Các tác dụng phụ và lưu ý khi dùng thuốc Fenostad 200

Thuốc Fenostad 200 chứa hoạt chất fenofibrate được bào chế dưới dạng viên nang cứng đóng gói theo vỉ. Thuốc được chỉ định điều trị trong các rối loạn lipoprotein huyết các tip IIa, IIb, III, IV và V, phối hợp với chế độ ăn. Cùng tìm hiểu về tác dụng phụ và lưu ý khi sử dụng thuốc Fenostad 200 qua bài viết dưới đây.

1. Công dụng của thuốc Fenostad 200mg là gì?

Thuốc Fenostad được chỉ định trong việc hỗ trợ các chế độ ăn kiêng và chế độ điều trị giảm cân không dùng thuốc.

  • Tăng cholesterol trong máu, tăng triglycerid huyết nặng, tăng lipid huyết hỗn hợp khi áp dụng chế độ ăn kiêng mà không hiệu quả.
  • Chế độ ăn kiêng, giảm cân trước đó vẫn phải điều trị.
  • Tăng lipoprotein máu thứ phát hoặc dai dẳng dù đã được điều trị nguyên nhân, như trong bệnh đái tháo đường.

2. Liều dùng của thuốc Fenostad 200

Thuốc Fenostad nên uống nguyên viên cùng với cốc nước và cùng với bữa ăn. Tuy nhiên vẫn nên tiếp tục chế độ ăn kiêng đã dùng trước khi sử dụng thuốc. Thường xuyên theo dõi giá trị lipid huyết thanh trong quá trình điều trị. Nếu như sau 3 tháng không đáp ứng thích hợp thì nên xem xét các biện pháp điều trị bổ sung hoặc khác.

  • Ở người lớn: liều dùng đầu tiên khuyến cáo là 1 viên/ngày cùng với bữa ăn chính. Nếu đang dùng viên nang fenofibrat 200mg có thể đổi sang 1 viên nén fenofibrate 160mg mà không cần điều chỉnh liều.
  • Ở người cao tuổi: người cao tuổi không bị suy thận khuyến cáo nên dùng liều cho người lớn.
  • Người suy thận: trường hợp này cần giảm liều, bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính cũng không nên dùng fenofibrat.
  • Người suy gan: không nên dùng thuốc vì chưa có đủ dữ liệu.
  • Đối với trẻ em: Độ an toàn của trẻ em và trẻ dưới 18 tuổi khi dùng thuốc chưa được xác định. Vì vậy, không sử dụng thuốc cho những độ tuổi này.

3. Tác dụng phụ của thuốc

Khi sử dụng thuốc Fenostad 200mg sẽ có một số tác dụng phụ sau. Tuy nhiên không bắt gặp ở mọi người sử dụng.

Trong quá trình sử dụng thuốc cần chú ý đề phòng:

  • Cần kiểm tra chức năng của gan và thận của người bệnh trước khi sử dụng thuốc.
  • Trong thời gian điều trị từ 3 đến 6 tháng mà nồng độ lipid máu không giảm. Cần cân nhắc thay thế phương pháp khác hoặc bổ sung.
  • Thường xuyên kiểm tra một cách có hệ thống các men transaminase định kỳ 3 tháng kéo dài trong 12 tháng đầu điều trị. Ngưng điều trị nếu phát hiện ASAT và ALAT tăng trên 3 lần so với giới hạn thông thường.

Nếu sử dụng kết hợp Fenofibrate cùng với thuốc chống đông. Cần theo dõi nồng độ prothrombin máu và phải điều chỉnh liều thuốc chống đông cho phù hợp.

  • Có thể gây ra các biến chứng của mật như bệnh xơ gan ứ mật hay sỏi mật diễn biến rất nhanh.

4. Lưu ý khi sử dụng của thuốc Fenostad 200mg

Khi sử dụng bất kể dòng thuốc nào kể cả thuốc Fenostad cũng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc tham khảo ý kiến dược sĩ, bác sĩ.

