Không gập được cổ chân và ngón chân sau tai nạn gãy chân trái có phải tổn thương thần kinh không và phải làm thế nào?

Hỏi

Chào bác sĩ! Em năm nay 25 tuổi và cách đây không lâu em bị tai nạn xe máy gãy chân trái cấp độ III, có vết thương hở phải đóng đinh cố định ngoại vi. Đến bây giờ cũng được 4 tháng rưỡi rồi, vết thương hở đã lành nhưng xương vẫn chưa lành và điều làm em lo lắng nhất là em chỉ gập được cổ chân và ngón chân xuống chứ không ngửa và duỗi được ngón chân lên, không thể điều khiển được. Bác sĩ cho em hỏi, không gập được cổ chân và ngón chân sau tai nạn gãy chân trái có phải tổn thương thần kinh không và phải làm thế nào ạ? Em xin chân thành cảm ơn bác sĩ ạ!

Mai (1995)

Trả lời

Chào em, bác sĩ xin được giải đáp câu hỏi: “Không gập được cổ chân và ngón chân sau tai nạn gãy chân trái có phải tổn thương thần kinh không và phải làm thế nào?” như sau:

Hiện tại bác sĩ rất muốn biết tổn thương cụ thể của em như thế nào: Em bị gãy xương nào? Tình trạng gãy có phức tạp hay không? Có tổn thương phần mềm (gân, cơ, dây chằng, mạch máu, thần kinh...) kèm theo không? Xương đã có biểu hiện liền xương chưa, có kèm rối loạn tuần hoàn chân bên dưới vùng tổn thương, yếu cơ, teo cơ, cứng khớp, việc tập luyện trong thời gian qua như thế nào?... Tùy theo vấn đề được phát hiện từ đó bác sĩ mới chỉ định cho em phương pháp điều trị cụ thể, toàn diện được. Vì vậy trước hết em nên đi khám lại với bác sĩ chấn thương để được kiểm tra lại vùng xương gãy, sau đó sẽ thăm khám với bác sĩ Phục hồi chức năng để được tư vấn điều trị tập luyện.

Em có thể đến cơ sở y tế gần nhất hoặc Bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn kỹ hơn. Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Được giải đáp bởi Bác sĩ Khoa Ngoại Tổng hợp & Gây mê, Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

493 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Bệnh nhược cơ
    Nhược cơ ở phụ nữ có thai và nhược cơ trẻ em

    Bệnh nhược cơ là một bệnh thần kinh-cơ tự miễn gây ra yếu cơ dao động ở mắt, hành não, và chân tay và có thể, trong 15% trường hợp, gây cơn nhược cơ, một cấp cứu thần kinh đặc ...

    Đọc thêm
  • bệnh nhược cơ
    Bệnh nhược cơ: Biến chứng nguy hiểm và cách điều trị

    Nhược cơ là bệnh thần kinh cơ liên quan đến sự tự miễn dịch. Phương pháp điều trị hiện vẫn chỉ là điều trị triệu chứng, ức chế sự tiến triển của bệnh chứ không thể chữa được tận gốc ...

    Đọc thêm
  • sinova 500
    Công dụng thuốc Sinova 500 và 750

    Sinova thuộc nhóm thuốc có tác dụng giảm đau và hạ sốt, trong thành phần của thuốc không có chứa steroid. Thuốc Sinova được điều chế ở nhiều dạng (thuốc cốm, viên nang) với thành phần chính là Glucosamine sulfate ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Am Dexcotyl
    Công dụng thuốc Am Dexcotyl

    Am Dexcotyl là một trong những sản phẩm nổi bật thuộc nhóm giãn cơ và tăng trương lực, thường được sử dụng trong điều trị hỗ trợ những cơn co thắt dẫn đến đau trong như rối loạn tư thế ...

    Đọc thêm
  • Amfamag-b6
    Công dụng thuốc Amfamag-B6

    Amfamag-B6 là một loại thuốc kê đơn được sử dụng trong tình trạng bệnh lý nhất định. Vậy Amfamag-B6 là thuốc gì, tác dụng và cách sử dụng như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây ...

    Đọc thêm