Công dụng thuốc Tranfast

Tranfast với thành phần bao gồm Macrogol 64g, Natri sulfat 5,7g, Natri bicarbonat 1,680g, Natri clorid 1,460g, Kali clorid 0,750g, thuộc nhóm thuốc nhuận tràng thẩm thấu. Thuốc Tranfast sản xuất dưới dạng gói bột pha thành dung dịch uống. Trước khi dùng thuốc điều trị người bệnh nên đọc kỹ tìm hiểu thông tin về thuốc Tranfast.

1. Thuốc Tranfast có tác dụng gì?

Tranfast có thành phần bao gồm Macrogol 64g; Natri sulfat 5,7g; Natri bicarbonat 1,680g; Natri clorid 1,460g; Kali clorid 0,750g vừa đủ một gói, có tác dụng làm tăng lượng nước trong ruột, tăng nhu động ruột nhờ cơ chế thẩm thấu. Ngoài ra, Tranfast bồi phụ lại điện giải trong đường ruột, do lượng chất điện giải trong Tranfast cung cấp bằng với hàm lượng chất điện giải trong huyết tương đường ruột, nên thuốc cân bằng lại sự trao đổi điện giải trong đường ruột sau khi nhuận tràng.

Tranfast được chỉ định trong các trường hợp:

  • Táo bón mãn tính.
  • Sử dụng để làm sạch đại tràng trước thăm dò nội soi, chụp X-quang, phẫu thuật đại tràng.

2. Liều lượng và cách dùng Tranfast

2.1. Cách dùng thuốc Tranfast

Tranfast được sản xuất dưới dạng gói bột pha dung dịch uống. Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trên tờ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Mỗi gói Tranfast được hòa tan trong 1 lít nước và lắc cho tan hoàn toàn.

2.2. Liều dùng thuốc Tranfast

Người lớn:

  • Liều dùng thông thường: khoảng 1 lít đối với 15 kg – 20 kg trong lượng cơ thể, tương ứng với liều trung bình là 3 – 4 lít/ người
  • Tùy theo trọng lượng cơ thể bệnh nhân, chia thành 2 chế độ liều và với điều kiện toàn bộ lượng dịch phải được đưa vào cơ thể (trung bình khoảng 3-4 lít). Chế độ liều uống 1 lần và chế độ uống 2 lần.
  • Liều uống 2 lần: uống 2 lít buổi tối hôm trước, uống 1- 2 lít vào buổi sáng hôm sau trước khi thăm khám 3-4 giờ, hoặc uống 3 lít vào buổi tối hôm trước và 1 lít buổi sáng hôm sau trước khi thăm khám 3-4 giờ.
  • Liều uống 1 lần: Người bệnh uống 3 – 4 lít nước thuốc vào buổi tối hôm trước. Tốc độ uống được khuyến cáo là: 1-1,5 lít mỗi giờ (tức là 250 ml mỗi 10 đến 15 phút). Liều dùng thuốc Tranfast có thể điều chỉnh dựa theo tình trạng lâm sàng của bệnh nhân và các bệnh lý mắc kèm khác dưới chỉ định và sự giám sát của bác sĩ.

Trẻ em: Không dùng thuốc cho trẻ em dưới 18 tuổi do chưa có nghiên cứu đầy đủ về thuốc trên lâm sàng.

Đối với người suy gan, suy thận nặng: Dùng thuốc khi có chỉ định và dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa.

3. Chống chỉ định của thuốc Tranfast

Chống chỉ định dùng thuốc Tranfast trong những trường hợp sau:

  • Người bệnh có tiền sử dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc Tranfast.
  • Người bệnh thể trạng suy kiệt, mất nước hay suy tim nặng.
  • Ung thư đại tràng tiến triển, bệnh Crohn.
  • Bệnh nhân tắc ruột.
  • Bệnh nhân thủng ruột.
  • Bệnh nhân liệt ruột.
  • Bệnh nhân viêm đại tràng hoặc bệnh Megacolon.

4. Tác dụng không muốn của thuốc Tranfast

Khi sử dụng thuốc Tranfast người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ dưới đây:

  • Rối loạn tiêu hóa: Đau bụng, chướng bụng, buồn nôn, nôn.
  • Phản ứng dị ứng, Nhẹ: nổi mề đay, phát ban, ngứa. Nặng: Sốc phản vệ, phù mạch, phù thanh môn,...).

5. Thận trọng khi sử dụng thuốc Tranfast

Khi dùng thuốc Tranfast cần lưu ý những thông tin dưới đây:

  • Ở người già thể trạng yếu, chỉ nên dùng Tranfast khi có sự theo dõi của bác sĩ,
  • Không dùng thuốc khác đồng thời thuốc Tranfast do việc đi ngoài tiêu chảy sau khi dùng thuốc có thể gây ảnh hưởng đến việc hấp thu các thuốc được dùng đồng thời.
  • Người bệnh có biểu hiện dị ứng: sốc phản vệ, phát ban, nổi mề đay, phù mạch, báo ngay cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
  • Mặc dù Tranfast có thành phần điện giải cân bằng với hàm lượng điện giải trong huyết tương đường ruột, nhưng các rối loạn chất điện giải vẫn có thể xảy ra ở những bệnh nhân có nguy cơ, hoặc ở người bệnh đã và đang có rối loạn điện giải trước khi sử dụng Tranfast.
  • Thận trọng khi sử dụng Tranfast đối với những bệnh nhân điều trị bằng thuốc có thể làm tăng nguy cơ rối loạn nước và điện giải như: hạ natri máu, hạ kali máu
  • Bệnh nhân suy giảm chức năng thận, suy tim, hoặc điều trị Tranfast đồng thời với thuốc lợi tiểu làm tăng nguy cơ rối loạn cân bằng điện giải.
  • Thận trọng khi sử dụng Tranfast ở những bệnh nhân có tình trạng nôn mửa, bệnh nhân nằm liệt giường hoặc bệnh nhân bị rối loạn chức năng thần kinh hoặc rối loạn vận động, do nguy cơ gây tắc đường thở.
  • Bệnh nhân suy tim, suy thận, có nguy cơ bị phù phổi cấp do tràn dịch.
  • Đối với phụ nữ có thai: Có rất ít nghiên cứu về việc sử dụng Tranfast ở phụ nữ có thai. Vì vậy, chỉ sử dụng Tranfast khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
  • Đối với phụ nữ đang cho con bú: Không có dữ liệu nghiên cứu về sự bài tiết của Tranfast trong sữa mẹ. Nguy cơ xảy ra tác dụng không mong muốn đối với trẻ sơ sinh khi sử dụng chưa được loại trừ. Chỉ sử dụng Tranfast khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc: Thuốc làm tăng nhu động ruột, có thể gây tiêu chảy, mất nước, điện giải, người lái xe và vận hành máy móc cần lưu ý khi sử dụng thuốc.

6. Tương tác của thuốc Tranfast

Khi dùng thuốc Tranfast có thể gây những tương tác thuốc như sau:

  • Khi dùng Tranfast kèm với các thuốc đường uống khác, làm cho các thuốc khác có thể không được hấp thu do tác dụng tăng nhu động ruột, làm rỗng ruột do thuốc gây ra. Do đó, nên sử dụng các thuốc khác trước 2 giờ khi dùng Tranfast.
  • Tránh sử dụng các thuốc đường uống khác trong hoặc sau khi uống thuốc Tranfast và không dùng thuốc đường uống trước khi tiến hành thủ thuật đường tiêu hóa.
  • Rối loạn điện giải cũng có thể gặp nên cần hết sức thận trọng khi dùng cho người bệnh thay đổi chức năng thận, suy tim hay đang dùng các thuốc lợi tiểu.

Thuốc Tranfast được chỉ định trong các trường hợp: Táo bón mãn tính, sử dụng để làm sạch đại tràng trước thăm dò nội soi, chụp X-quang, phẫu thuật đại tràng. Tuy nhiên, Tranfast có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như tiêu chảy, đau bụng, rối loạn chức năng ruột... Vì vậy, người bệnh cần đọc kỹ thông tin của thuốc và tư vấn bởi bác sĩ điều trị trước khi sử dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

17.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan