Biểu hiện ở mắt của bệnh viêm loét đại tràng chảy máu

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Các bệnh nhân bị viêm loét đại tràng có thể gặp các tổn thương về mắt như viêm thượng củng mạc, viêm củng mạc, viêm màng bồ đào. Hiếm hơn có thể gặp viêm dây thần kinh thị hoặc viêm mạch giác mạc.

1. Viêm loét đại tràng là gì?

Viêm loét đại tràng (UC) là một loại bệnh viêm ruột (IBD). IBD bao gồm một nhóm các bệnh ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.

UC xảy ra khi lớp niêm mạc của ruột già (còn gọi là ruột kết), trực tràng hoặc cả hai bị viêm.

Tình trạng viêm này tạo ra các vết loét nhỏ gọi là loét trên niêm mạc ruột kết. Nó thường bắt đầu ở trực tràng và lan dần lên trên. Tình trạng viêm khiến ruột di chuyển nhanh chóng và làm rỗng ruột thường xuyên. Khi các tế bào trên bề mặt của niêm mạc ruột của bạn chết đi, các vết loét hình thành. Các vết loét có thể chảy máu, chảy dịch nhầy và mủ.

Trong khi bệnh này ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, hầu hết mọi người được chẩn đoán trong độ tuổi từ 15 đến 35. Sau tuổi 50, có sự gia tăng nhỏ ở nam giới trong chẩn đoán bệnh.

Để tìm hiểu rõ hơn về cơ chế bệnh sinh cùng các biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu, tham khảo bài viết sau đây.

XEM THÊM: Bệnh viêm loét đại tràng chảy máu được tìm ra như thế nào?

2. Các biểu hiện ở mắt của bệnh viêm loét đại tràng chảy máu

Cũng giống như trong Crohn, có thể gặp các tổn thương mắt ở bệnh nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu với các thể điển hình bao gồm: Viêm thượng củng mạc, viêm củng mạc, viêm màng bồ đào. Hiếm hơn có thể gặp viêm dây thần kinh thị hoặc viêm mạch giác mạc.

2.1. Viêm thượng củng mạc trong viêm loét đại tràng

Viêm thượng củng mạc là tổn thương hay gặp trong IBD đặc biệt là những đợt bệnh tiến triển, thường gây cảm giác đau cho bệnh nhân nhưng không làm mất thị lực. Điều trị viêm thượng củng mạc chủ yếu là quản lý tốt các đợt bệnh tiến triển của IBD sử dụng thuốc nhỏ mắt có steroid để kiểm soát triệu chứng.

2.2. Viêm củng mạc trong viêm loét đại tràng

Trái ngược với viêm thượng củng mạc, viêm củng mạc có nhiều mức độ biểu hiện từ nhẹ, khu trú đến bệnh tiến triển năng dẫn đến hoại tử, có thể gây mất thị lực. Khi bệnh nhân có triệu chứng liên quan đến thị lực, cần phải thăm khám chuyên khoa mắt càng sớm càng tốt. 60% bệnh nhân viêm củng mạc xuất hiện các biến chứng, trong đó 16% có ảnh hưởng đến thị lực lâu dài. Tổn thương mắt dạng này cũng thường xuất hiện trong giai đoạn bệnh lý bệnh viêm ruột tiến triển, vì vậy việc điều trị cần phối hợp cả quản lý tốt bệnh viêm ruột. NSAID có tác dụng tốt đối với những trường hợp viêm củng mạc không có biến chứng nhưng lại chống chỉ định cho bệnh nhân bệnh viêm ruột giai đoạn bệnh hoạt động. Nếu bệnh nhân có viêm củng mạc tái phát và nguy cơ ảnh hưởng đến thị lực, cần sử dụng các liệu pháp điều trị toàn thân như prednisolone, các thuốc điều hòa miễn dịch như cyclosporin, methotrexate...

2.3. Viêm màng bồ đào

Viêm màng bồ đào có hai thể là viêm màng bồ đào trước và sau. Viêm màng bồ đào trước thường gặp ở Crohn hơn nhưng tỉ lệ gặp trong viêm loét đại trực tràng chảy máu cũng dao động từ 2 - 5%. Viêm màng bồ đào sau thường ít liên quan đến bệnh lý bệnh viêm ruột.

Về lâm sàng bệnh nhân thường có triệu chứng đau, nhìn mờ và sợ ánh sáng. Cơ chế bệnh sinh của viêm màng bồ đào chưa thật rõ nhưng sự liên quan đến các gen HLA-B27, B58 và HLA-DRB1*0103 gợi ý sự xuất hiện các kháng nguyên này trên cả mộ đại tràng và mắt. Trái ngược với viêm thượng củng mạc và viêm củng mạc, đối với dạng tổn thương mắt này, không có sự song hành với mức độ tiến triển bệnh bệnh viêm ruột. Về mặt điều trị, cần điều trị sớm tại chỗ và kết hợp điều trị toàn thân để ngăn ngừa các biến chứng như glôcôm, đục thủy tinh thể, dính mống mắt...

Biểu hiện ở mắt của bệnh viêm loét đại tràng chảy máu
Viêm màng bồ đào thường gặp ở bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu từ 2 đến 5%

3. Điều trị tự nhiên cho đường tiêu hóa của viêm loét đại tràng

Một số loại thuốc được kê đơn để điều trị UC có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng. Khi các phương pháp điều trị truyền thống không được dung nạp tốt, một số người chuyển sang các biện pháp tự nhiên để kiểm soát UC.

Các biện pháp tự nhiên có thể giúp điều trị UC bao gồm:

  • Boswellia: Loại thảo mộc này được tìm thấy trong nhựa bên dưới vỏ cây Boswellia serrata, và nghiên cứu cho thấy nó ngăn chặn một số phản ứng hóa học trong cơ thể có thể gây viêm.
  • Bromelain: Các enzym này được tìm thấy tự nhiên trong dứa, nhưng chúng cũng được bán dưới dạng chất bổ sung. Chúng có thể làm dịu các triệu chứng của UC và giảm bùng phát.
  • Chế phẩm sinh học: Ruột và dạ dày của bạn là nơi cư trú của hàng tỷ vi khuẩn. Khi vi khuẩn khỏe mạnh, cơ thể bạn có khả năng chống lại chứng viêm và các triệu chứng của UC tốt hơn. Ăn thực phẩm có probiotic hoặc bổ sung probiotic có thể giúp tăng cường sức khỏe của hệ vi sinh vật trong đường ruột của bạn.
  • Psyllium: Bổ sung chất xơ này có thể giúp đi tiêu đều đặn. Điều này có thể làm giảm các triệu chứng, ngăn ngừa táo bón và giúp loại bỏ chất thải dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nhiều người bị IBD có thể bị đau bụng, đầy hơi và chướng bụng ngày càng nặng khi họ tiêu thụ chất xơ trong thời gian bùng phát.
  • Nghệ: Loại gia vị vàng này chứa đầy chất curcumin, một chất chống oxy hóa đã được chứng minh là có tác dụng giảm viêm.

Cho tới nay, chưa có thuốc đặc trị khỏi bệnh hoàn toàn viêm loét đại trực tràng chảy máu. Chỉ có thể điều trị giúp hạn chế bệnh, giảm đau đớn cho bệnh nhân. Chính vì vậy, bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cần thực hiện các chế độ dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa, tránh stress và cần thường xuyên khám sức khỏe định kỳ.

Ngay khi có triệu chứng, cần đi khám bệnh sớm để được điều trị kịp thời khi tổn thương chưa lan rộng. Bệnh viện Đa Khoa Quốc tế Vinmec với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, cùng với trang thiết bị y tế hiện đại, chất lượng tiêu chuẩn quốc tế, bạn đọc có thể tin tưởng lựa chọn làm điểm đến để khám và điều trị cho bản thân và gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: NagreF, Gionchetti PR, Eliakim R., De Dombal F.T. (1968), Ulcerative colitis: definition, historical background, aetiology, diagnosis, naturel history and local complications, Postgrad Med, Lichtenstein G.R., btv. (2014), Medical Therapy of Ulcerative Colitis.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan