Công dụng thuốc Uphatin

Uphatin là dạng thuốc không kê đơn, được sử dụng để điều trị các trường hợp táo bón hoặc trước khi tiến hành chụp đại tràng và phẫu thuật đại tràng. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng khi sử dụng Uphatin, người dùng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.

1. Thuốc Uphatin có tác dụng gì?

1.1. Uphatin là thuốc gì?

Thuốc Uphatin có thành phần chính là Natri picosulfat 5mg và tá dược (Đường trắng, Gôm Arabic, mau vang cam, dầu Parafin, tinh dầu cam, Talc, Magnesi Stearat).

Thuốc Uphatin có số đăng ký VD-17591-12, là sản phẩm của Công ty cổ phần Dược phẩm TW 25, được bào chế ở dạng viên ngậm và đóng gói hộp có 3 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên.

1.2. Thuốc Uphatin chữa bệnh gì?

Thành phần Natri picosulfat là dạng chất kích thích nhuận tràng giống như bisacodyl, dùng để điều trị táo bón hoặc để thụt tháo đại tràng trước khi đi chụp chiếu và phẫu thuật đại tràng.

Sau khi uống, thuốc Uphatin được chuyển hóa bởi vi khuẩn đường ruột, giúp kích thích nhu động ruột. Các sản phẩm chuyển hóa tác động lên các thụ thể trong thành ruột, ức chế hấp thu nước từ lòng ruột. Từ đó làm tăng thể tích phân và kích thích nhu động ruột.

Tác dụng của Uphatin thường xuất hiện sau từ 10 giờ đến 14 giờ. Nếu dùng cùng với magnesi citrat để thụt tháo đại tràng thì tác dụng có thể xuất hiện chỉ sau 3 giờ.

Natri picosulfat được chuyển hóa nhờ các vi khuẩn đường ruột thành 1 chất vẫn có hoạt tính là bis (p-hydroxyphenyl)-2-pyridymethan và được đào thải qua thận.

Chỉ định điều trị:

Thuốc Uphatin được chỉ định để:

  • Ðiều trị các triệu chứng táo bón.
  • Chuẩn bị cho chụp hay phẫu thuật đại tràng.

Chống chỉ định:

Chống chỉ định dùng thuốc Uphatin trong trường hợp:

  • Người bệnh bị tắc ruột.
  • Người bệnh bị đau bụng mà chưa có chẩn đoán xác định hoặc nghi ngờ cần can thiệp ngoại khoa cấp cứu.

2. Cách sử dụng của Uphatin

2.1. Cách dùng thuốc Uphatin

Người bệnh ngậm thuốc Uphatin trong miệng. Thời điểm dùng:

  • Điều trị táo bón: Trước khi đi ngủ.
  • Rửa tháo ruột: Buổi sáng và buổi chiều hôm trước ngày thăm khám hoặc mổ.

2.2. Liều dùng của thuốc Uphatin

Liều lượng Uphatin phụ thuộc bệnh, độ tuổi và tình trạng sức khỏe của người bệnh như sau:

Điều trị táo bón:

  • Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: Dùng 1 đến 3 viên/ lần trong ngày.
  • Trẻ em từ 2 đến 5 tuổi: Dùng uống 1⁄2 viên.
  • Trẻ em từ 5 đến 10 tuổi: Dùng uống 1⁄2-1 viên.

Rửa tháo ruột: Dùng uống 2 viên trên lần.

Xử lý khi quên liều:

  • Thông thường, các thuốc Uphatin có thể uống trong khoảng 1 đến 2 giờ so với quy định trong đơn thuốc. Trừ khi có quy định rất nghiêm ngặt về thời gian sử dụng thì có thể uống thuốc sau 1 vài tiếng khi phát hiện quên. Nhưng, nếu thời gian quá xa thời điểm cần phải uống Uphatin thì không nên uống bù vì có thể sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể. Cần tuân thủ đúng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định.

Xử trí khi quá liều:

  • Triệu chứng khi quá liều Uphatin gồm: Tiêu chảy, mất nước nhiều, rối loạn điện giải hoặc thậm chí có thể bị liệt đại tràng do mất trương lực.
  • Nếu người bệnh lỡ dùng quá liều Uphatin và xuất hiện các tác dụng phụ bất lợi thì cần tới cơ sở y tế gần nhất. Bù nước và điện giải bằng truyền tĩnh mạch thường được áp dụng.

3. Lưu ý khi dùng thuốc Uphatin

  • Người bệnh cần thận trọng khi có viêm nhiễm ở đường ruột.
  • Tránh dùng Uphatin kéo dài ngày hoặc dùng quá liều.
  • Không dùng thuốc Natri picosulfat và magnesi citrat khi người bệnh nghỉ có giãn đại tràng do ngộ độc.
  • Tính an toàn ở phụ nữ đang mang thai chưa được thiết lập. Người bệnh không nên dùng loại thuốc Uphatin khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Bà mẹ đang cho con bú: Thuốc Uphatin được bài tiết vào trong sữa mẹ. Nếu người mẹ dùng thuốc Uphatin thì nên ngừng cho con bú để đảm bảo tính an toàn cho trẻ.
  • Thuốc Uphatin không làm ảnh hưởng đến khả năng lái xe, và vận hàng máy móc. Do đó được phép sử dụng ở các đối tượng này.

4. Tác dụng phụ của thuốc Uphatin

Một số các tác dụng phụ có thể sẽ gặp phải khi dùng thuốc Uphatin gồm:

Nếu trong quá trình sử dụng Uphatin có xuất hiện bất cứ tác dụng ngoại ý nào, hãy thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn để nhận được sự hỗ trợ thích hợp.

5. Tương tác thuốc Uphatin

Các tương tác thuốc cần chú ý khi dùng phối hợp với Uphatin gồm:

  • Các thuốc gây xoắn đỉnh: Bepridil, Vincamin, Amiodaron và Sotalol.
  • Digitalis: Do hạ kali huyết có thể gây tăng độc tính của các Digitalis.
  • Corticoid và thuốc lợi tiểu hạ kali: Nguy cơ tác dụng hiệp đồng hạ Kali máu.

Để đảm bảo an toàn, tránh các tương tác bất lợi, cần thông báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc đang dùng.

Ngoài ra, cần cân nhắc sử dụng chung thuốc Uphatin với rượu bia, thuốc lá, đồ uống có cồn hoặc lên men. Những tác nhân có thể thay đổi thành phần có trong thuốc. Xem chi tiết trong tờ hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.

6. Cách bảo quản thuốc Uphatin

  • Thời gian bảo quản thuốc Uphatin là 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
  • Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ không quá 30°C, trong bao bì gốc và tránh ánh sáng, tránh môi trường có tính acid.
  • Để Uphatin xa tầm tay trẻ em và vật nuôi trong nhà.
  • Trước khi dùng nên xem kỹ hạn dùng của thuốc Uphatin. Tuyệt đối không dùng khi hết hạn sử dụng in trên bao bì.

Bài viết đã cung cấp các thông tin về liều dùng, chống chỉ định và những lưu ý trong quá trình sử dụng và Uphatin công dụng điều trị. Để đảm bảo thuốc Uphatin phát huy tác dụng tối ưu và phòng ngừa tác dụng phụ, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ trước khi sử dụng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan