Công dụng thuốc Cobifen

Thuốc Cobifen có thành phần chính là acetaminophen và vitamin C có tác dụng giảm đau, hạ sốt không steroid thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng đau nhức hoặc sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy vậy thuốc Cobifen cũng có một số tác dụng phụ cần phải lưu ý khi sử dụng.

1. Công dụng của thuốc Cobifen

Thuốc Cobifen có thành phần chính là paracetamol (acetaminophen hay N- acetyl- p- aminophenol) là thuốc giảm đau hạ sốt không steroid. Paracetamol là chất chuyển hoá có hoạt tính của phenacetin giúp giảm đau hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin nhưng paracetamol không có hiệu quả với điều trị viêm. Với liều ngang nhau thì paracetamol có tác dụng giảm đau, hạ sốt tương tự aspirin.

Ngoài ra, paracetamol với liều điều trị ít tác động đến hệ tim mạch và hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid- base, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày như khi dùng salicylat, vì paracetamol không tác dụng lên cyclooxygenase toàn thân, chỉ tác động lên prostaglandin của hệ thần kinh trung ương. Paracetamol không có tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu.

2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Cobifen

Thuốc Cobifen thường được chỉ định để điều trị triệu chứng đau nhức, cảm sốt, tăng cường sức đề kháng của cơ thể:

Các chống chỉ định của thuốc Cobifen gồm có:

  • Bệnh nhân có phản ứng quá mẫn với paracetamol
  • Các trường hợp thiếu hụt glucose- 6- phosphat dehydrogenase
  • Bệnh nhân suy chức năng gan, tiền sử sỏi thận
  • Loạn chuyển hoá oxalat
  • Bệnh thalassemia
  • Người bệnh nhiều lần thiếu máu

2. Liều sử dụng của thuốc Cobifen

Thuốc Cobifen được điều chế dưới dạng bột khi sử dụng hoà tan thuốc vào lượng nước thích hợp để uống. Liều sử dụng của thuốc Cobifen tuỳ thuộc vào đối tượng và mục tiêu điều trị, cụ thể như sau:

  • Người lớn và trẻ em trên 15 tuổi: 2 gói x 3 lần/ngày
  • Trẻ em từ 6-15 tuổi: 1-2 gói x 3 lần/ngày
  • Trẻ em từ 2 đến 6 tuổi: 1 gói uống sáng, trưa, chiều
  • Cách mỗi 6 giờ uống một lần, không quá 5 lần/ngày
  • Tổng liều tối đa không quá 60 mg/kg thể trọng/ 24 giờ

3. Tác dụng phụ của thuốc Cobifen

Ở một số bệnh nhân khi sử dụng thuốc Cobifen có thể gặp các tác dụng phụ như:

  • Phản ứng dị ứng
  • Suy gan do huỷ tế bào gan khi dùng liều cao, kéo dài
  • Vitamin C thường dung nạp tốt nên sử dụng liều cao có thể gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá khác và triệu chứng tan huyết ở người thiếu G6PD
  • Việc quá liều vitamin C có thể gây uric niệu, sỏi do tích tụ oxalat ở thận

4. Cẩn trọng khi sử dụng thuốc Cobifen

Một số lưu ý chung khi sử dụng thuốc Cobifen gồm có:

  • Không nên dùng chung Cobifen với các thuốc khác có chứa paracetamol
  • Hạn chế rượu bia trong quá trình sử dụng Cobifen
  • Hiện vẫn chưa xác định được tính an toàn của paracetamol khi dùng cho phụ nữ mang thai do đó chỉ nên sử dụng khi thật cần thiết và cân nhắc giữa ích lợi và nguy cơ
  • Paracetamol không thấy có tác dụng phụ ở trẻ nhỏ bú mẹ
  • Thuốc Cobifen cũng không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc

5. Tương tác thuốc Cobifen

Các tương tác thuốc thường gặp của Cobifen gồm có:

  • Dùng chung Cobifen với các thuốc kháng đông (warfarin) làm tăng nhẹ tác dụng của thuốc kháng đông
  • Vitamin C là tác nhân khử mạnh nên có thể ảnh hưởng đến kết quả của các test sinh học
  • Dùng acid ascorbic (vitamin C) liều cao có thể phá huỷ vitamin B12, do đó khi sử dụng liều cao trong vòng 1 giờ trước hoặc sau khi uống vitamin B12
  • Dùng đồng thời acid ascorbic với fluphenazin dẫn tới giảm nồng độ fluphenazin huyết tương
  • Rượu, thuốc chống co giật, isoniazid sẽ làm tăng nguy cơ paracetamol gây độc cho gan.

Thuốc Cobifen có thành phần chính là acetaminophen và vitamin C có tác dụng giảm đau, hạ sốt không steroid thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng đau nhức hoặc sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

249 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Rhutazil
    Công dụng thuốc Rhutazil

    Rhutazil có chứa các thành phần là Acetaminophen 500mg, Loratadin 5mg, Dextromethorphan HBr 7.5 mg dưới dạng viên nén, có tác dụng làm giảm các triệu chứng của cảm cúm như ho, sốt, nhức đầu, đau nhức bắp thịt, nghẹt ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Paindol
    Công dụng thuốc Paindol

    Thuốc Paindol có công dụng trong giảm đau nhanh các triệu chứng sốt, đau nhức và khó chịu do cảm cúm hoặc một số bệnh lý khác. Trước khi sử dụng Paindol, bạn nên tham khảo tư vấn từ dược ...

    Đọc thêm
  • Acetaminophen hay còn gọi là paracetamol
    Giảm sốt ở trẻ em: Sử dụng Acetaminophen an toàn

    Acetaminophen hay còn được gọi là paracetamol có thể tìm mua dễ dàng tại các nhà thuốc trên toàn quốc mà không cần có đơn kê của bác sĩ. Tuy nhiên, người sử dụng vẫn cần thận trọng để hạn ...

    Đọc thêm
  • Zerlor
    Công dụng thuốc Zerlor

    Thuốc Zerlor chứa 3 hoạt chất chính là Acetaminophen, caffeine và Dihydrocodeine. Thuốc thường được chỉ định để giảm các cơn đau vừa đến nặng. Bài viết sẽ cung cấp các thông tin về công dụng, liều dùng và những ...

    Đọc thêm
  • acetra
    Công dụng thuốc Acetra

    Acetra được sản xuất và đăng ký bởi Công ty Synmedic Laboratories, thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không Steroid, thuốc điều trị Gout và các bệnh xương khớp. Thuốc Acetra được chỉ định sử dụng trong ...

    Đọc thêm