Công dụng thuốc Unasyn tab

Thuốc Unasyn tab chứa hoạt chất ampicillin kết hợp với sulbactam, thuốc được sử dụng phổ biến trong các trường hợp nhiễm khuẩn như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm nắp thanh quản, nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới như viêm phổi do vi khuẩn, nhiễm khuẩn đường tiết niệu... Cùng tìm hiểu về công dụng và các lưu ý khi sử dụng thuốc Unasyn qua bài viết dưới đây.

1. Công dụng thuốc Unasyn tab

Thuốc Unasyn tab được bào chế dưới dạng viên nén bao phim chứa 375mg sultamicillin – tiền chất chung của ampicillin và sulbactam (tương đường với 220mg ampicillin và 147mg sulbactam). Thuốc được chỉ định trong nhiều tình trạng nhiễm khuẩn như sau:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên gồm viêm tai giữa, viêm xoang, viêm nắp thanh quản;
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới gồm viêm phổi do vi khuẩn..;
  • Viêm đài bể thận và nhiễm khuẩn đường tiểu, nhiễm lậu cầu;
  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm;
  • Unasyn đường tiêm có thể được sử dụng trước và sau cuộc phẫu thuật ở người bệnh phẫu thuật ổ bụng, phẫu thuật vùng chậu có nguy cơ nhiễm bắn phúc mạc nhằm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn vết thương hậu phẫu;
  • Dự phòng nhiễm khuẩn hậu sản ở người bệnh chấm dứt thai kỳ hoặc phẫu thuật lấy thai.

2. Liều dùng thuốc Unasyn tab

Thuốc kháng sinh Unasyn đường uống được dùng theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Liều dùng thuốc phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng bệnh lý của người bệnh. Liều thuốc được khuyến cáo như sau:

Người trưởng thành:

  • Liều thuốc khuyến cáo ở người trưởng thành (bao gồm cả người bệnh cao tuổi) là 375 – 750mg, chia làm 2 lần uống trong ngày. Liều thuốc cần được duy trì tiếp tục đến 48 giờ sau khi các triệu chứng bất thường khác chấm dứt. Thông thường, thời gian điều trị bằng thuốc khuyến cáo từ 5 – 14 ngày, tuy nhiên có thể kéo dài hơn phụ thuộc vào tình trạng lâm sàng của người bệnh;
  • Thuốc Unasyn trong điều trị bệnh lậu có biến chứng có thể lên đến liều 2.25g/ngày (6 viên Unasyn 375mg), dùng đồng thời với probenecid 1g giúp duy trì nồng độ của ampicillin và sulbactam trong huyết thanh;
  • Trường hợp bệnh nhân mắc bệnh lậu có tổn thương nghi ngờ giang mai cần được kiểm tra bằng kính hiển vi nền đen trước khi điều trị bằng sultamicin, đồng thời làm các xét nghiệm kiểm tra huyết thanh hàng tháng trong thời gian ít nhất 4 tháng;
  • Thời gian điều trị bằng thuốc nên kéo dài ít nhất 10 ngày đối với các nhiễm khuẩn do liên cầu tan máu (phòng ngừa thấp tin hoặc viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu).

Trẻ em và trẻ nhỏ:

  • Liều thuốc Unasyn uống đối với hầu hết các nhiễm khuẩn ở trẻ em có cân nặng dưới 30kg là từ 25 – 50mg/kg/ngày, chia làm 2 lần uống phụ thuộc vào tình trạng nhiễm khuẩn;
  • Đối với trẻ em nặng từ 30kg trở lên có thể dùng liều thuốc như đối với người trưởng thành.

Người bệnh suy thận: Đối với người bệnh suy thận nặng (độ thanh thải creatinin ≤ 30ml/phút) nên được giảm số lần dùng thuốc Unasyn.

3. Tác dụng phụ thuốc Unasyn tab

Thuốc kháng sinh Unasyn có mức độ dung nạp tốt. Phần lớn các tác dụng phụ của thuốc thường nhẹ, cụ thể như sau:

  • Toàn thân: Sốc phản vệ, phản ứng dị ứng, phản ứng dạng phản vệ;
  • Thần kinh: Chóng mặt;
  • Tiêu hóa: Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất là tiêu chảy phân lỏng; buồn nôn, nôn và khó chịu vùng thượng vị, đau bụng/co thắt bụng. Tương tự như các kháng sinh thuốc nhóm penicillin, tác dụng phụ là viêm tiểu – đại tràng, viêm đại tràng giả mạc có thể xảy ra nhưng hiếm;
  • Hệ hô hấp: Khó thở;
  • Da: Ngứa, nổi mẩn ít khi gặp, viêm da, phù mạch, nổi mày đay;
  • Tác dụng phụ khác: Lơ mơ, ngủ gà, mệt mỏi, khó chịu và đau đầu hiếm gặp.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Unasyn tab

4.1. Chống chỉ định

Chống chỉ định sử dụng thuốc Unasyn tab ở người bệnh dị ứng với bất kỳ kháng sinh nào thuộc nhóm penicillin, người bệnh mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc Unasyn.

4.2. Lưu ý khi sử dụng

Phản ứng phản vệ, quá mẫn trầm trọng (có thể dẫn đến tử vong) đã được báo cáo ở người bệnh điều trị bằng penicillin (bao gồm cả sultamicillin). Phản ứng thường xảy ra ở người bệnh có tiền sử dị ứng với penicilin, quá mẫn với nhiều dị nguyên. Vì vậy, trước khi điều trị bằng thuốc Unasyn người bệnh cần được hỏi kỹ về tiền sử dị ứng thuốc (đặc biệt là dị ứng với kháng sinh penicillin, cephalosporin), tiền sử dị ứng với dị nguyên khác. Trong thời gian điều trị bằng thuốc nếu xuất hiện phản ứng dị ứng cần ngưng thuốc ngay, thông báo cho bác sĩ điều trị để có biện pháp xử trí phù hợp.

Tương tự như các nhóm kháng sinh khác, trong thời gian điều trị bằng thuốc unasyn tab người bệnh cần được theo dõi các dấu hiệu của tình trạng tăng sinh vi khuẩn đề kháng thuốc (kể cả vi nấm). Trường hợp xuất hiện dấu hiệu bội nhiễm cần ngưng sử dụng thuốc ngay và có biện pháp xử trí thích hợp.

Tiêu chảy do vi khuẩn Clostridium difficile đã được báo cáo khi sử dụng phối hợp các chất kháng khuẩn (bao gồm sultamicillin), độ nghiêm trọng từ tiêu chảy nhẹ đến viêm ruột kết và tử vong. Nguyên nhân là do điều trị bằng kháng sinh làm thay đổi quần thể vi sinh vật tự nhiên của ruột, dẫn đến sự phát triển quá mức của Clostridium difficile.

Người bệnh cần được kiểm tra định kỳ các chức năng của hệ cơ quan khi điều trị bằng thuốc trong thời gian dài (bao gồm cả chức năng gan, thận và hệ tạo máu).

Ampicillin và sulbactam được đào thải chủ yếu qua đường nước tiểu. Ở trẻ sơ sinh, chức năng thận chưa được phát triển đầy đủ nên khi sử dụng sultamicilin cần xem xét yếu tố này.

Phụ nữ đang mang thai: Các nghiên cứu trên động vật cho thấy kháng sinh Unasyn không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên Sulbactam qua được hàng rào nhau thai và độ an toàn của thuốc chưa được xác định cụ thể trên phụ nữ đang mang thai, vì vậy chỉ sử dụng thuốc Unasyn trên các đối tượng này khi thực sự cần thiết.

Phụ nữ đang cho con bú: Tính an toàn của thuốc ở phụ nữ cho con bú chưa được xác định nên cần thận trọng khi điều trị bằng thuốc Unasyn cho các đối tượng này.

5. Tương tác thuốc Unasyn tab

Thuốc Unasyn tab có thể tương tác với một số thuốc sau đây:

  • Allopurinol: Tăng tỷ lệ phát ban ở người bệnh;
  • Aminoglycosid: Sử dụng đồng thời các kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid với ampicillin có thể làm mất tác dụng của cả 2 thuốc;
  • Thuốc chống đông: Các kháng sinh nhóm penicillin đường tiêm gây thay đổi độ kết dính tiểu cầu, thay đổi test đông máu. Các tác động này làm tăng tác dụng đông máu của nhóm thuốc chống đông;
  • Kháng sinh kìm khuẩn: Erythromycin, Chloramphenicol, sulfonamid và tetracyclin... có thể tác động lên mức độ diệt khuẩn của penicillin nên hạn chế sử dụng chung các thuốc này;
  • Thuốc ngừa thai chứa estrogen: Đã có báo cáo về mức độ giảm hiệu quả ở phụ nữ điều trị bằng dẫn đến vỡ kế hoạch tránh thai. Vì vậy nên hạn chế sử dụng thuốc Unasyn với các thuốc tránh thai;
  • Methotrexate: Sử dụng chung methotrexate với ampicilin làm giảm độ thanh thải, tăng độc tính của methotrexate;
  • Leucovorin: Liều thuốc leucovorin có thể cần được tăng lên và kéo dài thời gian tác dụng khi điều trị cùng với thuốc Unasyn tab;
  • Probenecid: Thuốc làm giảm độ thanh thải của sulbactam và ampicilin qua ống thận khi dùng chung, dẫn đến tăng nồng độ của kháng sinh trong huyết thanh, kéo dài thời gian tác dụng và tăng nguy cơ gây độc tính.

Việc nắm rõ thông tin về thuốc Unasyn tab sẽ giúp quá trình sử dụng được hiệu quả hơn, vì thế người bệnh nên tham khảo ý kiến dược sĩ, bác sĩ trước khi dùng thuốc trong điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

13K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Công dụng thuốc Santorix 1500
    Công dụng thuốc Santorix 1500

    Thuốc Santorix 1500 bào chế dưới dạng thuốc bột pha tiêm, được bác sĩ chỉ định sử dụng trong nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn huyết. Để đảm bảo hiệu quả sử ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Grovatab
    Công dụng thuốc Grovatab

    Thuốc Grovatab được bào chế dưới dạng viên nén, có thành phần chính là Spiramycin. Thuốc được sử dụng trong điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn do các chủng vi khuẩn nhạy cảm với hoạt chất thuốc.

    Đọc thêm
  • quadrocef
    Công dụng thuốc Quadrocef

    Quadrocef được bào chế dưới dạng bột pha tiêm, thành phần chính là cefepim 1g. Thuốc được sử dụng trong điều trị các loại nhiễm khuẩn ở đường hô hấp, tiết niệu, da-cấu trúc da, khoang bụng, đường mật, phụ ...

    Đọc thêm
  • Cepimstad 1g
    Công dụng thuốc Cepimstad 1g

    Thuốc Cepimstad 1g có công dụng trong chống nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, da, ổ bụng, đường mật, phụ khoa, tiết niệu, máu; điều trị chứng sốt giảm bạch cầu và viêm màng não vi khuẩn ở trẻ em. ...

    Đọc thêm
  • Mikalogis
    Công dụng thuốc Mikalogis

    Thuốc Mikalogis có thành phần chính là Amikacin sulfate được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc Mikalogis có thể gặp một số tác dụng phụ như các phản ứng ...

    Đọc thêm