Phẫu thuật lấy dị vật thực quản đường cổ

Lấy dị vật thực quản đường cổ là một loại cấp cứu thường gặp trong quá trình ăn uống, có thể xảy ra với cả trẻ em và người lớn. Nguyên nhân xuất hiện dị vật thực quản có thể do kích thước thức ăn, ăn nhanh và vội vàng, thực quản co bóp bất thường,... Trường hợp này ít gây ra tử vong ngay, tuy nhiên nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ra viêm nhiễm.

1. Dị vật thực quản đường cổ là gì?

Dị vật thực quản hay dị vật thức ăn thường là do tai nạn, nếu để lâu nguy cơ tử vong rất cao. Dị vật hay gặp nhất là do xương động vật. Nếu người bị hóc xương để sang ngày thứ hai trở đi có thể làm xuất hiện áp xe trung thất. Với những xương nhọn có thể gây thủng động mạch lớn, đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Người có dị vật thức ăn thường cảm thấy khó nuốt, khi nuốt sẽ đau hoặc không ăn được. Với những ca nặng như thủng thực quản, có thể do dị vật gây áp xe cạnh cổ và trung thất. Đối với trường hợp thủng động mạch, người bệnh có thể tử vong. Theo như một số nghiên cứu cho thấy, dị vật thực quản gặp ở người lớn nhiều hơn là trẻ em, nguyên nhân do thói quen ăn uống bất cẩn.

Dị vật đường thở là khi dị vật được hít vào và mắc kẹt trong đường thở hoặc phổi của bệnh nhân
Dị vật thực quản hay dị vật thức ăn thường là do tai nạn, nếu để lâu nguy cơ tử vong rất cao

2. Các triệu chứng lâm sàng của người mắc dị vật thực quản

Triệu chứng điển hình khi mắc dị vật thức ăn là tắc đường ăn và đường thở, làm cho người bệnh ho sặc sụa, hô hấp khó khăn, hiếm khi xuất hiện trường hợp tử vong ngay lập tức. Đa phần bệnh nhân sẽ cảm thấy vướng và đau họng hoặc cổ tại vị trí sau xương ức, dù nuốt thức ăn hay thậm chí là nước bọt đều có cảm giác đau. Tùy thuộc vào tính chất dị vật và thời gian phát hiện dị vật mà có thể xuất hiện tình trạng viêm nhiễm. Các triệu chứng của bệnh nhân có thể được chia làm các giai đoạn điển hình là:

Giai đoạn đầu:

  • Nuốt đau, gặp khó khăn khi ăn uống.
  • Nếu người bệnh cố gắng khạc nhổ hoặc ăn thêm cơm, rau có thể làm tình trạng chuyển biến xấu hơn, không nuốt cũng có cảm giác đau.
  • Trường hợp dị vật thực quản, bệnh nhân sẽ đau ở vùng sau xương ức, đau xuyên qua lưng hoặc lên bả vai,...

Giai đoạn viêm nhiễm:

  • Thường xảy ra khi dị vật làm tổn thương niêm mạc thực quản hoặc thủng thành thực quản.
  • Nguy cơ nhiễm khuẩn càng cao khi hóc có cả xương và thịt.
  • Người bệnh sẽ thấy các triệu chứng nuốt đau, đau cổ, đau ngực ngày càng tăng sau 1-2 ngày.
  • Nếu để lâu có thể làm cho tình trạng càng nguy hiểm hơn và làm xuất hiện các biến chứng khác.

Giai đoạn biến chứng:

  • Nguyên nhân là do dị vật có chứa chất hữu cơ, từ đó gây ra viêm nhiễm do vi khuẩn.
  • Tình trạng viêm tấy quanh thực quản cổ thường xuất hiện khi dị vật đâm thủng thành thực quản gây viêm thành thực quản lan tỏa, các mô liên kết trở nên lỏng lẻo. Bệnh nhân trong tình trạng sốt cao, suy sụp, nhiễm khuẩn thấy rõ, tăng tiết nước bọt, hơi thở hôi.
  • Viêm trung thất: Nguyên nhân do dị vật đâm thủng thành thực quản. Bệnh nhân sốt cao, thân nhiệt giảm kèm theo đau ngực, khó thở,...
  • Biến chứng phổi: Có thể do dị vật làm thủng màng phổi gây viêm phế mạc mủ. Từ đó, ta thấy bệnh nhân có đầy đủ các triệu chứng của tràn dịch màng phổi kèm theo sốt cao, đau ngực, khó thở.
Khó thở nặng ngực là một trong các dấu hiệu của hen phế quản
Triệu chứng điển hình khi mắc dị vật thực quản là tắc đường ăn và đường thở, làm cho người bệnh ho sặc sụa, khó thở

3. Phẫu thuật lấy dị vật thực quản đường cổ

Các bước tiến hành lấy dị vật thực quản đường cổ như sau:

  • Đầu tiên cần soi nội quản để phát hiện dị vật cũng như lấy dị vật ra khỏi đường cổ.
  • Trong trường hợp dị vật có hình dạng xù xì, sắc nhọn không thể lấy ra bằng phương pháp nội khí quản, người bệnh cần phải mở lồng ngực, mở khí quản để loại bỏ dị vật.
  • Với những bệnh nhân có triệu chứng khó thở nặng, cần mở lồng ngực trước khi soi. Nếu cơ thể bệnh nhân suy yếu mệt mỏi thì cần phải được hồi sức trước khi soi nội quản.

Dị vật thực quản có thể do kích thước thức ăn, ăn nhanh và vội vàng, thực quản co bóp bất thường,... Dị vật thực quản ít gây ra tử vong ngay, tuy nhiên nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ra viêm nhiễm. Do đó, khi có dấu hiệu nghi ngờ dị vật thực quản, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan