Ninh Tâm Vương giúp ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Dược sĩ Vũ Văn Linh - Khoa Dược, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Với thành phần chính từ thảo dược Khổ sâm kết hợp với các thảo dược và hoạt chất có lợi cho tim, Ninh Tâm Vương là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn nhịp tim, giúp ổn định nhịp, giảm hồi hộp, đánh trống ngực ở những người tim đập nhanh, người thường xuyên căng thẳng, bồn chồn, lo âu.

1. Thành phần của thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương

Sản phẩm Ninh Tâm Vương được bào chế dưới dạng viên nén, với các thành phần:

  • Cao Khổ sâm bắc: 155mg (tương đương 1.160mg dược liệu Sophora flavescens)
  • Cao Natto từ đậu tương lên men: 150mg
  • Cao Đan sâm: 100mg (565 mg dược liệu Salvia miltiorrhiza)
  • Cao Hoàng Đằng: 50mg (450mg dược liệu Fibraurea recisa/F.tinctoria)
  • Taurine: 50mg
  • L-carnitine fumarate: 50mg
  • Magie chloride: 7,5mg.

1.1. Cao Khổ sâm

Thảo dược Khổ sâm là một trong số ít các thảo dược có khả năng làm ổn định nhịp tim với nhiều cơ chế khác nhau. Các bằng chứng nghiên cứu cho thấy Matrine và Oxymatrine là hai hoạt chất có tác dụng chống rối loạn nhịp tim đa cơ chế:

  • Giúp điều hòa nồng độ các chất điện giải canxi, kali, natri. Từ đó ổn định điện thế trên tế bào cơ tim (1);
  • Ổn định thần kinh tim, giảm kích thích cơ tim (2), (3);
  • Tăng cường lượng máu đến tim (4), (5)
  • Giúp thư giãn mạch máu nhờ ức chế quá trình phóng thích hormon gây co mạch
Ninh Tâm Vương

Nghiên cứu lâm sàng tại Đại học Y Dược Bắc Kinh trên gần 170 bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim nhanh đã cho thấy, khổ sâm có hiệu quả trên nhiều dạng rối loạn nhịp tim khác nhau như rung nhĩ, nhịp nhanh xoang, nhịp nhanh kịch phát trên thất, ngoại tâm thu,... (6)

Nhiều bằng chứng nghiên cứu khác cho thấy, sử dụng matrine lâu dài giúp giảm chứng loạn nhịp tim và tỷ lệ tử vong (6.1).

1.2. Natto

Trong cuốn sách “Thực phẩm chức năng” do Nhà xuất bản y học Việt Nam phát hành, Nattokinase (gọi tắt là Natto) đã được nói đến với tác dụng chống huyết khối, tiêu sợi huyết, từ đó giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân rối loạn nhịp (7).

1.3. Đan sâm

Đan sâm chứa thành phần Tanshinone IIA có thể kiểm soát các kênh ion Canxi, Kali ở cơ trơn mạch máu, cải thiện tình trạng quá tải ion trong sợi cơ tim, từ đó giảm hoặc ngăn chặn rối loạn nhịp tim (8). Hoạt chất này còn được chứng minh có tác dụng làm giảm thời gian rối loạn nhịp thất trong các trường hợp thiếu máu cục bộ cơ tim, phì đại cơ tim... tương tự như Quinidin - thuốc điều trị rung nhĩ, loạn nhịp thất, trên thất hiện nay (9).

Ngoài ra, đan sâm có thể làm giãn động mạch vành, giảm độ dày nội mạc động mạch cảnh, ức chế sự kết tập tiểu cầu, giảm LDL-C, triglyceride, tăng HDL-cholesterol (10), (11).

1.4. Hoạt chất Berberine trong Hoàng đằng

Hoạt chất Berberine trong Hoàng đằng có các tác dụng: Chống rối loạn nhịp tim nhờ ức chế các kênh liên quan tới ion Kali ở tế bào cơ tim là kênh IK1, IK và HERG (12); giảm số lượng cơn ngoại tâm thu thất trên bệnh nhân rối loạn nhịp nhanh thất (13); cải thiện khả năng co bóp của tim, hạ huyết áp, giảm mỡ máu, giảm xơ vữa mạch máu (14), (15).

1.5. L - Carnitine

L – Carnitine giúp ngăn ngừa rung nhĩ ở người phẫu thuật tim, điển hình là người can thiệp mạch vành (16). Hoạt chất này còn đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển chất béo vào ty lạp thể tạo năng lượng cho tim hoạt động (17).

1.6. Taurine

Taurine giúp điều chỉnh nồng độ kali, canxi và natri trong máu và các mô, giảm tính kích thích của cơ tim, từ đó giúp chống rối loạn nhịp tim (18), (19).

1.7. Magie

Magie đóng vai trò quan trọng trong dẫn truyền xung động thần kinh, nhịp tim, đảm bảo tính bền vững của dẫn truyền thần kinh, chống lo lắng, buồn phiền (1 yếu tố làm rối loạn nhịp tim). Khi thiếu hụt Magie, cơ thể sẽ có các biểu hiện dễ bị kích thích, căng thẳng thần kinh, loạn nhịp tim...(22). Hoạt chất này còn có tác dụng phòng ngừa rung tâm nhĩ (20), chẹn kênh calci tự nhiên, tăng NO, giãn mạch, từ đó phòng ngừa bệnh tim mạch, rối loạn nhịp tim (21).

Từ sự kết hợp các thành phần dược liệu tốt cho người rối loạn nhịp tim nói trên, Ninh Tâm Vương có tác dụng hỗ trợ giảm nguy cơ tim đập nhanh dẫn tới hồi hộp, đánh trống ngực, bồn chồn, lo âu.

2. Ai nên dùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương?

Ninh Tâm Vương dùng cho người bị rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh từ 7 tuổi trở lên.

Nếu bạn có chứng hồi hộp, đánh trống ngực, bồn chồn, lo âu, tim đập nhanh hoặc có rối loạn thần kinh thực vật, hay lo âu, căng thẳng (stress), tim đập nhanh không rõ nguyên nhân, Ninh Tâm Vương sẽ là sản phẩm phù hợp giúp bạn ổn định nhịp tim và cải thiện thiện sức khỏe tim mạch.

3. Cách dùng, liều dùng sản phẩm Ninh Tâm Vương

Tùy thuộc vào độ tuổi người dùng và mục đích điều trị mà liều của Ninh Tâm Vương sẽ khác nhau:

  • Liều dùng cho người từ 15 tuổi trở lên: 4 viên mỗi ngày, chia thành 2 lần.
  • Với trẻ từ 7-14 tuổi có thể dùng 2-3 viên mỗi ngày.

Sản phẩm được nhà sản xuất khuyến cáo nên dùng trước ăn 30 phút, nên dùng thường xuyên mỗi đợt tối thiểu 3-4 tháng.

Ninh Tâm Vương - Sản phẩm thảo dược dành cho người bị rối loạn nhịp tim
Ninh Tâm Vương - Sản phẩm thảo dược dành cho người bị rối loạn nhịp tim

4. Thông tin thêm về Ninh Tâm Vương

Ninh Tâm Vương là sản phẩm thảo dược chuyên biệt cho người bị rối loạn nhịp tim, được ra đời từ năm 2015, hiện đã có mặt trên thị trường gần 7 năm. Đây là một sản phẩm uy tín được nhiều chuyên gia đánh giá cao và có hàng ngàn bệnh nhân sử dụng tốt, cải thiện hiệu quả tình trạng rối loạn nhịp tim do nhiều nguyên nhân. Vì thế bạn có thể yên tâm sử dụng Ninh Tâm Vương để hỗ trợ ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp trống ngực, bồn chồn, lo âu.

Ngoài ra để đạt hiệu quả điều trị rối loạn nhịp tim tốt nhất, giảm nguy cơ biến chứng tim mạch (nhồi máu cơ tim, đột tử), bạn cũng nên tuân thủ điều trị thuốc do bác sĩ chuyên khoa kê đơn, áp dụng lối sống khoa học, sử dụng Ninh Tâm Vương đều đặn, đồng thời tái khám thường xuyên để được đánh giá, kiểm tra sức khỏe trong suốt quá trình điều trị.

* Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế các thuốc chữa bệnh.

Sản phẩm hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Tài liệu tham khảo:

  1. The Role of Biologically Active Ingredients from Natural Drug Treatments for Arrhythmias in Different Mechanisms (hindawi.com)
  2. Matrine - an overview | ScienceDirect Topics
  3. Sedative Effect of Sophora flavescens and Matrine - PMC (nih.gov)
  4. Matrine and Oxymatrine: Subjects of Chinese Research (itmonline.org)
  5. Vasodilatory active principles of Sophora flavescens root - ScienceDirect
  6. Matrine and Oxymatrine: Subjects of Chinese Research (itmonline.org)
  7. VAFF-THUC-PHAM-CHUC-NANG-P2.pdf (vnras.com)
  8. Redirecting (google.com)
  9. Tanshinone IIA protects against sudden cardiac death induced by lethal arrhythmias via repression of microRNA-1 - PMC (nih.gov)
  10. Tanshinones, Critical Pharmacological Components in Salvia miltiorrhiza - PMC (nih.gov)
  11. Danshen (Salvia miltiorrhiza) Compounds Improve the Biochemical Indices of the Patients with Coronary Heart Disease - PMC (nih.gov)
  12. Inhibitory effects of berberine on IK1, IK, and HERG channels of cardiac myocytes - PubMed (nih.gov)
  13. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5643735/
  14. Study progress of berberine for treating cardiovascular disease - PMC (nih.gov)
  15. Study progress of berberine for treating cardiovascular disease - PMC (nih.gov)
  16. Randomized Trial of Carnitine for the Prevention of Perioperative Atrial Fibrillation - PubMed (nih.gov)
  17. Effects of L-carnitine in acute myocardial ischaemia - PubMed (nih.gov)
  18. Elimination of cardiac arrhythmias using oral taurine with l-arginine with case histories: Hypothesis for nitric oxide stabilization of the sinus node - PubMed (nih.gov)
  19. Effects of Taurine Deficiency on Arrhythmogenesis and Excitation-Contraction Coupling in Cardiac Tissue | SpringerLink
  20. A Pilot Randomized Trial of Oral Magnesium Supplementation on Supraventricular Arrhythmias - PubMed (nih.gov)
  21. The role of magnesium in hypertension and cardiovascular disease - PubMed (nih.gov)
  22. Tạp chí: Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Trường Đại học Y Hà Nội, trang 116-118)

Video liên quan:

(XNQC: số 3503/2020/XNQC-ATTP)

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan