Acetylcystein có thay thế cho thuốc Bromhexin được không?

Hỏi

Chào dược sĩ. Dược sĩ cho tôi hỏi Acetylcystein có thay thế cho thuốc Bromhexin được không? Nếu được dược sĩ giải thích tại sao giúp tôi được không? Tôi xin cảm ơn.

Mai Văn Dương (1985)

Trả lời

Chào bạn! Với câu hỏi: “Acetylcystein có thay thế cho thuốc Bromhexin được không?” của bạn, dược sĩ xin được tư vấn như sau:

Bromhexin là thuốc có tác dụng long đờm theo cơ chế làm loãng đờm bằng cách phá vỡ các sợi acid mucopolysaccharide nên thuốc làm đờm lỏng hơn và ít quánh hơn. Do đó, tạo điều kiện cho việc khạc đờm dễ dàng. Thuốc được dùng trong chỉ định rối loạn tiết dịch phế quản, nhất là trong viêm phế quản

cấp tính, đợt cấp tính của viêm phế quản mạn tính. Thuốc Bromhexin thường được dùng như một chất bổ trợ với kháng sinh, khi bị nhiễm khuẩn nặng đường hô hấp.

Bromhexin cần thận trọng cho một số đối tượng như: loét dạ dày tá tràng tiến triển, người nằm lâu ngày nguy cơ ứ đọng đờm đường hô hấp, người bệnh hen, người cao tuổi hoặc suy nhược quá yếu khó có khả năng khạc đờm, thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú hoặc bé l tuổi; 2 tuổi.

Acetylcystein là thuốc long đờm cũng theo cơ chế loãng đờm, nhưng khác với bromhexin, acetylcystein cắt các cầu các liên kết disulfide trong mucoprotein (thành phần của chất nhầy) nên làm giảm độ quánh của chất nhầy.

Ngoài ra, thuốc Acetylcystein còn có tác dụng bảo vệ gan đặc biệt trong ngộ độc gan do paracetamol, và làm giảm độc tính trên thận do thuốc cản quang. Và Acetylcystein còn được dùng cho các trường hợp đặc biệt như bệnh nhân gây mê có tình trạng dịch tiết đặc biệt bất thường, bệnh nhân xẹp phổi, mở thông khí quản, các bệnh đường hô hấp mạn tính...

Acetylcystein cũng cần thận trọng khi dùng cho bệnh nhân loét dạ dày tiến triển, bệnh nhân hen, phụ nữ có thai và cho con bú, thuốc có tiết qua sữa mẹ, và thận trọng dùng cho bé l tuổi; 2 tuổi. Tuy nhiên, ở phụ nữ có thai bị quá liều paracetamol được chỉ định dùng acetylcystein.

Vì vậy, tùy theo chỉ định và đối tượng dùng khác nhau, Acetylcystein có thể thay thế cho Bromhexin hoặc không. Nếu chỉ với chỉ định loãng đờm trong bệnh viêm đường hô hấp thông thường, hai thuốc cùng có tác dụng loãng đờm tạo điều kiện bật đờm ra ngoài.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến thống Y tế Vinmec . Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Được giải đáp bởi Dược sĩ, Thạc sĩ Phạm Thị Kim Dung - Dược sĩ - Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

15.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Công dụng thuốc Babysolvan
    Công dụng thuốc Babysolvan

    Thuốc Babysolvan là một loại thuốc long đờm có tác dụng làm loãng đờm, giúp cho đờm bớt đặc quánh và dễ tống ra ngoài hơn thông qua phản xạ ho hay khạc đờm. Thuốc thường được được chỉ định ...

    Đọc thêm
  • Passedyl
    Công dụng thuốc Passedyl

    Thuốc Passedyl có chứa hoạt chất chính: Natri benzoate và Sulfogaiacol K thuộc nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp. Tham khảo thông tin về thành phần, công dụng, liều dùng để có cách sử dụng thuốc hiệu quả.

    Đọc thêm
  • Vinacode
    Công dụng thuốc Vinacode

    Thuốc Vinacode là một loại thuốc thường được sử dụng kết hợp với thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phế quản cấp và mạn tính. Vậy thuốc Vinacode là thuốc gì và cách sử dụng loại thuốc này như ...

    Đọc thêm
  • thuốc Asafetida
    Công dụng thuốc Asafetida

    Thuốc Asafetida là nhựa từ 1 loài thực vật bản địa ở miền đông Iran và miền tây Afghanistan. Thuốc được sử dụng để long đờm, trị ho, trị giun sán,... Cùng tìm hiểu về thuốc Asafetida qua bài viết ...

    Đọc thêm
  • atunsyrup
    Công dụng thuốc Atunsyrup

    Atunsyrup được bào chế dưới dạng siro giảm ho dùng được cho cả trẻ em và người lớn. Vậy thuốc Atunsyrup nên được sử dụng như thế nào để có được hiệu quả tốt nhất trong việc điều trị bệnh?

    Đọc thêm