Công dụng thuốc Ocemoca

Ocemoca là thuốc được sản xuất theo dạng viên nén phân tán, dùng để điều trị cho người bệnh bị tăng huyết áp nguyên phát không kiểm soát được với đơn trị. Liều dùng, chỉ định và chống chỉ định thuốc cùng với những lưu ý khi dùng Ocemoca sẽ có trong bài viết dưới đây.

1. Thuốc Ocemoca là gì?

Ocemoca được xếp vào nhóm thuốc tim mạch, dùng để điều trị tăng huyết áp nguyên phát cho những bệnh nhân có huyết áp không kiểm soát được với đơn trị. Thành phần chính của thuốc Ocemoca là Perindopril, một chất ức chế enzym chuyển đổi angiotensin.

Thuốc Ocemoca được sản xuất theo dạng viên nén phân tán, đóng gói vỉ 10 viên, hàm lượng trong 1 viên thuốc Ocemoca gồm:

  • Perindopril dưới dạng Perindopril tert-butylamin 4mg.
  • Indapamid 1,25mg

2. Công dụng thuốc Ocemoca

Như đã đề cập ở trên, thuốc Ocemoca dùng trong điều trị bệnh tăng huyết áp nguyên phát cho những người bệnh không kiểm soát được huyết áp với đơn trị.

Thành phần chính Perindopril là một chất ức chế enzym chuyển đổi Angiotensin I không chuyển thành Angiotensin II trong huyết tương gây co mạch. Ở các bệnh nhân cao huyết áp, Ocemoca làm huyết áp hạ xuống bằng cách giảm sức cản ngoại vi toàn thân, đồng thời làm giãn động mạch và cả tĩnh mạch.

Thành phần Indapamid trong Ocemoca là một sulfonamid có tác dụng lợi tiểu và chống tăng huyết áp. Inpadamid trong thuốc Ocemoca có chức năng tái hấp thu Natri+ ở thận, làm tăng bài tiết Natri và Clorid, dẫn đến tăng bài niệu. Ngoài ra, Indapamid giúp các mạch máu đáp ứng với amin co mạch tốt, đưa mạch máu trở về trạng thái bình thường, giảm sức cản động mạch nhỏ ngoại vi.

Thuốc Ocemoca được hấp thụ tốt qua đường uống, chuyển hóa mạnh ở gan và thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.

3. Chỉ định dùng thuốc Ocemoca

Ocemoca dùng trong điều trị chứng tăng huyết áp nguyên phát ở bệnh nhân không kiểm soát được huyết áp với đơn trị.

4. Chống chỉ định dùng thuốc Ocemoca

Ở các trường hợp sau đây, thuốc Ocemoca bị chống chỉ định

  • Mẫn cảm với Perindopril có trong thuốc;
  • Mẫn cảm với Indapamid và các dẫn chất sulfonamid;
  • Người bệnh từng bị phù mạch có liên quan đến việc dùng thuốc ức chế men chuyểm;
  • Người bị tai biến mạch máu não;
  • Người bệnh vô niệu;
  • Bệnh nhân suy thận nặng có độ thanh thải creatinin thấp hơn 30ml/phút;
  • Trẻ em.

5. Liều dùng thuốc Ocemoca

  • Liều lượng trong người dùng tăng huyết áp: 1 viên Ocemoca/lần/ngày
  • Liều dùng trong suy thận: Với người bệnh có độ thanh thải creatinin > 60ml/phút: Liều không cần điều chỉnh.
  • Với người bệnh có độ thanh thải creatinin từ 30-60ml/phút: Khởi đầu với liều khuyến cáo là 2mg/ngày (tương đương nửa viên Ocemoca, nhưng không khuyến cáo người bệnh bẻ đôi), nên tìm dạng bào chế khác phù hợp với liều dùng.
  • Liều dùng với người cao tuổi: Liều dùng khởi đầu phụ thuộc vào sự đáp ứng huyết áp của người bệnh, đặc biệt khi có sự hao hụt muối và nước để tránh cơn hạ huyết áp đột ngột khi bắt đầu dùng thuốc.

6. Tác dụng phụ thuốc Ocemoca

Các tác dụng phụ được liệt kê khi dùng Ocemora bao gồm:

  • Nhức đầu, người bệnh có thể trở nên nóng nảy, thay đổi tính tình;
  • Rối loạn giấc ngủ, suy nhược cơ thể, dễ chóng mặt;
  • Chán ăn, vị giác rối loạn;
  • Nổi mẫn da;
  • Ho khan, khô miệng;
  • Giảm hồng cầu, tăng kali huyết, phù mạch ở vùng đầu mặt cổ.

7. Lưu ý khi sử dụng thuốc Ocemoca

Ở những trường hợp bệnh lý sau đây, cần chú ý thận trọng khi dùng thuốc Ocemoca:

  • Bệnh nhân thiếu máu cục bộ, suy tim, bệnh mạch máu não, mất bù tim cấp tính, phì đại cơ tim, hẹp van 2 lá;
  • Bệnh nhân đái tháo đường;
  • Bệnh nhất mất nước, suy giảm thể tích;
  • Bệnh nhân xơ gan, mắc bệnh mạch máu collagen;
  • Bệnh nhân gút;
  • Bệnh nhân trước, trong và sau đại phẫu;
  • Bệnh nhân bị tăng aldosteron nguyên phát;
  • Bệnh nhân suy gan, suy thận, hẹp động mạch thận;
  • Bệnh nhân thẩm phân máu, tăng huyết áp do mạch máu thận, suy tim sung huyết;
  • Thận trọng ở người cao tuổi;
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú: chưa có tài liệu nghiên cứu về sử dụng Ocemoca trên đối tượng này, do đó không nên tự ý dùng thuốc khi chưa hiểu rõ tác dụng và chưa có chỉ định của bác sĩ;
  • Ocemoca có thể gây chóng mặt, buồn ngủ, do vậy không nên dùng cho người phải vận hành máy móc hoặc lái xe.

Ocemoca là thuốc gồm 2 thành phần chính gồm Perindopril và Indapamid, thuốc có tác dụng điều trị chứng tăng huyết áp nguyên phát. Thuốc gồm nhiều tác dụng phụ, khi dùng phải hết sức cẩn thận, nên hỏi ý kiến bác sĩ và theo dõi các tác dụng sau khi uống.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

510 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • sonletab
    Công dụng thuốc Woorilosa

    Woorilosa là thuốc dùng trong điều trị cao huyết áp từ nhẹ đến trung bình. Với thành phần chính là Losartan Postassium, dạng bào chế của thuốc được nhà sản xuất đưa ra là viên nén bao phim. Cùng tìm ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Thuốc Beclovent
    Công dụng của thuốc Beclovent

    Thuốc Beclovent thuộc nhóm thuốc chống viêm và có dược lý nhóm adrenal Glucocorticoid. Thuốc được bào chế ở dạng lỏng khí dung và giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh hen suyễn, cải thiện tình trạng hô hấp.

    Đọc thêm
  • thuốc avsola
    Công dụng thuốc Avsola

    Thuốc Avsola là một kháng thể đơn dòng được dùng trong một số trường hợp mắc bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp,...không đáp ứng với các thuốc điều trị thông thường khác. Đây ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Afluria
    Công dụng thuốc Afluria

    Thuốc Afluria là một nhãn hiệu vắc xin cúm được bào chế ở dạng tiêm giúp ngăn ngừa nhiễm trùng do virus cúm. Vắc xin được phát triển bởi các chủng virus cúm bất hoạt được khuyến nghị bởi các ...

    Đọc thêm
  • afeditab
    Công dụng thuốc Afeditab

    Thuốc Afeditab được bào chế ở dạng viên nang hoặc viên nén có tác dụng trong điều trị tác nhân tim mạch và dược lý của thuốc này chẹn kênh canxi. Vậy Afeditab là thuốc gì? Công dụng của thuốc ...

    Đọc thêm