Công dụng thuốc Pancricon

Thuốc Pancricon được bào chế dưới dạng viên nén, có thành phần chính gồm Pancreatin và Simethicon. Thuốc được sử dụng trong điều trị một số tình trạng rối loạn tiêu hóa (đầy hơi, chán ăn, khó tiêu,...).

1. Thuốc Pancricon là thuốc gì?

Thuốc Pancricon có thành phần gồm Pancreatin 170mg và Simethicon 84,43mg. Trong đó, Pancreatin là dạng được bào chế từ tuyến tụy của lợn hoặc bò dưới hình thức là bột màu trắng hoặc vàng nhạt, có chứa các men tiêu hóa ở tụy (trypsin, amylase, lipase). Còn Simethicon là 1 chất lỏng nhớt, trong mờ với màu xám. Nó giúp làm giảm sức căng bề mặt của các bong bóng hơi và khiến chúng kết hợp lại với nhau. Thành phần này giúp loại bỏ hơi, khí hoặc bọt ở đường tiêu hóa trước khi chụp X-quang, dùng để làm giảm tình trạng căng bụng, khó tiêu. Simethicon được bài tiết theo phân (ở dạng không biến đổi).

Simethicon được sử dụng để làm giảm các triệu chứng đau do hơi bị dư thừa trong đường tiêu hóa. Nó là chất hỗ trợ trong điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau (trong đó có vấn đề tắc nghẽn hơi do phẫu thuật, nuốt khí, loét dạ dày, khó tiêu cơ năng, kết tràng bị co thắt hoặc kích thích). Ngoài ra, Simethicon cũng được sử dụng kết hợp với các chất kháng acid, chất chống co thắt, thuốc tiêu hóa và thuốc an thần.

Chỉ định sử dụng thuốc Pancricon:

Chống chỉ định sử dụng thuốc Pancricon:

  • Người bị quá mẫn với thành phần hoặc tá dược của thuốc.

2. Cách dùng và liều dùng thuốc Pancricon

Cách dùng: Đường uống, nên uống thuốc Pancricon sau khi ăn.

Liều dùng:

  • Người lớn: Dùng liều 1 - 2 viên/lần x 3 lần/ngày;
  • Trẻ em 8 - 14 tuổi: Dùng liều 1 viên/lần x 3 lần/ngày.

Quá liều: Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều khi sử dụng thuốc Pancricon, người bệnh nên gọi cấp cứu hoặc đến bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán, xử trí sớm. Người thân nên cung cấp cho bác sĩ về đơn thuốc bệnh nhân đang dùng.

Quên liều: Trong trường hợp quên dùng 1 liều thuốc Pancricon, người bệnh nên uống càng sớm càng tốt (cách khoảng 1 - 2 giờ so với chỉ định). Nếu gần với liều kế tiếp thì bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo vào đúng thời điểm được quy định, không cần uống gấp đôi liều quy định.

3. Tác dụng phụ của thuốc Pancricon

Trong quá trình sử dụng thuốc Pancricon, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: Phát ban, đỏ da, hắt hơi, chảy nước mắt, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, kích ứng miệng và quanh hậu môn (nếu dùng liều cao). Bệnh nhân hiếm khi gặp phản ứng dị ứng. Nếu gặp các tác dụng phụ của thuốc này, người bệnh nên báo ngay cho bác sĩ để nhận được sự tư vấn về cách can thiệp, xử trí phù hợp.

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Pancricon

Trước và trong khi dùng thuốc Pancricon, người bệnh cần lưu ý:

  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Pancricon ở người bệnh tăng acid uric máu và tăng acid uric niệu khi bị xơ hóa bàng quang;
  • Thận trọng khi dùng thuốc Pancricon trong trường hợp bệnh nhân bị tắc ống dẫn mật hoặc có nồng độ cao bilirubin trong huyết tương;
  • Không nhai hoặc ngậm viên thuốc (vì nguy cơ gây kích ứng và mùi khó chịu dễ dẫn tới nôn ói);
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Pancricon ở phụ nữ có thai và cho con bú, nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Trong quá trình sử dụng thuốc Pancricon, người bệnh nên tuân thủ tuyệt đối mọi hướng dẫn của bác sĩ về liều dùng và cách dùng thuốc. Đồng thời, bệnh nhân cũng cần liệt kê chi tiết các loại thuốc mình đang sử dụng và tiền sử bệnh lý của mình để bác sĩ có sự điều chỉnh phù hợp.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan