Công dụng thuốc Prazintel

Thuốc Prazintel thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Thuốc Praziquantel được chỉ định điều trị giun sán phổ rộng.

1. Thuốc Prazintel có tác dụng gì?

1.1. Thuốc Prazintel là thuốc gì?

Thuốc Prazintel thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Thuốc Prazintel có chứa các thành phần:

  • Hoạt chất chính: Praziquantel
  • Tá dược: Tinh bột biến tính, tinh bột mì, dicalci phosphat, povidon K30, natri lauryl sulfat, magnesium stearat, vivacoat PA White....

Thuốc Prazintel được bào chế dưới dạng viên nén hàm lượng 600mg, hộp 1 vỉ, vỉ 4 viên. Thuốc Prazintel được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em từ 4 tuổi trở lên và người trưởng thành.

1.2. Chỉ định thuốc Prazintel

Thuốc Praziquantel là một thuốc trị giun sán phổ rộng nên được chỉ định sử dụng trong một trường hợp sau đây:

  • Sán máng Schistosoma;
  • Clonorchis sinensis (sán lá gan ở Trung Quốc), Opisthorchis viverrini (sán lá gan ở Đông Nam Á);
  • Một số loại sán lá khác: Fasciolopsis buski (sán lá ruột), Heterophyes heterophyes (sán lá ruột), paragonimus westermani (sán lá phổi). Không có tác dụng đối với Fasciola hepatica (sán lá gan ở cừu);
  • Sán dây gây bệnh ở người: Diphyllobothrium latum (sán cá), Dipylidium caninum (sán chó, sán mèo), Hymenolepis nana (sán lùn); Taenia saginata (sán bò); Taenia solium (sán lợn),;

Thuốc Prazintel có tác dụng đối với các sán nhạy cảm ở các giai đoạn ấu trùng, chưa trưởng thành và trưởng thành.

Thuốc đã được dùng để điều trị có hiệu quả bệnh ấu trùng sán lợn thần kinh, trừ bệnh ấu trùng sán lợn ở mắt.

Thuốc Prazintel được bác sĩ kê đơn sử dụng trong các trường hợp sau đây:

  • Tiêu diệt sán máng, sán lá gan nhỏ, sán phổi Paragonimus, sán Opisthorchis, các loại sán lá khác, sán dây, ấu trùng ở não.
  • Thuốc có tác dụng ở giai đoạn sán trưởng thành và giai đoạn ấu trùng.

2. Cách sử dụng của thuốc Prazintel

2.1. Cách dùng thuốc Prazintel

Thuốc Prazintel thường uống trong bữa ăn. Người bệnh không được nhai viên thuốc nhưng có thể bẻ làm 2 hoặc 4 để dùng từng liều riêng. Để giảm nguy cơ gây ADR trên hệ thần kinh có thể dùng phối hợp praziquantel với dexamethason 6 – 24 mg/ngày hoặc prednisolon 30 – 60 mg/ngày ở những người bệnh mắc ấu trùng sán lợn ở não.

2.2. Liều dùng của thuốc Prazintel

Sán máng: Liều thường dùng cho người lớn và trẻ em trên 4 tuổi là 60mg/kg/ngày chia 3 lần hoặc 40 mg/kg/ngày chia 2 lần với khoảng cách 4 – 6 giờ (hoặc liều duy nhất 40 – 60 mg/kg/ngày). Dùng trong 1 ngày.

Sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis và Opisthorchis viverrini: Liều thường dùng cho người lớn và trẻ em trên 4 tuổi là 75 mg/kg/ngày chia 3 lần (có thể dùng liều duy nhất 40 – 50 mg/kg/ngày). Dùng trong 1 – 2 ngày.

Sán lá khác:

  • Fasciolopsis buski, Heterophyes heterophyes, Metagonimus yokogawai: 75 mg/kg/ngày, chia 3 lần, cho cả người lớn và trẻ em. Nanophyetus salmincola: 60 mg/kg/ngày, chia 3 lần trong ngày cho cả người lớn và trẻ em.
  • Paragonimus westermani: 25 mg/kg/lần, 3 lần trong ngày, dùng 1 – 2 ngày, cho cả người lớn và trẻ em.
  • P. uterobilateralis: 25 mg/kg/lần, 3 lần trong ngày, dùng 2 ngày.

Sán dây: Giai đoạn trưởng thành và ở trong ruột; sán cá, sán bò, sán chó, sán lợn: 5 – 25 mg/kg, dùng liều duy nhất cho cả người lớn và trẻ em.

Sán Hymenolepis nana: 25 mg/kg/lần, dùng liều duy nhất cho cả người lớn và trẻ em.

  • Giai đoạn ấu trùng và ở trong mô: Điều trị giai đoạn ấu trùng của sán lợn: 50 mg/kg/ngày, chia làm 3 lần, dùng 15 ngày.
  • Đối với bệnh ấu trùng sán lợn: Người lớn và trẻ em dùng liều 50 – 100 mg/kg/ngày, chia làm 3 lần bằng nhau, uống hàng ngày, trong 30 ngày.
  • Đối với bệnh ấu trùng sán lợn ở não: 50 mg/kg/ngày, chia đều 3 lần, trong 14 – 15 ngày (có thể lên đến 21 ngày đối với một số ít người bệnh).

Xử lý khi quên liều: Cần uống ngay khi nhớ ra, nếu gần đến liều sau thì bỏ qua liều quên và tiếp tục dùng thuốc như bình thường, không dùng bù liều vào lần dùng sau.

Xử trí khi quá liều: Rất ít thông tin về ngộ độc cấp praziquantel. Dùng thuốc nhuận tràng tác dụng nhanh khi uống praziquantel quá liều. Than hoạt tính có thể làm giảm sự hấp thu của thuốc nếu được dùng trong vòng 1-2h sau khi uống thuốc. Đối với các bệnh nhân không được tỉnh táo hoặc không uống được, cần cho than hoạt tính thông qua ống thông mũi dạ dày.

3. Chống chỉ định của thuốc Prazintel

  • Bệnh nhân dị ứng với thành phần chính praziquantel hay bất kỳ thành phần tá dược nào được liệt kê trên đây của thuốc Prazintel.
  • Bệnh nang sán trong mắt và trong tuỷ sống.
  • Dùng đồng thời với chất cảm ứng mạnh của Cytochrom P450 như rifampicin. Nếu bệnh nhân đang dùng rifampicin, cần dùng 4 tuần trước khi điều trị bằng praziquantel và có thể tiếp tục dùng rifampicin sau 1 ngày khi kết thúc dùng thuốc praziquantel.

4. Lưu ý khi sử dụng của thuốc Prazintel

Lưu ý khi sử dụng của thuốc Prazintel trong các trường hợp sau đây:

  • Cần thận trọng khi dùng Prazintel với những người bệnh có tiền sử co giật.
  • Thận trọng khi điều trị bệnh ấu trùng sán máng thần kinh, tốt nhất vẫn phải yêu cầu người bệnh nhập viện trong thời gian điều trị.
  • Thận trọng dùng Prazintel đối với người có nhịp tim không đều. Trong khi điều trị bằng Prazintel cần phải giám sát nhịp tim.
  • Thận trọng ở người có gan to do nhiễm sán máng, chuyển hoá praziquantel ở gan có thể làm giảm làm nồng độ của thuốc ở dạng không chuyển hóa tăng cao và kéo dài hơn.
  • Thận trọng khi dùng thuốc cho người trên 65 tuổi, vì người cao tuổi có khả năng có chức năng thận giảm, nguy cơ nhiễm độc thuốc cao hơn.
  • Thận trọng khi dùng thuốc cho người bị bệnh dị ứng gluten, vì thuốc có chứa tá dược tinh bột mì: Bột mì có thể chứa gluten, nhưng chỉ với lượng rất ít, do đó được xem là an toàn với bệnh dị ứng gluten.
  • Praziquantel tiết vào sữa mẹ. Người mẹ phải ngừng cho con bú trong thời gian dùng thuốc và 72 giờ sau khi ngừng thuốc. Trong thời gian này sữa phải được vắt và bỏ đi.
  • Đã có nghiên cứu trên phụ nữ có thai cho thấy không có sự khác nhau về tỉ lệ sinh non hay sảy thai khi so sánh với nhóm chứng. Tuy nhiên, vẫn không nên dùng thuốc cho phụ nữ có thai do chưa đủ bằng chứng.
  • Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.
  • Không lái xe, điều khiển máy móc trong thời gian dùng thuốc và cả sau 24 giờ sau khi uống, vì thuốc có thể gây chóng mặt, buồn ngủ..

Tương tác thuốc

  • Thuốc chuyển hóa do enzyme gan, do đó dùng đồng thời với thuốc làm tăng hoạt tính enzyme CYP (ví dụ carbamazepin, dexamethason, phenytoin, phenobarbital) có thể làm giảm nồng độ praziquantel trong huyết tương. Ngược lại, dùng đồng thời Prazintel với các thuốc làm giảm hoạt tính của isoenzyme CYP (như cimetidin, erythromycin, itraconazol, ketoconazol) có thể làm tăng nồng độ Prazintel trong huyết tương.
  • Tránh dùng đồng thời thuốc Prazintel với rifampicin, Cloroquin, nước ép bưởi, Oxamniquin.

5. Tác dụng phụ của thuốc Prazintel

Hầu hết những người bệnh mắc bệnh ấu trùng sán não khi dùng Prazintel thường gặp các tác dụng không mong muốn lên hệ thần kinh gồm: Đau đầu, co giật, sốt cao, tăng áp lực nội sọ, có thể là do đáp ứng viêm của cơ thể với ký sinh trùng đã và đang chết ở trong hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra còn các tác dụng phụ khác với tần suất như sau:

  • Rất hay gặp: Đau đầu, chóng mặt; Đau bụng, buồn nôn, nôn; Mày đay; Mệt mỏi
  • Hay gặp: Chóng mặt, tinh thần lơ mơ; Biếng ăn, tiêu chảy; Nổi mẩn; Chứng nhức gân; Cảm giác khó chịu, suy nhược;
  • Rất hiếm gặp: Phản ứng dị ứng, viêm thanh mạc, tăng bạch cầu ưa eosin; Động kinh; Loạn nhịp tim; Ngứa.

Thuốc Prazintel thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Thuốc Praziquantel được chỉ định điều trị giun sán phổ rộng. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

64 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Pedolas 100
    Công dụng thuốc Pedolas 100

    Thuốc Pedolas 100 tab là thuốc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm có thành phần Cefpodoxime. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng, người dùng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • trafocef s
    Công dụng thuốc Trafocef S 1g và 2g

    Thuốc Trafocef S thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Thuốc Trafocef-S được chỉ định sử dụng điều trị một số bệnh lý nhiễm khuẩn. Người bệnh cần tuân theo đúng chỉ ...

    Đọc thêm
  • Thuốc lodegald levo
    Công dụng thuốc Lodegald Levo

    Thuốc Lodegald Levo thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Vậy thuốc Lodegald Levo có tác dụng gì và được sử dụng như thế nào? Những lưu ý khi sử dụng thuốc sẽ ...

    Đọc thêm
  • ceplorvpc 500
    Công dụng thuốc Ceplorvpc 500

    Ceplorvpc 500mg có thành phần chính là Cefaclor, thuộc nhóm thuốc chống kí sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm, được bào chế dưới dạng viên nang cứng. Hiểu rõ tác dụng cũng như tuân thủ đúng chỉ ...

    Đọc thêm
  • rovagi
    Công dụng thuốc Rovagi

    Thuốc Rovagi thuộc nhóm thuốc ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm và được bào chế ở dạng viên nén bao phim. Thành phần chính của thuốc Rovagi là Spiramycin. Tuy nhiên trong quá trình điều trị ...

    Đọc thêm