Công dụng thuốc Oralegic

Thuốc Oralegic được dùng để làm giảm triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa và mày đay mãn tính vô căn. Thuốc Oralegic có thành phần chính là Fexofenadin HCl, được đóng gói thành từng ống. Mỗi ống thuốc Oralegic 5ml chứa Fexofenadin HCl 6mg. Ngoài ra, còn có thuốc ống Oralegic 10ml.

1. Công dụng thuốc Oralegic

Thuốc Oralegic thuộc nhóm thuốc chống dị ứng, có thành phần chính là Fexofenadin HCl 6 mg (trong 1 ống 5ml). Fexofenadin là chất kháng histamin H1, dựa vào cơ chế co thắt phế quản để chống lại những phản ứng dị ứng.

Thuốc Oralegic được bào chế dưới dạng dung dịch uống, đóng gói thành từng ống 5 hoặc 10ml. Thuốc ống Oralegic được dùng cho trẻ trên 2 tuổi và người lớn để làm giảm các triệu chứng của hai loại dị ứng sau:

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa với các biểu hiện nghẹt mũi, ngứa mũi, hắt hơi liên tục, chảy nước mũi, ...
  • Mày đay mãn tính vô căn với các biểu hiện như nổi mày đay (dạng nốt sần hoặc từng đám nằm rải rác), ngứa. Các triệu chứng này thường kéo dài trên 6 tuần.

2. Cách dùng và liều dùng thuốc Oralegic

Thuốc Oralegic được dùng theo đường uống, uống nguyên 1 ống thuốc lúc bụng đói hoặc no. Liều dùng thuốc Oralegic để làm giảm triệu chứng của viêm mũi dị ứng khuyến cáo theo từng đối tượng như sau:

  • Trẻ 2 - 11 tuổi: 5ml/lần, 2 lần/ngày. Trẻ bị suy thận dùng liều ban đầu là 5ml/lần/ngày.
  • Trẻ trên 12 tuổi và người lớn: 10ml/lần, 2 lần/ngày. Người bị suy thận dùng liều ban đầu là 10ml/lần/ngày.

Liều dùng thuốc Oralegic để làm giảm triệu chứng của mày đay mãn tính vô căn khuyến cáo theo từng đối tượng như sau:

  • Trẻ 6 tháng - 2 tuổi: 2,5 ml/lần, 2 lần/ngày. Trẻ bị suy thận dùng liều ban đầu 2,5ml/lần/ngày.
  • Trẻ 2 - 11 tuổi: 5ml/lần, 2 lần/ngày. Trẻ bị suy thận dùng liều ban đầu là 5ml/lần/ngày.
  • Trẻ trên 12 tuổi và người lớn: 10ml/lần, 2 lần/ngày. Người bị suy thận dùng liều ban đầu là 10ml/lần/ngày.

Đối với người bị suy gan, người cao tuổi không cần điều chỉnh liều dùng thuốc Oralegic. Chỉ điều chỉnh liều khi người cao tuổi bị suy thận.

Dùng thuốc ống Oralegic quá liều có thể gây khô miệng, chóng mặt, buồn ngủ. Khi đó, người bệnh cần được xử trí bằng các biện pháp để loại bỏ phần thuốc chưa hấp thu, đồng thời điều trị triệu chứng và nâng cao thể trạng. Ngộ độc thuốc Oralegic không có thuốc giải độc và phương pháp lọc máu không giúp làm giảm đáng kể nồng độ của thuốc trong máu.

3. Tác dụng phụ của thuốc Oralegic

Thuốc Oralegic có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn với tần suất như sau:

  • Thường gặp: Buồn nôn, buồn ngủ, chóng mặt, đau đầu.
  • Ít gặp: Mệt mỏi.
  • Chưa rõ tần suất: Các phản ứng quá mẫn với thuốc như sốc phản vệ, khó thở, phù mạch; căng thẳng, rối loạn giấc ngủ; đánh trống ngực, tim đập nhanh; tiêu chảy; nổi mày đay, phát ban, ngứa.

Nếu sau khi dùng thuốc Oralegic và có biểu hiện của tác dụng phụ, cần liên hệ với bác sĩ chuyên môn ngay lập tức để được tư vấn và hướng dẫn xử trí đúng cách.

4. Một số lưu ý khi dùng thuốc Oralegic

  • Không dùng thuốc Oralegic với người bị quá mẫn hoặc có tiền sử quá mẫn với thành phần của thuốc.
  • Người bị suy gan, suy thận, người cao tuổi cần thận trọng khi dùng thuốc.
  • Nếu đang dùng thuốc Oralegic, người bệnh không được tự ý dùng thêm các loại thuốc kháng histamin H1 khác.
  • Bác sĩ cần thông báo cho người bệnh tim mạch về tác dụng phụ liên quan đến tim mạch khi dùng thuốc ống Oralegic.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con cho bú cần thận trọng khi dùng thuốc, chỉ được dùng khi lợi ích của thuốc lớn hơn với mức độ ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Hạn chế các hoạt động lái xe, điều khiển máy móc khi dùng thuốc Oralegic vì thuốc gây tác dụng phụ là buồn ngủ, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi.
  • Thuốc Oralegic nếu dùng kèm với Erythromycin hoặc Ketoconazole có thể khiến nồng độ của Fexofenadine trong huyết tương tăng 2 - 3 lần. Vì vậy, để tránh tương tác thuốc, cần báo cho bác sĩ/dược sĩ các loại thuốc đang dùng, bao gồm thuốc kê đơn và không kê đơn, các loại thảo dược và thực phẩm chức năng.

Công dụng của thuốc Oralegic là làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa và mày đay mãn tính vô căn với các biểu hiện như nghẹt mũi, ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, nổi mày đay, ngứa, ... Việc nắm rõ công dụng của thuốc giúp quá trình điều trị bệnh được tốt hơn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

182.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan