Công dụng thuốc Prazone s

Thành phần có tác dụng kháng khuẩn của thuốc Prazone S là Cefoperazon, thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ thứ 3, hoạt chất này có tác dụng trên các vi khuẩn nhạy cảm ở giai đoạn đầu của quá trình phân chia thông qua việc ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn.

1. Prazone S là thuốc gì?

Thuốc Prazone S được bào chế dưới dạng thuốc bột pha tiêm có chứa 2 hoạt chất:

  • Cefoperazon natri USP tương đương Cefoperazon hàm lượng 1000mg;
  • Sulbactam natri USP tương đương Sulbactam hàm lượng 1000mg.

Các nghiên cứu đã chứng minh Sulbactam có khả năng làm bất hoạt không hồi phục phần lớn các men beta-lactamase quan trọng của các vi khuẩn kháng penicillin. Những nghiên cứu trên các dòng vi khuẩn kháng thuốc xác nhận sulbactam có khả năng bảo vệ penicillin và Cephalosporin không bị vi khuẩn phá hủy.

Kết hợp Cefoperazon và Sulbactam có tác dụng hiệp lực kháng khuẩn đáng kể trên in vitro. Sử dụng kết hợp Cefoperazon và Sulbactam sẽ hiệu quả hơn là chỉ dùng một loai beta-lactam, có tác dụng chống lại sự kháng thuốc của các chủng vi khuẩn với Cefoperazon. Ngoài ra, Prazone S còn cho thấy tác dụng hiệp lực (giảm nồng độ ức chế tối thiểu khi dùng dạng phối hợp so với dùng từng thuốc riêng lẻ) trong khả năng chống lại nhiều chủng vi khuẩn, chủ yếu bao gồm:

  • Vi khuẩn hiếu khí gram (+): Staphylococcus aureus, tạo hoặc không tạo ra penicilinase, Staphylococcus epidermidis, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes (Group A beta hemolytic streptococci), Streptococcus agalactiae (Group B beta-hemolytic streptococci), Enterococcus (Streptococcus Faecalis, faecium và durans)
  • Vi khuẩn hiếu khí gram (-): Escherichia coli, Klebsiella spp. (bao gdm ca K. pneumoniae), Enterobacter spp. Citrobacter spp., Haemophilus influenzae, Proteus mirabilis, Proteus vulgaris, Morganella morganii (hay Proteus morganii), Providencia stuartii, Providencia rettgeri (hay Proteus rettgeri), Serratia marcescens, Pseudomonas aeruginosa, Pseudomonas spp., một số dòng Acinetobacter calcoaceticus, Neisseria gonorrhoeae
  • Vi khuẩn kỳ khí: Khuẩn cầu gram (-) (gồm Peptococcus và Peptostreptococcus), Clostridium spp., Bacteroides fragilis va mOt sO Bacteroides spp. khác.

2. Chỉ định của thuốc Prazone S

Thuốc Prazone S điều trị nhiễm khuẩn do các chủng vi khuẩn nhạy cảm trong những trường hợp sau:

3. Liều lượng và cách dùng thuốc Prazone S

Thuốc Prazone S dùng đường tiêm bắp hoặc tiêm/truyền tĩnh mạch theo sự chỉ định của bác sĩ điều trị.

Liều lượng thông thường của thuốc Prazone S:

  • Người lớn: Liều thuốc Prazone S khuyến cáo từ 2g - 4g ngày (tính theo tổng lượng cefoperazon và sulbactam), chia đều làm 2 lần cách nhau mỗi I2 giờ. Liều thuốc Prazone S khuyến cáo tối đa trong ngày tính theo lượng sulbactam là 4g.
  • Trẻ em: Tiêm tĩnh mạch thuốc Prazone S 40 - 80mg/kg/ngày chia làm 2-4 lần.

Nhiễm các bệnh nan y nặng:

  • Liều thuốc Prazone S hàng ngày cho người lớn là 8g, chia 2 lần;
  • Liều thuốc Prazone S cho trẻ em là 160 mg/kg, chia 2 - 4 lần

Sử dụng ở bệnh nhân rối loạn chức năng gan:

  • Cefoperazon thải trừ chủ yếu qua dịch mật. Ở những bệnh nhân bị bệnh gan có hoặc không có tắc mật, thời gian bán hủy trong huyết thanh của Cefoperazon kéo dải và thải trừ qua nước tiểu tăng. Ngay cả những bệnh nhân bị bệnh gan nặng, nồng độ điều trị của Cefoperazon cũng đạt được trong dịch mật và thời gian bán hủy chỉ tăng 2 - 4 lần.
  • Bệnh nhân tắc mật nghiêm trọng, bệnh gan nặng hoặc có rối loạn chức năng thận đi kèm cần phải điều chỉnh liều phù hợp;
  • Bệnh nhân có rối loạn chức năng gan kết hợp suy chức năng thận cần được phải theo dõi nồng độ cefoperazon trong huyết tương và phải điều chỉnh liều khi cần thiết. Những trường hợp này, khi dùng Prazone S liều quá 2g một ngày phải theo dõi sát nồng độ thuốc trong huyết tương.

Sử dụng thuốc Prazone S ở bệnh nhân rối loạn chức năng thận:

  • Liều dùng thuốc Prazone S nên được điều chỉnh ở bệnh nhân giảm chức năng thận rõ (thanh thải creatinin < 30m1/phút) để bù trừ sự giảm thanh thải sulbactam.
  • Bệnh nhân có thanh thải creatinin tir 15- 30 ml/phút có thể dùng tối đa 1g sulbactam mỗi 12 giờ (liều sulbactam tối đa 2g/ngày), trong khi đó những bệnh nhân có thanh thải creatinin < 15 ml/phút có thể dùng tối đa 500mg sulbactam mỗi 12 giờ (liều sulbactam tối đa 1g/ngày).
  • Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng, có thể cần dùng thêm liều Cefoperazon.

Dược động học của Sulbactam có thể thay đổi đáng kể do thẩm phân: thời gian bán hủy của Cefoperazon giảm nhẹ khi thẩm phân máu vì thế cần cho thuốc Prazone S sau khi thẩm phân.

4. Chống chỉ định của thuốc Prazone S

Bệnh nhân quá mẫn thuốc Prazone S hoặc các kháng sinh nhóm Cephalosporin, Penicillin hoặc kháng sinh nhóm Beta-lactam khác.

5. Khuyến cáo và thận trọng của thuốc Prazone S

  • Trước khi điều trị với thuốc Prazone S phải kiểm tra xem bệnh nhân có quá mẫn với Cefoperazon hoặc các kháng sinh nhóm Cephalosporin, Penicillin hoặc các kháng sinh Beta-lactam không. Nếu phản ứng dị ứng xảy ra với kết hợp này thì cần ngưng dùng thuốc Prazone S ngay. Nếu xảy ra phản ứng quá mẫn thuốc Prazone S nặng thì có thể điều trị bằng Epinephrin và các biện pháp hỗ trợ khác như cho thở oxy, truyền dịch, truyền kháng histamin, corticosteroid.
  • Cũng như các kháng sinh khác, dùng Cefoperazon và Sulbactam dài ngày trong thuốc Prazone S có thể làm phát triển quá mức các chủng không nhạy cảm. Cần theo dõi người bệnh cẩn thận, nếu bị bội nhiễm, phải ngừng sử dụng thuốc Prazone S.
  • Cephalosporin có liên quan đến suy giảm hoạt tính prothrombin. Nguy cơ này xảy ra ở nhóm bệnh nhân suy gan hoặc thận hoặc tình trạng dinh dưỡng kém, vì vậy thời gian prothrombin phải được kiểm soát và cần bổ sung thêm vitamin K.
  • Cần sử dụng thận trọng ở người già, do ở người già các phản ứng phụ như mày đay, viêm miệng, giảm bạch cầu, tăng tiêu cầu, tăng huyết tố cầu, rối loạn chức năng gan (tăng AST va ALT) dễ xảy ra vì chức năng sinh lọc thấp.
  • Sử dụng thuốc Prazone S có thế gây tác dụng không mong muốn đau đầu, do vậy cần thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc.
  • Thời kỳ mang thai: Cefoperazon và Sulbactam có qua nhau thai. Nghiên cứu sinh sản trên chuột dùng liều cao hơn ở người l0 lần cho thấy không có ảnh hướng trên khả năng sinh sản và không gây quái thai, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ trên người. Vì nghiên cứu trên súc vật không thể giúp đoán trước tất cả các phản ứng trên người, nên tránh dùng thuốc Prazone S trong thai kỳ trừ khi thật cần thiết.
  • Thời kỳ cho con bú: thuốc Prazone S được bài tiết qua sữa với lượng nhỏ, thuốc không gây hại cho trẻ đang bú mẹ trừ khi có nguy cơ bị mẫn cảm. Nên cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ có thể xảy ra khi dùng thuốc cho người đang nuôi con bú và cần theo dõi dấu hiệu bị tiêu chảy, nổi ban trẻ.

6. Tương tác thuốc của thuốc Prazone S

  • Đã có báo cáo về tăng rối loạn chức năng thận khi dùng kết hợp cefoperazon + sulbactam như thuốc Prazone S với các thuốc Cephem, thuốc lợi tiểu như Furosemid.
  • Có thể xảy ra các phản ứng giống disulfiram với các triệu chứng đặc trưng như đỏ bừng, ra mồ hôi, đau đầu, buồn nôn, nôn và nhịp tim nhanh nếu uống rượu trong vòng 72 giờ sau khi dùng Cefoperazon.
  • Sử dụng đồng thời Aminoglycosid và một số Cephalosporin có thể làm tăng nguy cơ độc với thận, mặc dù tới nay chưa thấy xảy ra với Cefoperazon. Tuy nhiên cần theo dõi chức năng thận của người bệnh, đặc biệt là những người suy thận dùng đồng thời Cefoperazon với Aminoglycosid.
  • Sử dụng thuốc Prazone S đồng thời với Warfarin và Heparin, có thể làm tăng tác dụng giảm prothrombin huyết của Cefoperazon.
  • Xét nghiệm đường niệu của bệnh nhân dùng thuốc Prazone S có thể bị dương tính giả khi dùng dung dịch Benedict hoặc Fehling.

7. Tác dụng phụ của thuốc Prazone S

Trong quá trình sử dụng thuốc Prazone S, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như sau:

  • Có thế xảy ra sốc, do đó cần theo dõi cẩn thận khi sử dụng thuốc Prazone S. Nếu có cảm giác bất thường trong miệng, hoa mắt, mất kiềm chế, ù tai, toát mồ hôi xảy ra, cần ngưng dùng thuốc và tiến hành các biện pháp xử trí thích hợp.
  • Quá mẫn: Trong các trường hợp xảy ra các phản ứng quá mẫn như ban đỏ, nổi mày đay, ngứa và sốt nên ngưng dùng thuốc và tiến hành các biện pháp xử trí phù hợp.
  • Trên máu: Thường gặp tăng bạch cầu ưa eosin tạm thời, thử nghiệm Coombs dương tính; ít gặp giảm bạch cầu trung tính có hồi phục, thiếu máu tan huyết, giảm tiểu cầu; hiếm gặp giảm prothrombin huyết. Do đó, bệnh nhân cần được theo dõi cẩn thận và xét nghiệm thường xuyên. Trong trường hợp có các biểu hiện trên, cần ngừng ngừng sử dụng thuốc Prazone S và tiến hành biện pháp xử trí cần thiết.
  • Trên thận: Hiếm gặp nhiễm độc thận có tăng tạm thời urê huyết/creatinin, viêm thận kẽ, có thể xuất hiện protein niệu, trong trường hợp xuất hiện các dấu hiệu trên, cần ngừng sử dụng thuốc Prazone S và tiến hành các biện pháp xử trí phù hợp.
  • Trên gan: ALT thỉnh thoảng có trường hợp bị tăng; SGOT, SGPT, alkaline phosphatase và bilirubin xảy ra, hiếm gặp vàng da, mắt, tăng nhẹ AST.
  • Thần kinh cơ và xương: Hiếm gặp đau khớp.
  • Trên hệ tiêu hoá: Hiếm gặp buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, viêm đại tràng màng giả. Trong trường hợp đau bụng và đi ngoài nhiều, cần thực hiện các biện pháp thích hợp và có thể phải ngừng thuốc Prazone S, đôi khi có trường hợp bị tiêu chảy, mất phân, buồn nôn và nôn xảy ra.
  • Thần kinh trung ương: Hiếm gặp co giật (với liều cao thuốc Prazone S và suy giảm chức năng thận), đau đầu, tình trạng bồn chồn.
  • Trên da: Thường gặp ban da dạng sẵn, ít gặp mày đay, ngứa; hiếm gặp ban đỏ đa dạng, hội chứng Stevens — Johnson.
  • Trên đường hô hấp: Hiếm khi gặp sốt, ho, khó thở, gặp hình dạng bất thường khi chụp X quang ngực, viêm phổi kẽ bao gồm tăng bạch cầu ưa eosin và hội chứng PIE có thể xây ra. Trong trường hợp này, cần ngừng sử dụng thuốc Prazone S và sử dụng các liệu pháp hữu hiệu hơn như điều trị bằng corticosteroid có thể được sử dụng.
  • Bội nhiễm nấm: Hiếm gặp bội nhiễm nấm Candida
  • Thiếu vitamin: Hiếm khi bị hội chứng thiếu vitamin K (giảm prothrombin huyết và chảy máu...) và thiếu vitamin B (viêm miệng, viêm lưỡi, chán ăn, viêm dây thần kinh..
  • Các tác dụng phụ khác: ít gặp đau tại nơi tiêm thuốc Prazone S, viêm tĩnh mạch tại nơi tiêm truyền thuốc Prazone S; cảm giác ớn lạnh xảy ra.

Thành phần có tác dụng kháng khuẩn của thuốc Prazone S là Cefoperazon, thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ thứ 3. Thuốc Prazone S điều trị nhiễm khuẩn do các chủng vi khuẩn nhạy cảm, viêm nhiễm. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ, người dùng cần sử dụng thuốc theo đơn hoặc nhờ sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan