Tác dụng của thuốc Gramadol

Tác dụng của thuốc Gramadol được biết đến là giảm đau từ tình trạng cấp tính cho đến nặng. Vậy việc sử dụng thuốc cần lưu ý gì, Gramadol có gây tác dụng phụ nào không?

1. Tác dụng của thuốc Gramadol

Thuốc Gramadol thuộc nhóm thuốc giảm đau, được điều chế dưới dạng viên nang cứng và thành phần chính gồm có Paracetamol (hàm lượng 325mg) và Tramadol (hàm lượng 37,5mg). Tác dụng cụ thể của từng chất như sau:

  • Paracetamol: Giảm đau, hạ sốt.
  • Tramadol: Giảm đau tổng hợp thông qua ức chế thần kinh trung ương. Hoạt chất này có khả năng gây nghiện tương tự morphine.

Gramadol được dùng để giảm đau từ mức cấp tính đến nặng ở người trưởng thành. Chống chỉ định Gramadol ở những người bị dị ứng với Paracetamol, Tramadol hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc, người bị nhiễm độc rượu cấp và suy gan nặng.

gramadol
Thuốc Gramadol là một trong các loại thuốc giảm đau

2. Liều dùng và cách dùng thuốc Gramadol

Gramadol chỉ được dùng ở trẻ từ 16 tuổi trở lên và người lớn.

  • Liều dùng: 2 viên/lần, 3 - 4 lần/ngày, mỗi lần dùng cách nhau 4 - 6 giờ.
  • Liều dùng tối đa: 8 viên/ngày.
  • Thời gian điều trị: Không quá 3 ngày.

Lưu ý, người bị suy thận và độ thanh thải creatinin dưới 30mL/phút không được dùng nhiều hơn 2 viên trong 12 giờ. Uống thuốc sau khi ăn và không được uống rượu trong khi dùng thuốc.

Không được dùng Gramadol quá liều bởi có thể gây co giật, suy hô hấp, mệt mỏi, rối loạn nhịp tim, khó thở, thay đổi nhận thức hoặc thậm chí có thể mất ý thức, buồn ngủ, đồng tử thu nhỏ, đau bụng, buồn nôn và nôn. Nếu thấy có các biểu hiện quá liều trên, người bệnh cần được xử trí y tế ngay lập tức.

3. Tác dụng phụ của thuốc Gramadol

Thành phần của thuốc Gramadol có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Paracetamol: Dị ứng, phát ban trên da, nổi mày đay, có thể kèm sốt.
  • Tramadol: Đối với hệ tiêu hóa, Tramadol có thể gây đau bụng, khô miệng buồn nôn, nôn, đầy hơi, khó tiêu, táo bón, hoặc tiêu chảy. Đối với hệ thần kinh, Tramadol có thể gây đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, lo lắng, ảo giác, run, tăng trương lực.

Một số tác dụng phụ khác do Tramadol trong thuốc Gramadol gây ra nhưng hiếm gặp hơn như hạ huyết áp tư thế đứng, trụy tim, tăng enzym gan, viêm da biểu bì, sốc phản vệ, hội chứng Stevens-Johnson. Khi thấy bất kỳ dấu hiệu nào nêu trên, cần báo cho bác sĩ ngay lập tức.

gramadol
Gramadol có thể gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn

4. Những lưu ý khi dùng thuốc Gramadol

Việc dùng thuốc Gramadol cần được lưu ý ở một số nhóm đối tượng và tương tác thuốc như sau:

  • Gramadol có thể tương tác với các loại thuốc khác có chứa Paracetamol hoặc Tramadol, thuốc gây mê, an thần, ức chế hệ thần kinh trung ương, ...
  • Phụ nữ đang mang thai không được dùng Gramadol vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, làm tăng nguy cơ tử vong, gây suy hô hấp, co giật ở trẻ sơ sinh.
  • Phụ nữ đang nuôi con cho bú cũng không được dùng Gramadol vì thuốc có thể tiết qua sữa mẹ gây buồn ngủ, ức chế hô hấp, thậm chí có thể dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh, do trẻ chưa có khả năng chuyển hóa được Tramadol.
  • Người lái xe hoặc điều khiển máy móc cũng không dùng Gramadol vì các tác dụng phụ do thuốc gây ra có thể ảnh hưởng đến công việc như hoa mắt, chóng mặt, rối loạn thị giác.

Gramadol giúp giảm đau hiệu quả, tuy nhiên không dùng quá 8 viên một ngày và tối đa là 3 ngày điều trị, vì hoạt chất Tramadol trong thuốc có thể gây nghiện như morphine và một số tác dụng phụ không mong muốn khác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan