Công dụng thuốc Compacin

Compacin là thuốc thường được dùng chỉ định điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do các tác nhân gây bệnh nhạy cảm với Ciprofloxacin như nhiễm khuẩn đường mật, nhiễm khuẩn xương và khớp... Dưới đây là toàn bộ thông tin về công dụng của thuốc, cách dùng và những lưu ý, thận trọng khi dùng mà người bệnh cần nắm rõ khi được chỉ định dùng thuốc từ bác sĩ.

1. Compacin là thuốc gì?

Thuốc với thành phần chính là ciprofloxacin (dưới dạng Ciprofloxacin HCl) hàm lượng 250mg được dùng để điều trị các nhiễm khuẩn do những tác nhân gây bệnh nhạy cảm với ciprofloxacin như nhiễm khuẩn đường mật, nhiễm khuẩn tai mũi họng, nhiễm khuẩn mắt, nhiễm khuẩn đường ruột....

Compacin được bào chế dạng bột pha hỗn dịch uống và đóng gói hộp 10 gói, 14 gói và 20 gói x 3g, mỗi gói 3g có chứa ciprofloxacin hàm lượng 250mg.

2. Công dụng thuốc Compacin

2.1. Thuốc Compacin có tác dụng gì?

Hoạt chất ciprofloxacin có hoạt tính mạnh, tác dụng diệt khuẩn phổ rộng. Nó làm cản thông tin từ nhiễm sắc thể cần thiết cho chuyển hóa bình thường của vi khuẩn, khiến cho vi khuẩn bị giảm khả năng sinh sản nhanh chóng.

Do cơ chế tác động này, ciprofloxacin không bị đề kháng cùng với các kháng sinh khác không thuộc nhóm ức chế men gyrase. Vì vậy, Ciprofloxacin có hiệu quả cao trong việc chống lại các vi khuẩn kháng các loại kháng sinh như: cephalosporin, penicillin, aminoglycoside, tetracycline và các loại kháng sinh khác.

Trong sự phối hợp Ciprofloxacin với kháng sinh beta-lactam và các aminoglycosides chủ yếu tạo ra hiệu quả bổ sung, không làm thay đổi trong điều kiện in-vitro, thì trong điều kiện in-vivo, nó thường tạo ra hiệu quả cộng hưởng.

2.2. Chỉ định dùng thuốc Compacin

Thuốc được dùng để chỉ định điều trị nhiễm khuẩn do các tác nhân gây bệnh nhạy cảm với Ciprofloxacin như sau:

  • Nhiễm khuẩn đường mật
  • Nhiễm khuẩn xương và khớp
  • Nhiễm khuẩn mắt
  • Nhiễm khuẩn tai mũi họng
  • Nhiễm khuẩn đường ruột
  • Nhiễm khuẩn lậu
  • Nhiễm khuẩn ổ bụng
  • Nhiễm khuẩn tử cung
  • Nhiễm khuẩn buồng trứng
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp
  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có hoặc không biến chứng.

Ngoài ra, thuốc còn được dùng để dự phòng trong các trường hợp có nguy cơ bị nhiễm khuẩn cao như: phẫu thuật hoặc mổ nội soi đường ruột.

Ciprofloxacin có thể sử dụng cho trẻ từ 1 -17 tuổi cho điều trị lựa chọn thứ 2 hoặc thứ 3 trong nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng và viêm thận-bể thận. Thuốc cũng có thể dùng là lựa chọn thứ 2 hoặc 3 trong điều trị bệnh xơ nang có viêm phổi nặng do chủng Pseudomonas aeruginosa ở trẻ từ 5-17 tuổi.

2.3. Chống chỉ định của Compacin

Thuốc chống chỉ định đối với một trong số các trường hợp sau đây:

  • Người quá mẫn cảm với ciprofloxacin hoặc bất kỳ các thành phần tá dược có trong công thức thuốc.
  • Mẫn cảm với các quinolon khác
  • Không được dùng đồng thời ciprofloxacin với tizanidine.

3. Cách dùng và liều dùng

Công dụng của thuốc sẽ phát huy được hiệu quả trị bệnh tốt nhất khi người bệnh dùng thuốc đúng cách và đủ liều lượng theo đúng chỉ định và kê đơn của bác sĩ có chuyên môn.

3.1. Cách dùng

Thuốc bào chế dạng bột pha hỗn dịch uống nên được dùng bằng đường uống trực tiếp. Pha gói thuốc với một ít nước lọc đun sôi để nguội và uống, thuốc có thể dùng trước hoặc sau giờ ăn đều được. Tuy nhiên, nếu uống thuốc lúc đói thì hoạt chất có thể sẽ được hấp thụ nhanh hơn.

Lưu ý không được pha thuốc cùng với rượu, bia, đồ uống có cồn, nước trà, cà phê, nước có ga... sẽ làm thay đổi hoạt chất thành phần thuốc và làm ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc.

3.2. Liều dùng

Liều dùng thông thường ở trẻ em: Dùng 10-20 mg/kg/ mỗi 12 giờ (liều tối đa là 750 mg/liều).

Liều thông thường ở người lớn:

  • Nhiễm khuẩn nhẹ - trung bình: Dùng 250 - 500mg/ngày/ 2 lần.
  • Nhiễm khuẩn nặng - có biến chứng: Dùng liều 750mg/ngày 2 lần và dùng trong 5 - 10 ngày.
  • Rối loạn chức năng gan, thận:
    • Giảm chức năng thận: CrCl dưới 20ml/phút hoặc nồng độ creatinin huyết thanh trên 3mg/100ml: 2 x nửa đơn vị của liều bình thường/ngày hoặc 1 x 1 liều bình thường/ngày.
    • Giảm chức năng thận + lọc máu: Liều dùng giống với liều giảm chức năng thận trong những ngày lọc máu, sau khi lọc máu.
    • Giảm chức năng thận + CAPD (thẩm phân phúc mạc liên tục ở những bệnh nhân ngoại trú): Bổ sung Ciprofloxacin dạng dịch truyền vào dịch lọc (nội phúc mạc) với liều 50mg/lít dịch lọc, cho dùng 4 lần/ngày, cách mỗi 6 giờ. Dùng Ciprofloxacin viên bao film (uống) 1 x 500mg viên bao film (hay 2 x 250mg viên bao film), cho dùng 4 lần/ngày, cách mỗi 6 giờ.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính tham khảo, để có liều dùng cụ thể thì hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có chỉ định liều dùng thích hợp.

4. Tác dụng phụ

Một số tác dụng phụ của thuốc Compacin đã được ghi nhận và báo cáo như là:

Nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh:

  • Ít gặp: bội nhiễm nấm
  • Hiếm gặp: nấm âm đạo, nấm miệng
  • Rất hiếm gặp: nấm ở đường tiêu hóa

Hệ huyết học và bạch huyết:

  • Ít gặp: tăng bạch cầu ưa eosin
  • Hiếm gặp: giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, thiếu máu, tăng bạch cầu, tăng tiểu cầu.
  • Rất hiếm gặp: mất bạch cầu hạt, thiếu máu tan huyết, giảm huyết cầu, giảm tủy xương.

Hệ miễn dịch:

  • Hiếm gặp: phản ứng dị ứng, phù mạch, phù dị ứng, phù nề thanh quản, khó thở.
  • Rất hiếm gặp: phản ứng quá mẫn, sốc phản ứng, phản ứng giống bệnh huyết thanh.

Tâm thần và hệ thần kinh:

  • Ít gặp: hoa mắt, đau đầu, mất ngủ, rối loạn vị giác.
  • Hiếm gặp: dị cảm, lú lẫn, mơ bất thường, ngủ gà, co giật, giảm cảm giác, nhược cơ.
  • Rất hiếm gặp: động kinh cơn lớn, loạn tâm thần, vận động bất thường, mất điều hòa, tăng huyết áp, rối loạn khứu giác, đau nửa đầu, mất vị giác...

Tim mạch:

  • Hiếm gặp: giãn mạch, tim đập nhanh, choáng, hạ huyết áp.
  • Rất hiếm gặp: đốm xuất huyết, nốt nhỏ.

Dạ dày ruột:

  • Thường gặp: buồn nôn và tiêu chảy.
  • Ít gặp: đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn.
  • Hiếm gặp: khó nuốt, viêm tụy, viêm đại tràng giả mạc.

Gan mật:

  • Ít gặp: tăng bilirubin.
  • Hiếm gặp: vàng da, suy gan, viêm gan, hoại tử tế bào gan.
  • Rất hiếm gặp: viêm gan.

Da và các mô dưới da:

  • Thường gặp: phát ban.
  • Ít gặp: nổi mề đay, ngứa.
  • Hiếm gặp: nhạy cảm với ánh sáng, hồng ban nút, ban đỏ đa dạng.
  • Rất hiếm gặp: hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng Lyell, xuất huyết.

Hệ cơ xương:

  • Ít gặp: đau khớp.
  • Hiếm gặp: viêm khớp, đau cơ, chuột rút, tăng trương lực cơ.
  • Rất hiếm gặp: viêm gân, yếu cơ, đứt gân, nhược cơ nặng.

Chú ý: Khi có những tác dụng trên của thuốc hoặc gặp phải các tác dụng bất thường khác chưa được đề cập đến thì người bệnh cần thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn và có chỉ định tốt nhất.

5. Tương tác thuốc

Thuốc Compacin có thể tương tác với một số loại thuốc khác gây ảnh hưởng đến công dụng hoặc làm gia tăng tác dụng phụ của các loại thuốc đang dùng.

Vì thế, để tránh tương tác thuốc thì người bệnh nên báo cho bác sĩ được biết về các loại thuốc đang dùng, kể cả thực phẩm chức năng và cả các loại thảo dược. Để từ đó, bác sĩ nắm bắt được và đưa ra những chỉ định hoặc có sự điều chỉnh, thay đổi về liều lượng hoặc loại thuốc phù hợp.

Một số tương tác thuốc của Compacin bao gồm: Agomelatine, Amifampridine, Cisapride, Dronedarone, Lomitapide, Mesoridazine, Pimozide, Piperaquine, Sparfloxacin, Thioridazine, Tizanidine.

6. Lưu ý và thận trọng

Để công dụng thuốc Compacin phát huy được tối đa tác dụng trị bệnh và sử dụng thuốc an toàn nhất thì người bệnh cần chú ý và thận trọng thêm một số vấn đề sau:

  • Thuốc chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ, vì thế người bệnh tuyệt đối không được tùy tiện sử dụng thuốc, bỏ dở liệu trình dùng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Cần ngưng thuốc và báo ngay cho bác sĩ được biết trong các trường hợp: phản ứng dị ứng, tăng mẫn cảm, có bệnh động kinh và rối loạn thần kinh trước đó, rối loạn tâm thần, trầm cảm, viêm hoặc đau gây ảnh hưởng đến vận động của chi, nhạy cảm ánh sáng.
  • Nên tránh ánh nắng mặt trời hoặc tia cực tím khi sử dụng thuốc.
  • Cần thận trọng khi dùng thuốc đối với người thiếu men glucose 6 phosphate dehydrogenase, người già, hoặc bệnh nhân sử dụng corticosteroid.
  • Trong trường hợp bị tiêu chảy nặng hoặc kéo dài trong hoặc sau khi dùng thuốc thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Thuốc Compacin có thể làm tăng tạm thời phosphatase kiềm, transaminase hoặc vàng da ứ mật, đặc biệt là ở những bệnh nhân bị tổn thương gan trước đó.
  • Phụ nữ mang thai và những bà mẹ đang cho con bú thì không nên dùng thuốc để tránh ảnh hưởng đến thai kỳ và trẻ em.
  • Đối với việc sử dụng thuốc cho trẻ em cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ có chuyên môn.
  • Thuốc có thể làm giảm khả năng lái xe và vận hành máy móc, vì thế khi dùng thuốc thì không nên lái xe hay vận hành, điều khiển máy móc.

7. Quên liều, quá liều

Quên liều: Khi quên 1 liều thì người bệnh có thể uống bổ sung ngay khi nhớ ra trong khoảng 1-2 giờ so với quy định. Tuy nhiên, nếu gần với thời gian uống liều kế tiếp thì có thể bỏ qua liều quên mà dùng liều kế tiếp theo đúng kế hoạch. Lưu ý là không được uống gộp chung 2 liều cùng 1 thời điểm để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình sử dụng thuốc.

Quá liều: Hiện vẫn chưa có báo cáo cụ thể về việc sử dụng thuốc quá liều. Tuy nhiên, trong trường hợp có những dấu hiệu bất thường nghi ngờ quá liều thì người bệnh cần báo ngay cho bác sĩ được biết để được hướng dẫn cách xử trí an toàn. Hoặc trong trường hợp gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng thì cần đưa bệnh nhân tới các cơ sở y tế gần đó để được cấp cứu kịp thời.

8. Cách bảo quản thuốc

  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ dưới 30 độ C, tại nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào, tránh ẩm và tránh xa tầm với của trẻ nhỏ, vật nuôi trong nhà.
  • Nếu thuốc đã hết hạn sử dụng hoặc không còn sử dụng nữa thì hãy thu gom và xử lý rác thải đúng cách, an toàn theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc của nhà sản xuất hoặc của công ty xử lý rác thải. Không nên vứt hay xả thuốc vào toilet hoặc dưới vòi nước sinh hoạt của gia đình.

Trên đây là những thông tin về công dụng, cách dùng thuốc Compacin cùng những lưu ý, thận trọng khi dùng. Những thông tin này chỉ mang tính tham khảo mà không nhằm mục đích chẩn đoán, điều trị bệnh chuyên nghiệp. Vì thế, người bệnh cần phải thăm khám để được bác sĩ tư vấn và có chỉ định dùng thuốc phù hợp nhất nhằm mang lại hiệu quả điều trị bệnh nhanh chóng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Ibaxacin 1g
    Công dụng thuốc Ibaxacin 1g

    Ibaxacin 1g là một loại kháng sinh được sử dụng để điều trị một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích về loại thuốc này.

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Midalexine 250
    Công dụng thuốc Midalexine 250

    Thuốc Midalexine 250 được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn tai mũi họng, nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm khuẩn da, mô mềm,... Hãy cùng tìm hiểu những thông tin cần thiết về thuốc Midalexine ...

    Đọc thêm
  • Norlinco Caps
    Công dụng thuốc Norlinco Caps

    Norlinco Caps thuộc nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, trị ký sinh trùng, kháng virus và kháng nấm. Thuốc được bào chế dạng viên nang cứng, đóng gói hộp 10 vỉ x 10 viên. Trước khi sử dụng thuốc Norlinco Caps ...

    Đọc thêm
  • gentastad 80mg
    Công dụng thuốc Gentastad 80mg

    Gentastad là thuốc gì, có phải thuốc kháng sinh không? Thực tế, Gentastad 80mg là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Aminoglycosid, chứa thành phần chính Gentamicin, được dùng trong điều trị một số tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.

    Đọc thêm
  • Clindimax 150mg
    Công dụng của thuốc Clindimax 150mg

    Clindimax 150mg là thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và nấm. Clindimax 150 thường được sử dụng cho nhiễm khuẩn nặng gây ra bởi các chủng nhạy cảm của các vi khuẩn như: Escherichia coli, Klebsiella, ...

    Đọc thêm