Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh trĩ

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi ThS, BS. Nguyễn Ngọc Khánh, Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Rất nhiều người chưa hiểu hết bệnh trĩ là gì, bệnh trĩ có nguy hiểm không. Về mặt y học, bệnh trĩ xảy ra khi cơ thể có sự giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ, bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Nói một cách dễ hiểu hơn, trĩ là bệnh lý của một hệ thống mạch máu từ tiểu động mạch, tĩnh mạch, các thông nối động - tĩnh mạch đến cơ trơn và mô liên kết được lót bởi lớp biểu mô bình thường của ống hậu môn.

Đám rối tĩnh mạch nằm ở lớp dưới niêm mạc, được nâng đỡ bởi tấm đệm mạch máu. Khi gặp vấn đề tuổi tác càng cao hoặc áp lực thường xuyên trong khi đi vệ sinh khiến các tấm đệm này sưng phình, tạo ra các búi trĩ trong lòng ống hậu môn.

Bệnh trĩ chủ yếu có 2 loại gồm bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại, trong đó:

  • Bệnh trĩ nội: Phát sinh ở khoang dưới niêm mạc, trên đường lược, có nguồn gốc từ đám rối trĩ nội. Người mắc bệnh trĩ nội được phân thành 4 cấp độ.
  • Trĩ ngoại: Khi búi trĩ xuất phát phía dưới đường lược được gọi là trĩ ngoại.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ có thể do:

  • Rặn khi đi cầu;
  • Ngồi lâu trên bồn cầu;
  • Tiêu chảy hoặc táo bón mạn tính;
  • Béo phì;
  • Mang thai;
  • Giao hợp qua đường hậu môn;
  • Chế độ ăn ít chất xơ.

Cả bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại đều có xu hướng gia tăng theo tuổi vì cấu trúc mô nâng đỡ các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị trở nên lỏng lẻo và nhão dần. Các dấu hiệu của bệnh trĩ có thể bao gồm:

  • Đau hoặc khó chịu, dao động từ không đau, đau ít đến rất đau do nứt hậu môn, tắc hoặc nghẹt;
  • Chảy máu không kèm đau trong quá trình đi tiêu;
  • Ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn do dịch nhầy từ sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn;
  • Sưng vùng quanh hậu môn;
  • Một khối nhô lên gần hậu môn, rát hoặc đau (có thể là huyết khối tại búi trĩ).

Đa số người bệnh đều cho rằng bệnh trĩ có thể tự điều trị mà không cần đến tư vấn bệnh trĩ của bác sĩ. Tuy nhiên, chính điều này khiến cho tình trạng bệnh nặng thêm, điều trị trở nên khó khăn hơn.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán bệnh trĩ

Xem thêm: Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn khâu treo triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn siêu âm Doppler

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan