Men gan tăng kèm ngứa, nổi mẩn khi uống thuốc điều trị lao có nên uống nữa không?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Em đang điều trị thuốc lao. Sau 1 tuần uống thuốc thì men gan bị tăng, bây giờ cứ uống thuốc lao vào lại bị ngứa, nổi mẩn. Vậy bác sĩ cho em hỏi men gan tăng kèm ngứa, nổi mẩn khi uống thuốc điều trị lao có nên uống nữa không? Em nên làm để giảm ngứa thưa bác sĩ? Cảm ơn bác sĩ.

Đậu Thị Chất (1986)

Trả lời

Chào bạn,

Với câu hỏi “Men gan tăng kèm ngứa, nổi mẩn khi uống thuốc điều trị lao có nên uống nữa không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Nếu người bệnh lao có tổn thương gan nặng từ trước phải được điều trị nội trú tại bệnh viện và theo dõi chức năng gan trước và trong quá trình điều trị. Phác đồ điều trị sẽ do bác sĩ chuyên khoa quyết định tùy khả năng dung nạp thuốc của người bệnh. Sau khi người bệnh dung nạp thuốc tốt, men gan không tăng và có đáp ứng tốt về lâm sàng thì có thể chuyển điều trị ngoại trú và theo dõi chặt chẽ.

Đối với người bệnh lao có bệnh gan mạn tính, nếu chức năng gan bình thường có thể tiếp tục điều trị và không cần thiết xét nghiệm trừ khi bệnh nhân có triệu chứng của nhiễm độc gan; nếu men gan cao ít hơn 2 lần giới hạn trên của mức bình thường và không kèm theo triệu chứng nhiễm độc gan thì bệnh nhân có thể được bắt đầu điều trị nhưng phải theo dõi đánh giá triệu chứng của nhiễm độc gan và các chỉ số men gan hàng tháng; nếu men gan cao trên 2 lần giới hạn trên của mức bình thường thì ngừng điều trị lao và phải tiếp tục quản lý tại bệnh viện; bệnh nhân có bệnh gan mạn tính không nên dùng Pyrazinamid, Isoniazid và Rifampicin, do đó có thể kết hợp một hoặc hai loại thuốc không độc với gan như Streptomycin và Ethambutol hay kết hợp với một thuốc thuộc nhóm Fluoroquinolones.

Đối với người bệnh lao có viêm gan cấp tính, vừa mắc bệnh lao và đồng thời vừa mắc bệnh viêm gan cấp tính như viêm gan siêu vi cấp tính không liên quan đến lao hoặc điều trị lao. Việc đánh giá lâm sàng rất cần thiết trong việc đưa ra quyết định điều trị. Trong một số trường hợp có thể trì hoãn việc điều trị bệnh lao cho đến khi bệnh viêm gan cấp tính đã được điều trị ổn định. Trong trường hợp cần thiết phải điều trị bệnh lao trong viêm gan cấp tính, viêm gan không ổn định hoặc tiến triển như có men gan cao gấp 3 lần mức ban đầu thì có thể cân nhắc một trong các lựa chọn tùy thuộc vào mức độ tiến triển. Mức độ tiến triển càng nặng thì phác đồ lựa chọn cần sử dụng càng ít thuốc độc đối với gan.

Các lựa chọn có thể thực hiện: Giảm còn 2 thuốc thay vì 3 thuốc độc đối với gan như phác đồ 9 HRE điều trị kéo dài 9 tháng thuốc Isoniazid (H), Rifampicin (R), Ethambutol uống hàng ngày; phác đồ 2HRSE/6RH điều trị tấn công kéo dài 2 tháng thuốc Isoniazid (H), Rifampicin (R), Streptomycin (S), Ethambutol (E) dùng hàng ngày và điều trị duy trì kéo dài 2 tháng thuốc Rifampicin (R), Isoniazid (H) uống hàng ngày; phác đồ 6-9RZE điều trị kéo dài 6 đến 9 tháng thuốc Rifampicin (R), Pyrazinamid (Z), Ethambutol (E) uống hàng ngày. Chỉ sử dụng 1 thuốc độc đối với gan như phác đồ 2HES/10HE điều trị tấn công kéo dài 2 tháng thuốc Isoniazid (H), Ethambutol (E), Streptomycin (S) dùng hàng ngày và điều trị duy trì kéo dài 10 tháng thuốc Isoniazid (H), Ethambutol (E) uống hàng ngày. Không sử dụng thuốc độc đối với gan như phác đồ 18-24SEFQs điều trị kéo dài 18 đến 24 tháng thuốc Streptomycin (S), Ethambutol (E), Fluoroquinolones (FQs) dùng hàng ngày.

Phải ngừng ngay việc sử dụng những thuốc lao gây độc cho gan, nên xem xét sử dụng thuốc Fluoroquinolones nếu việc điều trị lao cần thiết; điều trị hỗ trợ chức năng gan cho đến khi men gan trở về lại chỉ số bình thường, hết vàng da; cần theo dõi lâm sàng và chỉ số men gan. Nếu không có đáp ứng hoặc có biểu hiện viêm gan do thuốc nặng thêm, phải chuyển bệnh nhân đến cơ sở chuyên khoa để điều trị.

Nếu bạn còn thắc mắc về men gan tăng kèm ngứa, nổi mẩn khi uống thuốc điều trị lao, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Được giải đáp bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Thị Hường - Bác sĩ đa khoa - Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Nhiễm độc gan
    Tổng quan về tổn thương gan do thuốc

    Tổn thương gan do thuốc là bệnh lý hiếm gặp nhưng có nguy cơ dẫn đến tử vong. Các nhóm thuốc gây tổn thương gan có thể là thuốc kê đơn hoặc không, chế phẩm bổ sung và sản phẩm ...

    Đọc thêm
  • Các thời điểm cần làm xét nghiệm nước tiểu khi mang thai
    Những bà bầu nào nên được xét nghiệm lao?

    Căn bệnh gây ra bởi vi khuẩn Lao thường ảnh hưởng đến phổi nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể. Nếu không được điều trị, bệnh lao có thể gây tử vong. Phụ ...

    Đọc thêm
  • phác đồ điều trị lao
    Những điểm cần lưu ý trong điều trị lao

    Lao là một khá nguy hiểm, nếu không được điều trị có thể dẫn đến tử vong. Bệnh có khả năng lây lan nhanh và đề kháng thuốc điều trị khá cao nếu không được điều trị đúng cách. Vì ...

    Đọc thêm
  • binimetinib
    Công dụng thuốc Binimetinib?

    Binimetinib là một chất ức chế với protein kinase kinase được kích hoạt bởi mitogen (MEK). Thuốc sử dụng cho bệnh nhân bị u ác tính không thể phát hiện hoặc di căn với BRAF V600E hoặc V600.

    Đọc thêm
  • Acezym
    Công dụng thuốc Acezym

    Acezym thuộc nhóm thuốc cấp cứu và giải độc điều chế dưới dạng tiêm tĩnh mạch. Thuốc Acezym 600 chỉ được dùng khi đã có chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Vì thế ngoài đọc kỹ hướng dẫn khi ...

    Đọc thêm