi tại các hiệu thuốc và sử dụng rửa mũi hàng ngày trước khi đi ngủ nếu thường xuyên bị nghẹt mũi.

Tuy nhiên, với phương pháp này thì bạn cần được thực hiện đúng quy trình kỹ thuật để tránh gây ra những vấn đề sức khỏe khác như nhiễm khuẩn ngược dòng hay viêm các xoang khác. Bạn nên thực hiện rửa mũi bằng nước muối sinh lý tại bệnh viện theo chỉ định của bác sĩ và được các kỹ thuật viên nhiều kinh nghiệm thực hiện để đảm bảo hiệu quả.

3.3. Cách trị nghẹt mũi bằng tắm nước ấm

Một cách trị nghẹt mũi cấp tốc tại nhà rất đơn giản mà có thể thực hiện hàng ngày là tắm nước ấm. Cơ chế của việc tắm nước ấm trong trị nghẹt mũi khá đơn giản bởi: Việc hít thở hơi nước ấm trong khi tắm giúp lượng dịch nhầy trong xoang mũi lỏng ra và giảm tình trạng viêm. Do đó, nếu bạn đang bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ hoặc nghẹt mũi chảy nước mũi, bạn nên tắm nước ấm dưới vòi sen hoặc ngâm mình trong bồn tắm với nước ấm.

trị nghẹt mũi khi ngủ
Trị nghẹt mũi khi ngủ bằng nước ấm có thể cải thiện tình trạng nghẹt mũi của bạn

3.4. Cách trị nghẹt mũi khi ngủ bằng phương pháp xông hơi

Đây là cách trị nghẹt mũi khi ngủ dân gian khá hiệu quả, bạn thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị: chậu nước nhỏ đựng đầy nước nóng, có thể thêm vài giọt tinh dầu xả hoặc tinh dầu oải hương để tăng hiệu quả xông hơi.
  • Dùng tấm chăn hoặc khăn to trùm kín đầu để hơi nước bốc lên mặt, tránh để mặt và mũi quá sát nước tránh hơi nước nóng gây phỏng da.

Cách làm này bạn cũng có thể áp dụng từ 2 - 3 lần/tuần nếu bạn đang gặp tình trạng viêm mũi kéo dài và chứng nghẹt mũi khi ngủ thường xuyên xuất hiện.

Việc thực hiện biện pháp này thường xuyên sẽ có tác dụng làm tình trạng nghẹt mũi sẽ nhanh chóng biến mất.

3.5. Trị nghẹt mũi khi ngủ bằng ly trà gừng

Một ly trà gừng kèm với mật ong nóng là cách trị nghẹt mũi khi ngủ đơn giản nhưng hiệu quả, đặc biệt với người bị nghẹt mũi do cảm lạnh. Cách pha chế trà gừng như sau:

  • Rửa sạch gừng tươi, cạo sạch vỏ và thái thành từng mỏng, cho vào cốc nước nóng.
  • Đợi trong khoảng 15 phút đến khi nước trong cốc chuyển sang màu vàng của gừng.
  • Thêm 2 thìa cà phê mật ong vào và khuấy đều rồi thưởng thức.

Tuy nhiên, nếu bạn đang mắc những bệnh lý về tiêu hóa như viêm loét dạ dày- tá tràng, trào ngược dạ dày thì cần chú ý hơn khi sử dụng gừng.

3.6. Sử dụng máy tạo độ ẩm khi đi ngủ

Việc sử dụng máy tạo độ ẩm có tác dụng điều chỉnh độ ẩm trong không khí về mức hợp lý nhất để đem lại những lợi ích cho hệ hô hấp như:

  • Làm dịu các mô bị kích thích, các mạch máu đang bị sưng trong mũi và các xoang
  • Làm loãng chất nhầy trong xoang mũi để dịch nhầy thoát ra ngoài dễ dàng hơn
  • Hỗ trợ hoạt động thông khí bình thường của khoang mũi

Bạn có thể cho thêm một số loại tinh dầu như tinh dầu oải hương, tinh dầu xả, tinh dầu bạc hà, dầu khuynh diệp vào máy để khuếch tán vào không khí, từ đó, tăng tác dụng. Phương pháp này vừa có tác dụng trị nghẹt mũi khi ngủ vừa có tác dụng giúp bạn thư giãn sau ngày làm việc mệt mỏi.

3.7. Cách trị nghẹt mũi bằng tỏi

Với lượng allicin và scordinin cao trong thành phần, tỏi thường xuyên được sử dụng với tác dụng trị các bệnh về đường hô hấp và loại bỏ triệu để tình trạng nghẹt mũi, khó thở. Một số cách chữa nghẹt mũi với nguyên liệu là tỏi mà bạn có thể tham khảo gồm:

  • Tỏi và mật ong: Bạn chuẩn bị 2 nhánh tỏi tươi, giã nát rồi trộn thêm 2 thìa mật ong và dùng trực tiếp.
  • Chế biến món ăn với tỏi: một số món ăn với tỏi như rau xào tỏi, tôm tươi hấp tỏi, cánh gà nướng bơ tỏi... vừa có tác dụng trị nghẹt mũi, đồng thời, là những món ăn ngon có giá trị dinh dưỡng cao.
trị nghẹt mũi khi ngủ
Bạn có thể trị nghẹt mũi khi ngủ bằng cách sử dụng tỏi

4. Cách trị nghẹt mũi khi ngủ bằng thuốc

Với trường hợp nghẹt mũi nguyên nhân do kích ứng hoặc bệnh lý viêm đường hô hấp trên, viêm mũi, những cách trị đơn giản trên sẽ có hiệu quả. Tuy nhiên, với trường hợp bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ kéo dài, tái phát nhiều lần ảnh hưởng đến giấc ngủ và hoạt động hít thở, đặc biệt là ở người có cơ địa hô hấp nhạy cảm thì cần dùng đến thuốc điều trị.

Đa phần thuốc trị nghẹt mũi đều là thuốc không kê đơn, bạn có thể sử dụng khi bị nghẹt mũi nói chung và nghẹt mũi khi ngủ nói riêng theo chỉ định của bác sĩ.

Khi đã áp dụng các biện pháp điều trị như đã kể trên nhưng tình trạng nghẹt mũi khi ngủ của bạn không thuyên giảm hoặc thường xuyên tái phát, bạn cần đi khám và điều trị bệnh sớm. Tình trạng nhiễm trùng có thể đã trở nên nghiêm trọng, không đáp ứng thuốc điều trị và có thể cần dùng thêm những loại kháng sinh có kê đơn.

Please dial HOTLINE for more information or register for an appointment HERE. Download MyVinmec app to make appointments faster and to manage your bookings easily.

This article is written for readers from Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

186K

Relating articles
  • Reduflu
    Uses of Reduflu-N

    Reduflu-N medicine is used in the treatment of symptoms of colds and flu such as: Fever, aches and pains with cough, stuffy nose... Let's refer to some information about Reduflu-N in the article below to help you know. appropriate medication ...

    Readmore
  • Đau bụng dưới phần ngực
    Can colon polyps be removed without anesthesia?

    I went for a colonoscopy and there was a small colon polyp at the angle of the liver. Doctors recommend cutting early the better. I want to go for surgery but because I have sinus problems or have difficulty breathing, ...

    Readmore
  • Zephrex-D
    Zephrex-D: Uses, indications and precautions when using

    The common cold and seasonal flu often present with nasal congestion and sinus pain. Besides treating the cause, patients can temporarily relieve the above symptoms with Pseudoephedrine with the drug product Zephrex-D.

    Readmore
  • Panacopha
    Uses of Panacopha

    Panacopha has the main ingredients Paracetamol 325 mg, Thiamin nitrate 9mg and Chlorpheniramine meleat 2mg. Before using Panacopha, patients should consult a doctor or pharmacist. The following is some information to help better understand what Panacopha does?

    Readmore
  • Đau đỉnh mũi
    Is pain at the tip of the bridge of the nose serious?

    Hello doctor, the doctor told me that in the morning I have pain at the top of the nose, in the afternoon the pain decreases until the evening, the pain is gone. I have had it for 4 days now, ...

    Readmore