4.1. Chống chỉ định

Thuốc Fenostad chống chỉ định đối với các trường hợp sau:

  • Dị ứng quá mẫn với các hoạt chất có trong thuốc.
  • Người mắc suy gan, xơ gan ứ mật, các dấu hiệu bất thường của chức năng gan.
  • Mắc bệnh hoặc tiền sử túi mật.
  • Suy thận nặng.
  • Viêm tụy cấp/mạn tính (trừ viêm tụy cấp do tăng triglycerid huyết nặng)
  • Tình trạng bị phản ứng dị ứng ánh sáng, nhiễm độc ánh sáng

4.2. Thận trọng

  • Các nguyên nhân thứ phát tăng lipid huyết như: suy tuyến giáp, thận hư, bệnh lý về gan, nghiện rượu,... nên được điều trị trước khi dùng fenofibrate.
  • Nguyên nhân tăng cholesterol huyết trong việc sử dụng thuốc lợi tiểu, beta blocker, estrogen, thuốc tránh thai, thuốc ức chế miễn dịch, protease. Những trường hợp này nên xác định rõ nguyên nhân tăng lipid và cholesterol.
  • Trong phần lớn các trường hợp sử dụng thuốc nồng độ transaminase tăng nhẹ thoáng qua và không có triệu chứng. Trường hợp này khuyến cáo nên theo dõi nồng độ transaminase định kỳ 3 tháng kéo dài trong 12 tháng trước và sau điều trị. Tuy nhiên, những bệnh nhân tiến triển tăng transaminase, viêm gan, ngứa, vàng da,..nên ngưng điều trị fenofibrate.
  • Viêm tụy đã được báo cáo ở những bệnh nhân dùng fenostad.
  • Độc tính cơ, tiêu cơ vân, có/không bị suy thận khi dùng các fibrate và các thuốc hạ lipid khác. Các chứng rối loạn này gia tăng trong các trường hợp giảm albumin huyết và suy thận trước đó. Đối với những trường hợp có nguy cơ tiến triển tiêu cơ vân nên cân nhắc sử dụng thuốc khi lợi ích nhỏ hơn rủi ro. Trường hợp nghi ngờ nhiễm độc cơ cần ngưng dùng fenofibrate.
  • Chống chỉ định sử dụng thuốc trong suy thận nặng.
  • Khi lái xe và vận hành máy móc sử dụng thuốc không bị ảnh hưởng đáng kể.
  • Trong thời gian mang thai và cho con bú chưa có dữ liệu đầy đủ khi dùng fenofibrate. Không có chứng minh bất kỳ tác dụng gây quái thai nào. Tuy nhiên, tác dụng gây độc bào thai đã xuất hiện trong phạm vi liều gây độc cho mẹ, nên cân nhắc thật kỹ lợi ích và nguy cơ khi sử dụng khi mang thai.
  • Trong thời kỳ cho con bú không nên dùng fenofibrate.

5. Tương tác thuốc thuốc Fenostad

Dưới đây là một số tương tác khi sử dụng kết hợp các thuốc khác với thuốc fenostad:

  • Thuốc chống đông máu dạng uống

Khi kết hợp sử dụng có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống đông và có thể gây chảy máu. Nên giảm liều dùng khoảng 1⁄3 và chỉnh liều nếu cần tùy theo sự kiểm soát INR đây là tỷ số chuẩn hóa quốc tế.

  • Cyclosporin

Những trường hợp bị suy giảm chức năng thận khi dùng đồng thời fenofibrate và cyclosporin đã có thông báo trên bệnh nhân. Vì thế, cần theo dõi chặt chẽ chức năng thận và ngưng dùng fenofibrate khi thay đổi nghiêm trọng các chỉ số xét nghiệm.

  • Các chất chế HMG - CoA reductase, fibrate

Nếu sử dụng đồng thời thuốc Fenostad 200 với các chất ức chế HMG - CoA reductase và fibrate có thể gây nguy cơ nhiễm độc.

  • Glitazones

Sự kết hợp điều trị đồng thời Fenofibrate và glitazones sẽ gây ra trường hợp nghịch lý có phục hồi cholesterol. Nên dùng điều trị nếu cholesterol quá thấp.

  • Enzyme cytochrome P450

Các nghiên cứu in vitro sử dụng microsom gan người cho thấy fenofibrate và fenofibric acid không phải là chất ức chế cytochrom (CYP) P450 dạng CYP3A4, CYP2D6, CYP2E1, hoặc CYP1A2. Trong trường hợp sử dụng đồng thời fenofibrate với các thuốc có khoảng trị liệu hẹp chuyển hóa qua CYP2C19, CYP2A6, CYP2C9 cần theo dõi thường xuyên và điều chỉnh liều các thuốc này nếu cần.

Ngoài ra, thuốc còn cảm ứng các enzym microsom oxy hóa, liên quan đến quá trình chuyển hóa acid béo ở động vật và có thể tương tác với các thuốc chuyển hóa bởi các enzyme microsom này.

Bài viết trên đây là những thông tin chi tiết về các tác dụng phụ và lưu ý khi dùng thuốc Fenostad 200. Hãy thận trọng và tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng bất cứ một loại thuốc nào.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan