Tác dụng của thuốc Brinzolamide

Brinzolamide được biết đến với các tên phổ biến khác như Azopt, Befardin, là một chất ức chế anhydrase carbonic được sử dụng để hạ nhãn áp ở những bệnh nhân bị bệnh tăng nhãn áp góc mở hoặc tăng nhãn áp.

1. Brinzolamide là thuốc gì?

Brinzolamide được sử dụng trong điều trị bệnh tăng nhãn áp ở mắt hoặc các bệnh về mắt khác như tăng huyết áp mắt dẫn đến giảm/ mất thị lực. Ngoài ra thuốc còn có công dụng làm giảm áp lực cao trong mắt, ngăn ngừa mù lòa.

Cơ chế tác động: Brinzolamide thuộc nhóm thuốc ức chế men anhydrase carbonic, hoạt động bằng cách giảm lượng dịch bên trong mắt.

Chống chỉ định:

  • Suy thận nặng độ thanh thải creatinin < 30ml/ phút.
  • Không dùng cho các trường hợp bị dị ứng với thuốc hoặc với bất cứ thành phần nào trong thuốc.
  • Không sử dụng thuốc này cho người bệnh đang sử dụng kính áp tròng. Trước khi sử dụng kính áp tròng, người bệnh nên chờ ít nhất 15 phút sau khi dùng thuốc nhỏ mắt trước khi đưa kính áp tròng vào trong mắt.
  • Không dùng cho bệnh nhân bị nhiễm toan tăng clo huyết.

2. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Brinzolamide

Cách dùng:

  • Brinzolamideđược bào chế dưới dạng dung dịch, được sử dụng bằng cách nhỏ trực tiếp vào mắt.

Các bước nhỏ thuốc:

  • Trước khi dùng nên rửa tay sạch.
  • Kiểm tra đầu ống nhỏ giọt không bị mẻ hoặc nứt để đảm bảo chất lượng của thuốc, lắc đều trước khi sử dụng
  • Khi nhỏ thuốc vào mắt tránh chạm đầu ống nhỏ giọt vào mắt, thuốc phải được giữ sạch sẽ để tránh nhiễm vi khuẩn.
  • Ngửa đầu ra sau, mắt hướng lên trên, sau đó bóp nhẹ ống nhỏ giọt để dung dịch vào mắt.
  • Nhắm mắt 2 đến 3 phút để dung dịch thẩm thấu. Lưu ý, người bệnh không chớp mắt hoặc mím chặt mi mắt.
  • Lau sạch thuốc thừa bằng khăn giấy.
  • Vặn nắp kỹ, không lau hoặc rửa đầu ống nhỏ giọt.
  • Sau khi sử dụng thuốc người bệnh nên rửa sạch tay.
  • Khi thay thế thuốc chống tăng nhãn áp khác bằng Brinzolamide thì nên ngừng thuốc kia và bắt đầu dùng Brinzolamide vào ngày hôm sau.

Liều lượng:

  • Dùng thuốc riêng lẻ hoặc phối hợp với các thuốc điều trị khác: Mỗi ngày nhỏ 1-2 lần một giọt hỗn dịch Brinzolamide vào mắt. Tùy tình trạng bệnh, một số trường hợp có thể tăng liều lượng lên nhỏ 3 lần/ ngày.

Lưu ý:

Thuốc nhỏ mắt Brinzolamide được sử dụng để kiểm soát bệnh tăng nhãn áp nhưng không điều trị bệnh một cách triệt để. Do vậy mà người bệnh nên tiếp tục sử dụng thuốc nhỏ mắt Brinzolamide ngay cả khi tình trạng bệnh tốt hơn và không nên ngưng dùng mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

3. Tác dụng phụ thuốc Brinzolamide

  • Một số tác dụng phụ phổ biến khi sử dụng thuốc như: Rối loạn tiêu hóa, giảm thị giác, nhìn mờ, kích ứng mắt, đau mắt, cảm giác dị vật trong mắt, tăng nhãn áp.
  • Phản ứng ít gặp: Viêm mũi họng, viêm họng, viêm xoang, hồng cầu giảm, trầm cảm, tâm trạng chán nản, rối loạn chức năng vận động, giảm ham muốn tình dục, rối loạn chức năng vận động, chóng mặt, viêm giác mạc, bệnh dày sừng, viêm kết mạc dị ứng, u nang dưới kết mạc, ngứa mí mắt, mí mắt đóng vảy, tăng kết mạc.
  • Phản ứng nghiêm trọng hơn bao gồm: Ngứa mắt hoặc da, bị đỏ hoặc sưng mắt, môi, lưỡi, hoặc da, chảy nước mắt, đau mắt, phát ban da, nổi mề đay, khó thở hoặc nuốt, viêm họng, cảm sốt, tức ngực, suy giảm trí nhớ, buồn ngủ,

Nếu gặp các trường hợp nghiêm trọng này người bệnh cần báo với bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.

4. Thận trọng khi dùng thuốc Brinzolamide

  • Trước khi dùng thuốc, người bệnh nên báo với bác sĩ nếu bị dị ứng với Brinzolamide, kháng sinh khác, Sulfa hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác.
  • Cần báo với bác sĩ nếu như bạn đang sử dụng các thuốc khác như: Acetazolamide, Dichlorphenamide, Methazolamide (Neptazane), các sản phẩm có chứa Aspirin bởi những loại thuốc này khi kết hợp với Brinzolamide có thể gây ra phản ứng phụ.
  • Cẩn trọng sử dụng thuốc cho các đối tượng bị suy gan hoặc suy thận.
  • Phụ nữ có thai: Thuốc Brinzolamide được khuyến cáo không sử dụng trong thời kỳ mang thai, phụ nữ độ tuổi sinh sản cần sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn.
  • Với phụ nữ cho con bú: Hiện chưa có các nghiên cứu lâm sàng chứng minh sự an toàn của thuốc đến trẻ nhỏ. Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh nên ngừng cho con bú để hạn chế các ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Trên đây là những thông tin cơ bản về Brinzolamide dành cho những ai đang quan tâm đến loại thuốc này. Bạn hãy lưu ý sử dụng thuốc Brinzolamide đúng chỉ định với liều lượng, thời gian theo ghi chú của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Đau mắt
    Áp lực nội nhãn là gì?

    Áp lực nội nhãn bình thường giúp hỗ trợ hình dạng của mắt và giúp mắt nhìn thấy được. Áp lực nội nhãn cao hay thấp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến mắt. Vì vậy, bạn nên kiểm tra ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • áp lực nội nhãn
    Tìm hiểu về áp lực nội nhãn

    Áp lực nội nhãn là nguyên nhân gây ra mù. Những người có tiền sử gia đình bị bệnh tăng nhãn áp có nguy cơ cao mắc bệnh tăng nhãn áp. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm giác ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Carbachol
    Công dụng thuốc Carbachol

    Thuốc Carbachol được bào chế dưới dạng thuốc nhỏ mắt. Vậy thuốc Carbachol là thuốc gì, công dụng của thuốc Carbachol là gì và cách sử dụng thuốc như thế nào, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

    Đọc thêm
  • Lacoma
    Công dụng thuốc Lacoma

    Thuốc Lacoma là nhóm thuốc được ưu tiên dùng để điều trị các bệnh về mắt, trong đó có bệnh tăng nhãn áp như thiên đầu thống (bệnh glocom). Vậy thuốc có thành phần hoạt chất gì và nên dùng ...

    Đọc thêm
  • Đau mắt
    Áp lực nội nhãn là gì?

    Áp lực nội nhãn bình thường giúp hỗ trợ hình dạng của mắt và giúp mắt nhìn thấy được. Áp lực nội nhãn cao hay thấp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến mắt. Vì vậy, bạn nên kiểm tra ...

    Đọc thêm