Công dụng thuốc Nitindal

Nitindal là thuốc kê đơn, dùng để điều trị cơn đau cấp và mãn tính khi những thuốc giảm đau khác không đáp ứng. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc Nitindal, người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

1. Công dụng thuốc Nitindal là gì?

1.1. Thuốc Nitindal là thuốc gì?

Nitindal thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, nhóm chống viêm không Steroid, thuốc điều trị bệnh Gút và các bệnh xương khớp, có số đăng ký VD-1675-06, do Công ty Dược Vật tư Y tế Tiền Giang sản xuất. Với thành phần hoạt chất chính là Nefopam hydrochloride hàm lượng 30mg.

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang, vỉ 15 viên, hộp 2 vỉ.

Thuốc Nitindal khuyến cáo sử dụng cho người trưởng thành.

1.2. Thuốc Nitindal có tác dụng gì?

Hoạt chất Nefopam hydrochloride trong Nitindal là một loại thuốc giảm đau mạnh với tác dụng nhanh chóng. Thuốc hoàn toàn khác biệt với các thuốc giảm đau tác dụng lên trung ương khác như Codein, Pentazocine, Morphin và Propoxyphen. Ngoài ra, Nefopam không gây ức chế hô hấp nên sẽ hạn chế được những tác dụng phụ lên hệ hô hấp khi dùng cho những bệnh nhân sau phẫu thuật.

Thuốc Nitindal được kê đơn chỉ định trong các trường hợp:

  • Giảm đau nhanh trong trường hợp cơn đau cấp và mạn tính do thần kinh, đau đầu, chứng co thắt, đau cơ, đau răng, đau bụng kinh, đau do chấn thương, đau sau phẫu thuật, viêm tụy mạn tính, cơn đau quặn thận, cơn đau sỏi mật, đau do ung thư.

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân bị dị ứng với thành phần hoạt chất chính Nefopam hay bất cứ thành phần tá dược nào được liệt kê trên đây của thuốc Nitindal.
  • Trẻ nhỏ.
  • Bệnh nhân có tiền sử co giật.
  • Bệnh nhân bị chứng tăng nhãn áp, glaucoma góc đóng.
  • Bệnh nhân có khối u xơ tiền liệt tuyến, bí tiểu.
  • Bệnh nhân đang sử dụng các thuốc thuộc nhóm IMAO.

2. Cách sử dụng của thuốc Nitindal

2.1. Cách dùng thuốc Nitindal

  • Thuốc Nitindal dùng đường uống, vì là thuốc giảm đau nên uống thuốc sau khi ăn để giảm kích ứng niêm mạc dạ dày.
  • Uống nguyên viên Nitindal, không làm vỡ kết cấu viên thuốc, không trộn với dung dịch hoặc hỗn hợp nào khác để uống.
  • Dùng đúng theo kê đơn của bác sĩ, không uống nhiều hơn có thể gia tăng tác dụng phụ hay ít hơn liều chỉ định dẫn đến nồng độ thuốc trong máu không đủ để phát huy hết tác dụng.

2.2. Liều dùng của thuốc Nitindal

  • Người lớn: liều dùng khuyến cáo 1 viên/lần uống 3 đến 4 lần một ngày. Trường hợp đau trầm trọng có thể dùng đơn liều đến 90 mg (3 viên một lần). Chỉ uống tối đa 300 mg trong 24 giờ.
  • Người cao tuổi: Do chuyển hóa ở nhóm đối tượng mày chậm hơn nên những bệnh nhân cao tuổi có thể cần giảm liều. Khuyến cáo nên áp dụng liều khởi đầu không vượt quá 3 viên mỗi ngày. Do đã có ghi nhận các tác dụng phụ đến hệ thần kinh trung ương của Nefopam và một số trường hợp gây ảo giác và nhầm lẫn.
  • Suy thận: Bệnh nhân bị bệnh thận ở giai đoạn cuối có thể bị tăng nồng độ đỉnh trong huyết thanh khi điều trị với Nitindal. Nên khuyến cáo giảm liều cho nhóm đối tượng này.

Xử lý khi quên liều:

  • Để đạt được hiệu quả chống viêm và giảm đau khớp thì cố gắng để không quên thuốc, nếu lỡ quên thuốc thì uống ngay khi nhớ ra. Đặc biệt với chỉ định dùng hai lần trong ngày thì thời gian giữa 2 liều cách nhau ít nhất 6 giờ. Nếu đã gần đến thời gian uống liều tiếp theo thì không dùng liều bạn đã bỏ lỡ và chờ đến thời gian đúng theo lịch trình của liều tiếp theo.
  • Không dùng liều gấp đôi liều Nitindal để bù cho liều bạn đã quên.

Xử trí khi quá liều:

  • Triệu chứng: Đã có ghi nhận trên lâm sàng của ngộ độc Nefopam khi dùng quá liều chủ yếu trên hệ thần kinh (ảo giác, co giật, hôn mê và kích động) và hệ tim mạch (tuần hoàn tăng động, nhịp tim nhanh).
  • Xử trí: Cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ thường xuyên, điều trị triệu chứng và nhanh chóng loại bỏ thuốc Nitindal đã uống bằng cách rửa dạ dày. Than hoạt dùng đường uống cũng có thể giúp ngăn cản sự hấp thu thuốc vào cơ thể. Co giật và ảo giác cần được kiểm soát (bằng cách dùng Diazepam tiêm tĩnh mạch hoặc trực tràng). Các thuốc thuộc nhóm thuốc chẹn beta-adrenergic có thể giúp kiểm soát các biến chứng tim mạch.

3. Lưu ý khi dùng thuốc Nitindal

  • Các tác dụng phụ của Nitindal có thể phụ thuộc vào tác dụng phụ của các thuốc khác có hoạt tính kháng cholinergic hoặc cường giao cảm. Nitindal không nên được sử dụng trong điều trị nhồi máu cơ tim vì không có kinh nghiệm lâm sàng về chỉ định này. Bệnh nhân bị suy gan và suy thận có thể cản trở sự chuyển hóa và bài tiết của nefopam.
  • Không dùng thuốc Nitindal khi đã quá hạn sử dụng ghi trên bao bì, viên thuốc chảy nước, đổi màu, có dấu hiệu của nấm mốc, vỉ thuốc bị hở niêm phong.
  • Thận trọng khi sử dụng Nitindal đối với bệnh nhân có triệu chứng của bệnh về đường tiêu hóa do nguy cơ gây tổn thương nặng thêm
  • Nefopam nên được sử dụng thận trọng cho những bệnh nhân bị bệnh tăng nhãn áp góc đóng. Do có nhiều trường hợp báo cáo bị phụ thuộc và lạm dụng nefopam.
  • Nitindal nên được sử dụng thận trọng cho những bệnh nhân có hoặc có nguy cơ bị bí tiểu. Hiếm khi xảy ra hiện tượng nước tiểu đổi màu hồng tạm thời.
  • Nefopam có thể gây buồn ngủ ở một số bệnh nhân. Nếu bạn gặp phải tác dụng phụ này thì không nên lái xe hoặc vận hành máy móc có thể gây tai nạn.
  • Tránh dùng Nicelralgin trong thời kỳ mang thai trừ khi không có phương pháp điều trị nào an toàn hơn.

4. Tác dụng phụ của thuốc Nitindal

Thường gặp:

  • Lo lắng, đổ mồ hôi, chóng mặt, nhức đầu, buồn ngủ, nôn.
  • Khô miệng, đánh trống ngực, nhịp nhanh cảm giác như đánh trống ngực..

Ít gặp:

  • Co giật, trạng thái bối rối, ảo giác, mất ngủ
  • Phản ứng dị ứng, phản ứng phản vệ
  • Ngất, loạn cảm, run, hôn mê, huyết áp thấp,
  • Nhìn mờ.
  • Phù mạch, đổ mồ hôi.
  • Gây bí tiểu ở một số bệnh nhân.

5. Tương tác thuốc Nitindal

  • Cũng giống như các thuốc nhóm giao cảm và kháng tiết cholin, Nitindal tác dụng với các thuốc trị Parkinson, thuốc chống co thắt có tác động giống atropin, thuốc kháng histamin H1, Disopyramide.
  • Cần thận trọng khi dùng chế phẩm có chứa Nefopam đồng thời với thuốc chống trầm cảm ba vòng.
  • Cần lưu ý rằng hoạt chất Nefopam có thể gây thay đổi kết quả cho một số xét nghiệm sàng lọc Benzodiazepine và Opioid. Các xét nghiệm này đối với Benzodiazepin và Opioid có thể cho kết quả dương tính giả đối với bệnh nhân dùng Nitindal

6. Cách bảo quản thuốc Nitindal

  • Thời gian bảo quản thuốc Nitindal là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
  • Bảo quản sản phẩm thuốc ở nhiệt độ phòng phù hợp dưới 30 độ C, không để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, các vị trí có nguồn nhiệt cao như cạnh bên tủ lạnh, máy sưởi hoặc tivi dễ dẫn đến việc viên thuốc bị biến đổi.
  • Tránh để thuốc ở những nơi ẩm ướt như trong nhà tắm, hay những nơi có độ ẩm cao dưới 70% dễ nảy sinh nấm mốc. Nên để thuốc trên cao khỏi tầm với của trẻ nhỏ.

Những thông tin cơ bản về thuốc Nitindal trong bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì Nitindal là thuốc kê đơn nên người bệnh không tự ý sử dụng, mà cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để có đơn kê phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

83 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan