Công dụng thuốc Zolinstad 1g

Thuốc Zolinstad 1g là thuốc kê đơn thuộc nhóm thuốc kháng sinh, giảm đau. Thuốc Zolinstad nhờ có chứa thành phần Cefazolin nên có tác dụng nhanh đối với các bệnh nhiễm khuẩn nhẹ đến vừa. Khả năng hấp thu đường ruột của dược chất Cefazolin rất kém nên thuốc được dùng qua đường tiêm. Để phòng tránh tối đa tác dụng phụ cũng như tăng hiệu quả của thuốc, người bệnh cần thận trọng dùng thuốc theo đúng hướng dẫn.

1. Thuốc Zolinstad 1g là gì?

Thuốc Zolinstad 1g là thuốc chữa bệnh thuộc nhóm thuốc kháng sinh có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus.

Thông tin thuốc:

Dạng bào chế: Bột khô

Đóng gói: Hộp x 1 lọ

Thành phần công thức thuốc:

  • Thành phần chính: Cefazolin hàm lượng 1g
  • Tá dược khác vừa đủ

Nhà sản xuất: Công ty Cổ Phần Pymepharco - Tuy Hòa - Phú Yên - Việt Nam

Hạn dùng: 36 tháng

Thông tin khác: Xem chi tiết trên nhãn in của sản phẩm

2. Tác dụng của thuốc

Bởi thuốc Zolinstad 1g được cấu thành từ dược chất chính là Cefazolin - hoạt chất có dược tính khá mạnh. Thế nên, tác dụng của thuốc Zolinstad 1g dựa vào cơ chế tác dụng của dược chất chính.

Cefazolin là kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ thứ 1, hoạt chất có nhiệm vụ ức chế tổng hợp vỏ tế bào vi khuẩn bằng cách kìm hãm các tế bào vi khuẩn phát triển và phân chia. Nhờ vậy mà Cefazolin có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn gram dương do vi khuẩn Staphylococcus epidermidis, Staphylococcus aureus, Streptococcus Pneumoniae, Streptococcus beta-haemolyticus nhóm A và các chủng Streptococcus khác khá hiệu quả.

Ngoài ra, Cefazolin cũng có tác dụng với một số vi khuẩn Gram âm ưa khí cụ thể là Haemophilus influenzae, Escherichia coli, Klebsiella sp., Proteus mirabilis.

3.Chỉ định và chống chỉ định

3.1 Chỉ định

Thuốc Zolinstad 1g được chỉ định dùng điều trị cho các trường hợp đó là:

3.2 Chống chỉ định

Thuốc Zolinstad 1g cũng chống chỉ định dùng cho các trường hợp:

  • Người bệnh mẫn cảm với thành phần Cefazolin hoặc các tá dược.
  • Người bệnh mẫn cảm hoặc dị ứng với kháng sinh nhóm cephalosporin.
  • Trẻ sinh non dưới 1 tháng tuổi

4. Cách dùng và liều dùng

4.1 Cách dùng

Thuốc Zolinstad 1g có dạng bào chế là bột khô đựng trong lọ kín, mỗi khi dùng thì pha cùng dung môi.

Cách dùng: Tiêm trực tiếp dưới bắp hoặc truyền tĩnh mạch

Cách pha thuốc: Pha 1g Zolinstad với 2,5ml dung môi nước cất pha tiêm hoặc NaC1 0,9%. Sau đó, lắc đều cho đến khi thuốc hòa tan hoàn toàn.

  • Tiêm tĩnh mạch: Pha dung dịch trên với 10ml nước cất pha tiêm, lắc đều một lần nữa, sau đó từ từ tiêm vào tĩnh mạch trong thời gian 3 - 5 phút.
  • Truyền tĩnh mạch liên tục hay gián đoạn: Pha dung dịch thuốc đã pha trên với 50 - 100ml nước cất pha tiêm hoặc trong dung dich NaCl 0,9%, glucose 5%, dextrose- natri, sau đó truyền từ từ vào tĩnh mạch từ 20 - 30 phút.

Thuốc đã pha nếu bảo quản tốt thì có thể sử dụng trong 72 giờ.

4.2 Liều dùng

Thuốc Zolinstad là thuốc kê đơn, do đó căn cứ vào độ tuổi và từng bệnh lý cụ thể của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ kê liều lượng riêng. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên tham khảo liều lượng dùng được tổng hợp dưới đây:

Người lớn:

  • Nhiễm khuẩn mức độ nhẹ đến vừa: 0,5 - 1g, khoảng cách giữa các liều là từ 6 -12 giờ. Tối đa không dùng quá 6g/ngày.
  • Nhiễm khuẩn mức độ nặng đến rất nặng: 6 - 12g/ngày, chia đều thành 3 - 5 lần tiêm.

Trẻ em dưới 1 tháng tuổi: 20mg/kg cân nặng, khoảng cách giữa các liều là từ 8 -12 giờ.

Trẻ trên 1 tháng tuổi:

  • Thông thường: 25 -50 mg/kg cân nặng/ngày, chia đều thành 3 - 4 lần/ngày.
  • Nhiễm khuẩn nặng: dùng không quá 100 mg/kg cân nặng/ngày, chia thành 4 lần tiêm/ngày.

Người bị suy thận:

  • Độ thanh thải creatinin > 55ml/phút: dùng theo liều thông thường.
  • Độ thanh thải creatinin 35 - 54ml/phút: dùng theo liều thông thường và sau 8 giờ lại tiếp tục sử dụng liều tiếp theo.
  • Độ thanh thải creatinin 11 - 34ml/phút: dùng 1/2 liều thông thường sau 12 giờ lại tiếp tục sử dụng liều tiếp theo.
  • Độ thanh thải creatinin < 10 ml/phút: dùng 1/2 liều thông thường và sau 18 - 24 giờ lại tiếp tục sử dụng liều tiếp theo.

Dự phòng phẫu thuật: Trước khi phẫu thuật 30 phút - 1 giờ dùng 1g. Nếu ca phẫu thuật kéo dài thì tiêm thêm 0,5 - 1g và sau phẫu thuật có thể tiêm thêm 0,5 - 1g. Sau 6 - 8 giờ tiêm lại một lần trong 24 tiếng sau phẫu thuật hoặc tiêm liên tục trong 5 ngày nếu là mổ tim hoặc cấy ghép bộ phận chính hình.

5. Tương tác thuốc

Không thể tránh khỏi phản ứng tương tác nếu dùng chung thuốc Zolinstad với các loại thuốc sau:

  • Colistin: Dùng kết hợp sẽ làm tăng nguy cơ gây tổn hại thận.
  • Probenecid: Làm tăng nồng độ và kéo dài thời gian tác dụng của cefazolin.
  • Thuốc chống đông máu warfarin
  • Rượu: Gây hại cho thận và gan

Vậy nên, để phòng tránh tối đa tình trạng tương tác thuốc thì người bệnh cần chủ động cung cấp thông tin các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang dùng cho bác sĩ để được hướng dẫn cách dùng đúng nhất.

6. Tác dụng phụ

Cũng giống như các loại thuốc kháng sinh khác, khi dùng thuốc Zolinstad 1g để điều trị nhiễm khuẩn, người bệnh có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như là:

  • Dị ứng: mẩn ngứa, nổi ban da, mề đay, sốc phản vệ, phù nền hoặc hội chứng Stevens- Johnson.
  • Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng.
  • Bội nhiễm nấm miệng, viêm ruột kết màng giả, men gan tăng.
  • Thay đổi huyết học, có thể tăng bạch cầu ưa eosin hoặc mất bạch cầu hạt.
  • Ðau nhức, sưng viêm tại vị trí tiêm truyền.

7. Lưu ý dùng thuốc

Trước khi sử dụng thuốc Zolinstad 1g để điều trị, người bệnh cần phải ghi nhớ một số điều sau:

  • Kiểm tra tiền sử dị ứng của người bệnh các kháng sinh nhóm cephalosporin, penicillin hoặc thuốc kháng sinh khác.
  • Thận trọng khi dùng chung thuốc Zolinstad với thuốc lợi tiểu vì có thể gây bất lợi đến chức năng thận.
  • Với người suy thận, tùy vào độ thanh thải để điều chỉnh liều lượng phù hợp.
  • Thận trọng khi dùng thuốc kháng sinh phổ rộng với người bị bệnh dạ dày, đường ruột, viêm đại tràng.
  • Sử dụng cefazolin liên tục trong thời gian dài, có thể khiến các vi khuẩn bị kháng thuốc, nếu tái phát lại phải thay thuốc khác.
  • Phụ nữ mang thai chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ hoặc thực sự cần thiết.
  • Hoạt chất Cefazolin có thể bài tiết qua sữa mẹ, do đó nếu đang cho con bú phải dừng dùng thuốc.
  • Thuốc có ảnh hưởng nhất định đến thần kinh, vì thế thận trọng dùng thuốc nếu đang lái xe hoặc vận động.

8. Xử trí quá liều hoặc quên liều

Việc xử trí khi dùng quá liều hoặc quên liều là điều rất quan trọng. do đó, người bệnh cần nhớ kĩ cách xử trí với mỗi trường hợp cụ thể:

Quá liều: Nếu xuất hiện tình trạng bị co giật, thì hãy ngừng dùng thuốc ngay lập tức, sau đó gọi ngay cấp cứu để tiến hành xử trí chống co giật theo chỉ định lâm sàng, đồng thời tiến hành đặt nội khí quản để bảo vệ hô hấp và truyền dịch để giải độc.

Quên liều: Dùng bổ sung ngay khi nhớ ra, tuy nhiên cần chú ý về thời gian giữa các liều. Không tự ý dùng chồng liều.

Thuốc Zolinstad 1g là thuốc kê đơn thuộc nhóm thuốc kháng sinh, giảm đau. Thuốc Zolinstad nhờ có chứa thành phần Cefazolin nên thuốc có tác dụng nhanh đối với các bệnh nhiễm khuẩn nhẹ đến vừa. Khả năng hấp thu đường ruột của dược chất Cefazolin rất kém nên thuốc được dùng qua đường tiêm. Để phòng tránh tối đa tác dụng phụ cũng như tăng hiệu quả của thuốc, người bệnh cần thận trọng dùng thuốc theo đúng hướng dẫn.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

31 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan