So sánh hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD)

Khi nhắc tới các bệnh đường tiêu hóa, có một số bệnh có tên tương tự nhau nhưng lại có những đặc trưng, tính chất, triệu chứng và cách chữa trị khác nhau. Trong đó điển hình như bệnh viêm ruột (IBD) và hội chứng ruột kích thích (IBS).

1. Khái quát về hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD):

Bệnh viêm ruột (IBD) là thuật ngữ chung chỉ tình trạng sưng (viêm) mãn tính của ruột.

Bệnh viêm ruột thường bị nhầm lẫn với hội chứng ruột kích thích tình trạng không viêm (IBS).

Mặc dù hai chứng rối loạn này có tên gọi giống nhau và một số triệu chứng giống nhau, nhưng chúng có những điểm khác biệt chính.

Bệnh viêm ruột (IBD)hội chứng ruột kích thích (IBS) là những bệnh lý khác hẳn nhau. Tuy nhiên, một người đã được chẩn đoán mắc bệnh này có thể biểu hiện các triệu chứng của bệnh kia. Người bệnh có thể mắc cả hai bệnh cùng một lúc. Cả hai bệnh lý trên đều là tình trạng mãn tính. Hai bệnh lý này đều có thể xảy ra ở bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi.

1.1 Bệnh viêm ruột (IBD) là gì?

Bệnh viêm ruột (IBD) chỉ một nhóm các rối loạn đặc trưng bởi tình trạng viêm kéo dài ở các bộ phận khác nhau của đường tiêu hóa.

Hai dạng bệnh lý chính, phổ biến hơn của bệnh viêm ruột đó là:

  • Viêm loét đại tràng: là một tình trạng kéo dài suốt đời được đặc trưng bởi các đợt viêm tái phát trong lớp niêm mạc của đại tràng. Nó thường liên quan đến trực tràng và có thể lan đến các phần khác của đại tràng.
  • Bệnh Crohn: có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa, từ miệng đến hậu môn của người bệnh. Các triệu chứng của bệnh Crohn cũng có thể bao gồm tiêu chảy, đau quặn bụng và sốt.

Đối với cả hai tình trạng này, hiện chưa có phương pháp chữa trị khỏi hẳn, nhưng chúng có thể được kiểm soát bằng thuốc.

1.2 Hội chứng ruột kích thích (IBS) là gì?

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn chức năng mãn tính của đường tiêu hóa, đặc trưng bởi đau bụng mãn tính, chuột rút, đầy hơi, khí, chất nhầy trong phân, tiêu chảy hay táo bón. Những người bị hội chứng ruột kích thích (IBS) thông thường không có dấu hiệu lâm sàng của bệnh và có kết quả các xét nghiệm bình thường.

IBS có các triệu chứng thực thể, nhưng nguyên nhân hiện vẫn chưa được hiểu rõ. Các nhà nghiên cứu hiện đang xem xét một số nguyên nhân tiềm ẩn, chẳng hạn như:

  • Không dung nạp thực phẩm (chẳng hạn như fructose, lactose, sucrose hoặc gluten)
  • Một phản ứng từ một lần nhiễm trùng trước đó
  • Các vi khuẩn ở ruột phát triển quá mức
  • Tâm lý căng thẳng

Tùy thuộc vào các triệu chứng chính, những người bị IBS nhận được chẩn đoán của một trong ba phân loại:

  • IBS với táo bón (IBS-C)
  • IBS với tiêu chảy (IBS-D)
  • IBS-hỗn hợp (IBS-M)

2. So sánh giữa hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD):

Có những điểm tương đồng và khác biệt về triệu chứng IBS và IBD:

Hội chứng ruột kích thích (IBS) Bệnh viêm ruột (IBD)
Những triệu chứng đặc trưng là:
Đau bụng và chuột rút
Táo bón và đầy hơi
Tiêu chảy
Sự phát triển quá mức của các vi khuẩn trú trong ruột non
IBD có thể gây ra các triệu chứng giống như IBS, cũng như:
Viêm mắt
Quá mệt mỏi
Sẹo đường ruột
Đau nhức xương khớp
Suy dinh dưỡng
Chảy máu trực tràng
Sụt cân

Nếu có các triệu chứng của IBS, IBD hoặc cả hai, hãy liên hệ để được thăm khám và tư vấn bởi bác sĩ hoặc chuyên gia tiêu hóa.

Hiện tượng đau ở hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) có khác nhau không?

Hội chứng ruột kích thích (IBS) Viêm ruột (IBD)
Đau bụng là một triệu chứng phổ biến của cả IBS và IBD Đau bụng là một triệu chứng phổ biến của cả IBS và IBD
Cảm giác đau thường xuyên nhất ở vùng bụng dưới.
Loại và mức độ nghiêm trọng của cơn đau có thể khác nhau.
Các loại và vị trí của cơn đau IBS thường bao gồm:
Đau bụng trên có thể trở nên tồi tệ hơn sau khi ăn và thường kèm theo đầy hơi.
Đau bụng giữa tập trung ở vùng bụng và thường có cảm giác như chuột rút.
Đau bụng dưới thường giảm sau khi đi tiêu.
Một số các triệu chứng đau khác:
Đau do chuột rút
Đau như bị đâm chích
Đau nhức nhối
Đau nhói
Đau liên quan đến IBS bao gồm cả đau nội tạng, có nghĩa là nó bắt nguồn từ các cơ quan cơ thể và đau chức năng, không có nguồn gốc cơ thể được xác định và không được xác định bằng bất kỳ xét nghiệm nào.
Đau có thể diễn ra ở các bộ phận khác nhau:
Chủ yếu vẫn là đau tại đường tiêu hóa.
Ngoài ra đau khớp
Da nhạy cảm
Khó chịu ở mắt
Vết loét miệng
Đau xung quanh trực tràng

2.1 Sự phổ biến của IBS và IBD

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một bệnh lý rất phổ biến. Trên thực tế, Quỹ Quốc tế về Rối loạn Tiêu hóa Chức năng ước tính rằng nó ảnh hưởng đến 15% dân số trên toàn thế giới.

2.2 Chẩn đoán IBS và IBD rất khác nhau:

Hội chứng ruột kích thích (IBS) Bệnh viêm ruột (IBD)
Chẩn đoán IBS thường không dựa vào các xét nghiệm mà được thực hiện dựa trên phương pháp cách loại trừ hoặc loại trừ các bệnh và tình trạng khác:
Tiền sử bệnh
Yếu tố gia đình
Khám sức khỏe
Báo cáo triệu chứng
Loại trừ các điều kiện khác
Mẫu tiêu chuẩn Rome IV là cơ sở để chẩn đoán IBS.
Chẩn đoán chỉ được thực hiện sau khi một người đã có các triệu chứng ít nhất 1 ngày mỗi tuần trong 3 tháng qua và có các triệu chứng bắt đầu ít nhất 6 tháng trước.
Tiêu chuẩn Rome IV cho chẩn đoán IBS chỉ định rằng hai trong số các điều kiện sau phải được đáp ứng:
Các triệu chứng của có liên quan đến đại tiện.
Tần suất đi ngoài bị thay đổi.
Sự thay đổi tính chất của phân.
IBD được chẩn đoán thông qua nhiều loại xét nghiệm y tế:
Phân tích phân
Xét nghiệm máu
Sinh thiết
Chụp XQuang
Chụp MRI
Chụp CT
Nghiên cứu đối chiếu bari
Nội soi thực quản hoặc nội soi đại tràng, để đánh giá mức độ nghiêm trọng và mức độ viêm.

3. Nguyên nhân của IBS và IBD?

Nguyên nhân chính xác của IBS và IBD vẫn là chủ đề của nghiên cứu lâm sàng. Di truyền và lịch sử gia đình được cho là một trong những nguyên nhân gây ra 2 bệnh lý trên.

Hội chứng ruột kích thích (IBS) Bệnh viêm ruột (IBD)
Nguyên nhân chính xác của IBS và IBD đều không được biết chắc chắn. Nguyên nhân chính xác của IBS và IBD đều không được biết chắc chắn.
Những điều kiện sau đây được cho là làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
Nhiễm trùng do vi khuẩn trong ruột hoặc ruột kết
Không dung nạp một số thực phẩm.
Có yếu tố di truyền, có tiền sử gia đình mắc IBS
Có dấu hiệu rối loạn tâm lý, ví dụ bị trầm cảm và lo âu.
Người ta cho rằng yếu tố gây bệnh chính là hệ thống miễn dịch không hoạt động như bình thường.
Một số nguyên nhân được cho là gây ra bệnh IBD:
- Di truyền
- Các yếu tố môi trường, như căng thẳng
- Hệ vi sinh vật đường ruột, hoặc các vi sinh vật sống trong cơ thể

3.1 Vai trò của căng thẳng, lo lắng trong IBS và IBD

Căng thẳng được biết là làm cho tất cả các rối loạn đường tiêu hóa tồi tệ hơn. Có rất nhiều sự thật khi chúng ta mô tả một phản ứng là “đau thắt ruột”. Trên thực tế, căng thẳng có thể có nhiều tác động rất thực tế đối với cơ thể.

Hội chứng ruột kích thích (IBS) hầu như luôn trầm trọng hơn ở người bệnh bị căng thẳng.

Các liệu pháp tâm lý trị liệu làm giảm căng thẳng có thể giúp giảm các triệu chứng IBS như:

  • Thiền
  • Tập thể dục thường xuyên.

3.2 Những biến chứng của IBD và IBS

Hội chứng ruột kích thích (IBS) Viêm ruột (IBD)
Nếu không được điều trị, IBS có thể dẫn đến chất lượng cuộc sống thấp hơn.
IBS có thể liên quan đến các biến chứng khác, chẳng hạn như:

tiêu chảy mãn tính, đôi khi là triệu chứng của IBS và có thể dẫn đến bệnh trĩ
đi tiêu thường xuyên hoặc chuột rút có thể làm gián đoạn các hoạt động hàng ngày
Trầm cảm hay lo âu
Các triệu chứng của IBD có thể diễn tiến nặng hơn:
Đối với viêm loét đại tràng, các biến chứng có thể bao gồm
Ruột bị thủng
Mở rộng nhanh chóng ruột kết
Tiêu chảy nặng
Chảy máu trực tràng và đau
Các biến chứng của bệnh Crohn có thể gặp phải:
Áp xe
Tắc nghẽn đường ruột
Ruột đục lỗ
Lỗ rò, các kết nối bất thường phát triển giữa các mô hoặc bộ phận cơ thể.
Kém hấp thu thức ăn, dẫn đến suy dinh dưỡng
Có thể xuất hiện biến chứng trên da, thận hoặc khớp.

Các phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) khác nhau tùy theo mức độ nghiêm trọng.

Trong khi IBS thường đáp ứng tốt với các thay đổi lối sống và tránh các tác nhân gây bệnh, điều trị IBD thường phức tạp hơn.

Hội chứng ruột kích thích (IBS) Bệnh viêm ruột (IBD)
Hội chứng ruột kích thích (IBS) có thể không điều trị dứt điểm được bằng thuốc vì không có nguyên nhân cụ thể có thể xác định được.
Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS) thường được điều trị bằng một số loại thuốc như: thuốc chống co thắt ruột - hyoscyamine (Levsin) hoặc dicyclomine (Bentyl).
Thay đổi về chế độ ăn uống và lối sống:
Tránh thực phẩm chiên và béo và đồ uống có chứa caffein
Thực hành thư giãn, chẳng hạn như thiền và yoga
Sử dụng liệu pháp tâm lý để giúp người bệnh giảm căng thẳng.
Sưởi ấm để giúp giảm chuột rút và đau
Châm cứu
Các biện pháp thảo dược, chẳng hạn như trà hoa cúc
Sử dụng men vi sinh.
Mục tiêu chính là làm giảm tình trạng viêm.
Điều trị bệnh viêm ruột (IBD) phụ thuộc vào chẩn đoán. Phương pháp điều trị đầu tiên đối với IBD thường là dùng thuốc.
Thuốc corticosteroid
Thuốc 5-ASA (aminosalicylat)
Điều hòa miễn dịch
Sinh học
Phẫu thuật
Thay đổi chế độ ăn uống tránh thực phẩm kích thích.
Các biện pháp tự nhiên chỉ nên bổ sung cho kế hoạch điều trị hiện tại của bạn khi có sự cho phép và giám sát của bác sĩ và chúng có thể không hiệu quả.
Liệu pháp tâm lý rất hiệu quả, vì sự lo lắng mà IBD có thể gây ra có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn. Học cách làm dịu những rối loạn tâm trạng cũng có thể làm cho các triệu chứng IBD của bạn dịu hơn.

Có nhiều cách để kiểm soát các triệu chứng để nâng cao chất lượng sống của người bệnh.

Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa có thể giúp người bệnh xác định tình trạng cụ thể và đưa ra kế hoạch điều trị để kiểm soát các triệu chứng của họ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan