Các tác dụng của thuốc Magrax

Thuốc Magrax có hiệu quả điều trị tốt đối với các bệnh về khớp như viêm khớp dạng thấp, bệnh gút hay viêm cột sống và được sử dụng trong các phẫu thuật nha khoa. Vậy thuốc Magrax etoricoxib 90mg là gì?

1. Tác dụng thuốc Magrax

Thành phần chính của thuốc Magrax là etoricoxib. Hoạt chất etoricoxib thuộc một nhóm thuốc chất ức chế COX-2 có chọn lọc và thuộc nhóm thuốc chống viêm phi steroid (NSAIDs). Cơ chế của thuốc Magrax là khi bị viêm, ở các mô viêm có nồng độ COX-2 cao dẫn tới sự tổng hợp Prostaglandin - Chất trung gian của quá trình đau và viêm. Etoricoxib là thuốc ức chế Cyclooxygenase (COX-2) có chọn lọc ở nồng độ trị liệu do đó làm giảm nồng độ của Prostaglandin - là chất trung gian của quá trình đau và viêm. Trong những nghiên cứu dược lâm sàng, etoricoxib ức chế COX - 2 tùy thuộc vào liều dùng thuốc mà không ức chế COX - 1 ở liều lên đến 150mg/ngày.

Thuốc Magrax được sử dụng cho các trường hợp:

2. Hướng dẫn sử dụng thuốc Magrax

2.1 Cách sử dụng thuốc Magrax

Thuốc Magrax etoricoxib 90mg dùng theo đường uống và có thể dùng chung hoặc không có thức ăn. Hiệu quả ban đầu của thuốc có thể nhanh hơn khi dùng thuốc Magrax etoricoxib 90mg mà không có thức ăn. Bạn cần được xem xét điều này khi cần giảm nhanh dấu hiệu của bệnh.

2.2. Liều dùng của thuốc Magrax

Do nguy cơ về tim mạch của thuốc Magrax có thể tăng theo liều và thời gian phơi nhiễm, nên sử dụng thời gian ngắn nhất và liều dùng hàng ngày thấp nhất có hiệu quả.

Nhu cầu điều trị các triệu chứng của bệnh và đáp ứng điều trị cần được đánh giá lại định kỳ, đặc biệt ở bệnh nhân viêm xương khớp.

  • Đối với bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp

Liều khuyến cáo là 60mg x 1 lần/ngày. Ở một số người điều trị không giảm triệu chứng, tăng liều 90mg mỗi ngày một lần. Khi các triệu chứng bệnh đã ổn định, giảm liều 60mg/lần/ngày có thể thích hợp. Nếu không tăng hiệu quả điều trị, bác sĩ sẽ xem xét các lựa chọn điều trị khác.

  • Tình trạng đau cấp tính

Đối với tình trạng đau cấp tính, thuốc Magrax chỉ nên dùng cho giai đoạn triệu chứng cấp tính.

  • Viêm khớp cấp do gút

Liều khuyến cáo là 120mg/lần/ngày. Trong các thử nghiệm lâm sàng đối với điều trị bệnh viêm khớp cấp do gút, thuốc Magrax dùng trong 8 ngày.

  • Đau sau can thiệp thủ thuật nha khoa

Liều khuyến cáo là 90mg/lần/ngày, sử dụng thuốc Magrax tối đa là 3 ngày. Một số người có thể cần giảm đau sau mổ ngoài etoricoxib trong thời gian 3 này điều trị.

2.3. Trường hợp quá liều, quên liều thuốc Magrax

Khi bị dùng quá liều thuốc, bạn cần ngay lập tức đến các cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời. Các bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp điều trị thông thường như loại bỏ thuốc chưa hấp thu từ đường tiêu hóa, theo dõi lâm sàng và điều trị hỗ trợ nếu cần thiết. Thẩm phân máu không loại bỏ được thành phần etoricoxib. Hiện nay, vẫn chưa rõ tính hữu hiệu của việc loại bỏ thuốc ra khỏi cơ thể bằng phương pháp thẩm phân phúc mạc.

Khi bạn bị quên liều, hãy uống thuốc Magrax càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu khoảng cách về thời gian liều thuốc bị quên gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Tuyệt đối, không uống thuốc Magrax gấp đôi liều đã quy định.

3. Tác dụng phụ của thuốc Magrax

Khi sử dụng thuốc Magrax có thể xuất hiện các tác dụng không mong muốn. Một số tác dụng phụ không mong muốn thường gặp trên lâm sàng như:

  • Đau tức dạ dày;
  • Khô ổ răng ( đau và viêm sau khi nhổ răng);
  • Phù ở chân, bàn chân nguyên nhân do giữ nước;
  • Chóng mặt, nhức đầu;
  • Đánh trống ngực (nguyên nhân do nhịp tim nhanh hay bất thường), loạn nhịp tim;
  • Tăng huyết áp;
  • Khò khè hoặc khó thở (do co thắt phế quản);
  • Rối loạn tiêu hóa: táo bón, đầy hơi, ợ nóng, tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn, nôn, viêm thực quản, loét miệng;
  • Thay đổi xét nghiệm máu liên quan đến chức năng gan;
  • Bầm tím trên da;
  • Tình trạng yếu và mệt mỏi, bệnh tương tự như bệnh cúm.

Tác dụng không mong muốn ít gặp:

  • Viêm loét dạ dày;
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên hoặc nhiễm khuẩn đường tiết niệu;
  • Thay đổi các chỉ số xét nghiệm (giảm số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu);
  • Các phản ứng quá mẫn nguyên nhân do dị ứng, nổi mề đay;
  • Thay đổi cảm giác ngon miệng, tăng cân không kiểm soát;
  • Rối loạn tâm thần: lo âu, trầm cảm, giảm minh mẫn về tâm thần, ảo giác;
  • Không thể ngủ, cảm giác châm chạm, buồn ngủ;
  • Nhìn mờ, khó chịu hoặc đỏ mắt;
  • Ù tai, hoa mắt, có cảm giác xoay vòng khi đứng yên;
  • Nhịp tim bất thường (như rung nhĩ), nhịp tim nhanh, suy tim, cảm giác đau ngực, áp lực hoặc nặng ngực (đau thắt ngực), cơn đau tim;
  • Đỏ bừng, đột quỵ, tăng huyết áp, viêm mạch máu;
  • Ho, khó thở, chảy máu mũi;
  • Thay đổi nhu động ruột, loét dạ dày, viêm dạ dày, khô miệng có thể trở nên nặng hơn;

Nếu trong quá trình sử dụng thuốc Magrax có xuất hiện bất cứ tác dụng ngoại ý nào, hãy thông báo cho bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ để có biện pháp xử trí thích hợp.

4. Tương tác thuốc Magrax

Để tăng hiệu quả sử dụng thuốc cũng như hạn chế tối đa các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh không phối hợp thuốc Magrax với các loại thuốc sau:

  • Thuốc chống đông máu như Warfarin: Nguyên nhân do làm tăng thời gian của Prothrombin.
  • Thuốc lợi tiểu và các thuốc chống tăng huyết áp: Do khi kết hợp với thuốc Magrax làm giảm tác dụng của các thuốc này.
  • Acid Acetylsalicylic: Nguyên nhân có thể tăng nguy cơ loét đường tiêu hóa.
  • Lithi: Do khi kết hợp với thuốc Magrax tăng nồng độ Lithi trong huyết tương.
  • Methotrexat: Bạn nên kiểm tra đầy đủ độc tính khi phối hợp 2 thuốc này.
  • Ciclosporin hoặc Tacrolimus (thuốc ức chế hệ miễn dịch): Tăng tác dụng độc tính trên thận.
  • Digoxin: Do có thể làm tăng nồng độ đỉnh của Digoxin.
  • Salbutamol (thuốc trị hen suyễn): Do khi kết hợp với thuốc Magrax làm giảm tác dụng của thuốc này do tính đối kháng.
  • Thuốc tránh thai: Do khi kết hợp với thuốc Magrax có thể làm tăng nguy cơ gặp tác dụng không mong muốn.
  • Điều trị thay thế Hormon: Phối hợp thuốc Magrax trong điều trị bệnh có thể làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ.
  • Aspirin: Kho sử dụng đồng thời thuốc Magrax có thể làm tăng nguy cơ loét dạ dày khi dùng chung.

5. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Magrax

5.1. Chống chỉ định khi dùng thuốc Magrax

  • Người mẫn cảm hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc Magrax;
  • Mắc bệnh viêm loét dạ dày hay xuất huyết tiêu hóa;
  • Suy gan nặng;
  • Suy thận nặng (ClCr < 30ml/phút);
  • Tiền sử bị bệnh hen, viêm mũi cấp, polyp mũi, phù mạch thần kinh, mày đay khi dùng aspirin hoặc NSAID;
  • Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai hoặc đang cho con bú;
  • Trẻ em dưới 16 tuổi;
  • Viêm bàng quang;
  • Suy tim ứ huyết nặng;
  • Người có tiền sử mày đay, dị ứng, co thắt phế quản, viêm mũi cấp tính... Sau khi sử dụng NSAIDs bao gồm cả ức chế chọn lọc COX - 2;
  • Người bị tăng huyết áp có trị số huyết áp 140/90 mmHg trở lên mà chưa được kiểm soát tốt bằng các thuốc điều trị;
  • Mắc bệnh lý viêm đường ruột.

5.2. Thận trọng khi dùng thuốc Magrax

  • Thận trọng khi sử dụng Magrax ở những người đang mắc bệnh tim thiếu máu, suy thận, xơ gan, suy tim, rối loạn chức năng thất trái, tăng huyết áp, có nguy cơ phù, người cao tuổi, mất nước.
  • Để thuốc Magrax xa tầm tay trẻ em và thú nuôi trong gia đình.
  • Khả năng lái xe và vận hành máy móc: Khi sử dụng thuốc Magrax có thể bị chóng mặt, hoa mắt hoặc buồn ngủ khi dùng thuốc không nên lái xe hoặc vận hành máy móc.
  • Phụ nữ đang mang thai: Chưa có dữ liệu lâm sàng về việc sử dụng etoricoxib trong thai kỳ. Nghiên cứu được thực hiện trên động vật cho thấy có nguy cơ gây độc tính trên khả năng sinh sản. Vẫn chưa rõ nguy cơ tiềm năng đối với phụ nữ đang mang thai. Thuốc Magrax tương tự như các thuốc ức chế tổng hợp prostaglandin khác, có thể gây giảm co bóp tử cung và đóng ống động mạch sớm trong 3 tháng cuối thai kỳ. Chống chỉ định sử dụng etoricoxib trong thai kỳ. Nếu bạn đang mang thai có thai trong khi dùng thuốc, cần ngừng etoricoxib.
  • Phụ nữ cho con bú: Chưa có nghiên cứu nào về việc etoricoxib có tiết qua sữa không. Etoricoxib tiết qua sữa ở chuột. Khi sử dụng thuốc Magrax không nên cho con bú.
  • Khả năng sinh sản: Etoricoxib, giống như các thuốc ức chế COX - 2, không khuyến cáo sử dụng ở phụ nữ đang cố gắng có thai.

Tóm lại, thuốc Magrax có đạt hiệu quả chữa bệnh hay không phụ thuộc vào đối tượng cũng như tuân thủ sử dụng thuốc an toàn. Do đó, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn hoặc tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ điều trị khi dùng thuốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

20.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan