Công dụng thuốc Iyafin

Thuốc Iyafin thường được bác sĩ chỉ định sử dụng chủ yếu để điều trị cho các trường hợp viêm mũi dị ứng hoặc giúp đẩy lùi các triệu chứng dị ứng khác. Bệnh nhân cần thực hiện theo đúng kế hoạch điều trị để thuốc Iyafin phát huy công dụng hiệu quả nhất.

1. Iyafin là thuốc gì?

Thuốc Iyafin thuộc nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp. Thuốc Iyafin thường được bác sĩ kê đơn sử dụng cho các tình trạng nghẹt mũi, sốt, nhức đầu, ho khan, ho có đờm, hắt hơi, chảy nước mũi do dị ứng thời tiết, viêm phế quản hoặc cảm cúm.

Hiện nay, thuốc Iyafin được bào chế dưới dạng viên nén và đóng gói theo quy cách hộp 25 vỉ nhôm x 4 viên. Trong mỗi viên nén Iyafin có chứa các thành phần hoạt chất sau:

  • Hoạt chất chính: Chlorpheniramin maleat (2mg), Dextromethorphan HBr.H2O (15mg) và Glyceryl guaiacolate (100mg).
  • Các tá dược khác: Tinh bột ngô, Lactose, Magnesium stearate, Cellulose vi tinh thể, Povidone K-30, Aerosil 200 (Colloidal silicon dioxide), Màu xanh Brilliant (Brilliant blue) và Màu vàng Tartrazin (FD&C Yellow No. 5).

2. Thuốc Iyafin có tác dụng gì?

2.1 Tác dụng của thuốc Iyafin

Hoạt chất Chlorpheniramin maleat trong thuốc Iyafin thuộc nhóm kháng histamin có ít tác dụng an thần. Tương tự như những thuốc kháng histamin khác, Chlorpheniramin maleat có khả năng chống tiết chất Acetylcholin, tuy nhiên công dụng này thường tác động khác nhau đối với mỗi cá thể. Theo nghiên cứu, tác dụng kháng histamin của hoạt chất Chlorpheniramin maleat là nhờ vào sự phong bế cạnh tranh với thụ thể H1 của những tế bào tác động.

Sau khi uống, Chlorpheniramin maleat được hấp thu tốt và hiện diện trong huyết tương chỉ sau 30 – 60 phút. Độ sinh khả dụng của Chlorpheniramin maleat khá thấp, đạt khoảng 25 – 50%. Chlorpheniramin maleat thường được chuyển hoá dưới dạng Desmethyl - Didesmethyl – Clorpheniramin và được bài tiết chính qua đường nước tiểu.

2.2 Chỉ định sử dụng thuốc Iyafin

Thuốc Iyafin thường được bác sĩ kê đơn sử dụng cho các trường hợp sau:

  • Điều trị tình trạng viêm mũi dị ứng quanh năm hoặc viêm mũi dị ứng theo mùa.
  • Điều trị hiệu quả các triệu chứng dị ứng như nổi mày đay, viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi vận mạch bởi histamin, viêm da tiếp xúc, phù mạch, dị ứng thức ăn, phù Quincke, phản ứng huyết thanh, ngứa do sởi / thuỷ đậu, côn trùng đốt.

2.3 Chống chỉ định sử dụng thuốc Iyafin

Tránh sử dụng thuốc Iyafin cho các trường hợp dưới đây khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa:

  • Bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc mẫn cảm với hoạt chất Chlorpheniramin maleat hay bất kỳ thành phần nào khác trong thuốc.
  • Chống chỉ định cho bệnh nhân đang điều trị bằng các thuốc ức chế Monoamine oxidase, vì khi dùng cùng với Iyafin có thể gây các phản ứng nghiêm trọng như chóng mặt, sốt cao, chảy máu não hoặc thậm chí bị tử vong.
  • Không dùng thuốc Iyafin cho bệnh nhân có các triệu chứng của phì đại tuyến tiền liệt.
  • Tránh sử dụng Iyafin cho người mắc Glaucoma góc đóng, tắc cổ bàng quang, loét dạ dày hoặc tắc môn vị - tá tràng.
  • Chống chỉ định thuốc Iyafin cho bệnh nhân nội trú mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn, nhất là trong cơn cấp tính, bởi tác dụng kháng cholinergic có thể làm đặc dịch tiết, đồng thời ức chế long đờm.
  • Không sử dụng thuốc Iyafin cho người bị ho mãn tính gây ra bởi viêm phế quản, hen suyễn, hút thuốc và khí thũng.
  • Chống chỉ định cho phụ nữ đang có thai, trẻ sơ sinh, trẻ đẻ thiếu tháng và phụ nữ nuôi con bú.

3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Iyafin

3.1 Liều lượng sử dụng thuốc Iyafin

Dưới đây là liều dùng thuốc Iyafin theo khuyến cáo của bác sĩ đối với từng bệnh nhân cụ thể, bao gồm:

  • Liều cho trẻ trên 12 tuổi và người trưởng thành: Uống 1 viên / lần / ngày, tối đa 2 viên / ngày.
  • Liều cho trẻ từ 6 – 12 tuổi: Uống nửa viên / lần / ngày.

Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe cũng như độ tuổi để có liều thuốc Iyafin phù hợp.

3.2 Hướng dẫn sử dụng đúng cách thuốc Iyafin

Thuốc Iyafin được bào chế dưới dạng viên nén, do đó bệnh nhân có thể dùng thuốc bằng đường uống vào thời điểm trước hoặc sau ăn đều được. Trong quá trình điều trị bằng Iyafin, bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối các quy định của bác sĩ về liều dùng thuốc, tránh tự ý thay đổi hay điều chỉnh liều nhằm ngăn ngừa các nguy cơ gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, thuốc Iyafin cần được sử dụng đều đặn và đúng lịch trình hoặc thời gian để phát huy công dụng tối ưu nhất. Bệnh nhân cần hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn dầu mỡ trong chế độ ăn uống thường ngày, đồng thời tăng cường các loại rau củ, trái cây và giảm các thức uống chứa gas, cồn hay các chất kích thích như thuốc lá trong suốt thời gian điều trị bằng Iyafin. Ngoài ra, người bệnh cũng nên kết hợp tập thể dục với cường độ vừa phải nhằm giúp nâng cao sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch, giúp rút ngắn thời gian điều trị.

4. Tác dụng phụ có nguy cơ xảy ra khi sử dụng thuốc Iyafin

Thuốc Iyafin có thể gây ra một số tác dụng phụ cho bệnh nhân trong quá trình điều trị, bao gồm:

  • Tác dụng an thần: Ngủ gà nhẹ, ngủ sâu, chóng mặt, khô miệng hoặc gây kích thích khi điều trị ngắt quãng.
  • Tác dụng phụ thường gặp: Khô miệng, an thần hoặc ngủ gà.
  • Tác dụng phụ hiếm gặp: Buồn nôn, chóng mặt.
  • Các tác dụng phụ khác: Tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, nôn ói, biếng ăn, đau bụng, loạn nhịp xoang, ngoại tâm thu, loạn nhịp tim, tim đập nhanh, tụt huyết áp do chẹn α - adrenergic, tăng huyết áp hoặc ra đờm khi dùng liều thuốc lớn.

Trong trường hợp xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ nào được đề cập ở trên, bệnh nhân cần ngưng dùng thuốc và báo cho bác sĩ biết sớm để được điều trị.

5. Những điều cần lưu ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Iyafin

5.1 Cần thận trọng điều gì khi sử dụng thuốc Iyafin?

Trước khi quyết định sử dụng thuốc Iyafin, bệnh nhân cần báo cho bác sĩ biết nếu đang trong các tình trạng sau:

  • Đang mang thai, nuôi con bú.
  • Bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc Iyafin.
  • Đang sử dụng các loại thuốc khác.
  • Đang dùng hoặc đã từng sử dụng nhóm thuốc chống trầm cảm ức chế monoamine oxidase (IMAO) trong khoảng 14 ngày trước.
  • Đang có ý định sử dụng thuốc Iyafin cho trẻ nhỏ và người cao tuổi.
  • Đang hoặc đã có tiền sử mắc các bệnh lý như hen suyễn, bí tiểu, loạn nhịp tim, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tắc nghẽn đường tiêu hoá, tắc nghẽn cổ bàng quang, tăng nhãn áp góc đóng, tim mạch, tiểu đường,...

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng thuốc Iyafin, người bệnh cũng cần thận trọng một số điều sau đây:

  • Do thuốc Iyafin có tác dụng chống tiết acetylcholin, do đó người bệnh có thể gặp nguy cơ bí tiểu khi dùng thuốc.
  • Tác dụng an thần của hoạt chất Clorpheniramin trong thuốc sẽ tăng lên đáng kể nếu người bệnh sử dụng thuốc khi uống rượu hoặc dùng cùng một số thuốc an thần khác.
  • Có nguy cơ dẫn đến các biến chứng đường hô hấp, ngừng thở hoặc suy giảm hô hấp. Điều này đặc biệt bất lợi đối với những bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn hoặc ở trẻ nhỏ. Do đó, cần dùng thuốc Iyafin thận trọng cho trường hợp mắc bệnh phổi mãn tính, khó thở hoặc thở ngắn.
  • Thuốc Iyafin có khả năng gây ra các triệu chứng như hoa mắt, ngủ gà, chóng mặt, nhìn mờ hoặc suy giảm tâm thần vận động đối với một số bệnh nhân, đồng thời có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng lái xe, làm việc trên cao cũng như vận hành máy móc. Do đó, những đối tượng này cần hết sức thận trọng trong quá trình điều trị bằng thuốc Iyafin.

5.2 Thuốc Iyafin có thể tương tác với các loại thuốc nào?

Theo nghiên cứu cho biết, thuốc Iyafin có thể xảy ra phản ứng tương tác khi phối hợp dùng chung với các loại thuốc sau:

  • Thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOI) khi phối hợp cùng với Dextromethorphan HBr.H2O có thể khiến bệnh nhân bị rung cơ, sốt cao, buồn nôn hoặc hôn mê.
  • Thuốc ức chế thần kinh trung ương khi dùng chung với hoạt chất Chlorpheniramin maleat có thể gây ảnh hưởng cộng, chẳng hạn như an thần hoặc buồn ngủ.
  • Tránh kết hợp Chlorpheniramin maleat với rượu, thuốc an thần, Barbiturat, thuốc ngủ hoặc các thuốc chẹn H1 khác.
  • Gây tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương và kháng cholinergic của Chlorpheniramin maleat khi dùng cùng với các thuốc ức chế monoamine oxidase.
  • Không dùng chung Chlorpheniramin maleat với các thuốc kháng cholinergic khác, chẳng hạn như thuốc Phenothiazin hoặc thuốc chống trầm cảm 3 vòng.

Việc nắm rõ những thông tin về thuốc Iyafin sẽ giúp quá trình sử dụng thuốc đạt được hiệu quả cao trong quá trình điều trị bệnh. Bên cạnh đó còn giúp người bệnh giảm thiểu những rủi ro nhất định.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • new amerhino
    Công dụng thuốc New AMERHINO

    Thuốc New AMERHINO có chứa thành phần chính là Phenylephrin HCl 5mg; Loratadin 5 mg các hoạt chất khác. Thuốc được ứng dụng trong điều trị các triệu chứng nghẹt mũi, hắt hơi... cùng nhiều công dụng khác. Đọc ngay ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Spaylax
    Công dụng thuốc Spaylax

    Thuốc Spaylax Spray có chứa thành phần chính là Dexamethasone phosphate, Sylometazoline HCl, Neomycin 3500 IU/ml. Đây là loại thuốc xịt mũi có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng nhanh và mạnh, giúp điều trị các bệnh lý cụ ...

    Đọc thêm
  • Allerstat 120
    Công dụng thuốc Allerstat 120

    Allerstat 120 là thuốc được sử dụng trong khắc phục các triệu chứng do viêm mũi dị ứng theo mùa và nổi mề đay tự phát mãn tính. Trước khi lựa chọn sử dụng, công dụng và hướng dẫn sử ...

    Đọc thêm
  • madolora
    Công dụng thuốc Madolora

    Madolora là thuốc chống dị ứng, được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Madolora sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác dụng phụ ...

    Đọc thêm
  • xytab
    Công dụng thuốc Xytab

    Xytab là thuốc thường được dùng để điều trị các bệnh viêm mũi dị ứng, mày đay, sưng tấy hoặc cả ửng đỏ và rát bỏng. Tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm về cách dùng và những ...

    Đọc thêm