Sử dụng thuốc nhuận tràng cho người già

Nhiều nguyên nhân có thể gây nên tình trạng táo bón, đối với người cao tuổi thường gặp các yếu tố như ít vận động, giảm nhu động ruột, chế độ dinh dưỡng không hợp lý và uống ít nước. Đặc biệt, ở người cao tuổi thường mắc bệnh lý mạn tính nên thường phải sử dụng thuốc lâu dài là yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng táo bón nặng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc nhuận tràng cho người già có một số lưu ý.

1. Nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón ở người già

  • Chế độ dinh dưỡng hàng ngày ít chất xơ;
  • Người cao tuổi không cùng cấp đủ nước hàng ngày;
  • Tác dụng không mong muốn của một số dược phẩm (các loại thuốc giảm đau chứa codein, thuốc trung hòa acid chứa nhôm, thuốc chống trầm cảm amitriptyline, viên sắt...).
  • Liên quan với một số bệnh lý như suy giáp, hội chứng ruột kích thích thể táo bón hay các bệnh lý khác.
  • Phụ nữ đang trong thời gian mang thai (nguyên nhân do thay đổi nội tiết tố và chèn ép cơ học của bào thai làm giảm nhu động ruột).
  • Nhịn đi ngoài do lý do bận công việc.

Ngoài ra có một số trường hợp, táo bón ở người cao tuổi không xác định rõ nguyên nhân và được xếp vào nhóm táo bón chức năng với tỉ lệ mắc bệnh ưu thế ở nữ. Đa số trường hợp, người có thể tự mua thuốc nhuận tràng uống để điều trị.

Người bị táo bón được khuyến cáo đi khám bệnh để bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa chỉ định làm các xét nghiệm (xét nghiệm phân, nội soi trực đại tràng bằng ống mềm,...) giúp đánh giá và xác định nguyên nhân trong các tình huống sau:

  • Tình trạng táo bón mới xảy ra trong vòng 6 tuần mặc dù người cao tuổi tuân thủ lối sống đúng (thể dục đều đặn, uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ,...).
  • Táo bón nặng không đáp ứng với các thuốc nhuận tràng khác nhau.
  • Đi ngoài có kèm theo nhầy mũi, máu, sụt cân, tiền sử gia đình có người thân bị mắc các bệnh lý như ung thư đại tràng hay bệnh viêm đại tràng mạn (bệnh crohn, viêm loét trực tràng).

Một nguyên nhân khác cũng cần phải chú ý là người cao tuổi thường lạm dụng các loại thuốc có chứa chất tannin, thuốc điều trị bệnh trầm cảm, thuốc bao bọc niêm mạc dạ dày thành phần có chứa nhôm. Đồng thời, một số người cũng có thói quen xấu là lạm dụng một số thuốc có tác dụng nhuận tràng, do sử dụng thuốc nhiều quá không có tác dụng nhuận tràng như mong muốn. Do vậy, tình trạng táo bón ở người cao tuổi thường kéo dài và việc điều trị bệnh trở nên khó khăn.

2. Các thuốc nhuận tràng cho người già

Thuốc nhuận tràng cho người già có 3 nhóm chính sau:

  • Nhóm giúp tăng lượng phân là các thuốc cung cấp chất xơ, sợi như Psyllium, Methylcellulose, calcium Polycarbophil, wheat dextrin. Khi sử dụng thuốc nhuận tràng cho người già cần uống kèm nhiều nước (1-2 lít). Các thuốc nhuận tràng nhóm này có tác dụng làm tăng thể tích phân và ngấm nước, được dùng để trị các chứng táo bón vô căn. Dùng thuốc lâu ngày thường gây tình trạng chướng hơi và đầy bụng. Chống chỉ định trong các trường hợp nghi ngờ tắc ruột cơ học, loét hành tá tràng, cắt đoạn dạ dày.
  • Nhóm có tác dụng kích thích (bao gồm: bisacodyl, doccusate, dantron, glycerol, senna và sodium picosulfate), thuốc kích thích kích thích nhu động ruột giúp gia tăng sự tống phân ra ngoài ở đại tràng. Tác dụng không mong muốn có thể làm đau bụng và gây tình trạng lệ thuộc thuốc nhuận tràng cho người già khi điều trị kéo dài. Tuy nhiên, thuốc nhuận tràng cho người già nhóm này sẽ mất tác dụng nếu dùng kháng sinh diệt vi khuẩn ở ruột.
  • Nhóm thuốc tạo lực thẩm thấu: Macrogol được lựa chọn phổ biến vì hiệu quả an toàn và không gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu, trung tiện. Lactulose có thể gây ra tình trạng đầy bụng, chướng hơi. Thuốc có tác dụng hút nước vào trong lòng ruột làm phân mềm ra. Một số loại muối magie như Hydroxyt magie, Citrat magie (hoạt động theo cơ chế tăng áp lực thẩm thấu) có tính nhuận tràng mạnh, thường dùng trước khi tiến hành phẫu thuật. Các thuốc nhuận tràng thẩm thấu có công dụng làm tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột, giúp bài tiết và tống xuất phân ra ngoài. Thuốc nhuận tràng cho người già nhóm thẩm thấu chống chỉ định ở người mắc bệnh lý viêm loét đại trực tràng, tắc ruột, ung thư trực tràng, mất nước, suy tim.

Ngoài ra, thuốc nhuận tràng cho người già còn có thể sử dụng thụt tháo với các chất nhầy hoặc thụt tháo vi lượng, thường hay được sử dụng để chuẩn bị nội soi đại trực tràng hay cho các trường hợp táo bón khi nằm lâu để làm mềm phân, tuy nhiên không được sử dụng trong thời gian kéo dài.

3. Tác dụng ngoại ý của thuốc nhuận tràng

Các tác dụng không mong muốn có thể gặp khi uống thuốc nhuận tràng cho người già là:

  • Đau bụng quặn thắt;
  • Tiêu chảy mạn tính;
  • Đầy hơi, buồn nôn;
  • Mất khả năng giữ nước, gây ra mất nước, ói mửa hoặc chảy máu trực tràng.

Sử dụng thường xuyên, lâu dài các thuốc nhuận tràng dẫn đến làm tổn thương đường tiêu hóa, không thể phục hồi. Người sử dụng có xu hướng phải lệ thuộc thuốc, nếu không sử dụng thuốc sẽ mắc táo bón mạn tính nghiêm trọng và đau đớn trong thời gian dài. Việc sử dụng các thuốc nhuận tràng này ở liều cao hơn liều kê đơn, ngay cả khi chỉ một liều duy nhất cao hơn hoặc quá một liều mỗi ngày có thể dẫn tới tình trạng mất nước nặng và có thể đe dọa đến tính mạng.

4. Cách sử dụng các loại thuốc nhuận tràng cho người già

Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh lý của từng người cụ thể hoặc theo chỉ định của bác sĩ điều trị bệnh.

Nguyên tắc chung khi sử dụng các thuốc nhuận tràng:

  • Nên sử dụng thuốc nhuận tràng cho người già tác dụng làm tăng lượng phân trước tiên.
  • Nếu không hiệu quả, sử dụng thuốc nhuận tràng cho người già tăng áp lực thẩm thấu có thể kết hợp thêm thuốc tăng lượng phân.
  • Khi sử dụng các loại thuốc kể trên mà vẫn còn cảm giác tiêu khó có thể dùng nhóm thuốc kích thích nhuận tràng.
  • Thuốc nhuận tràng cho người già chỉ nên dùng thời gian ngắn, ngay khi tái lập được tình trạng đi ngoài bình thường, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa táo bón khác.

Hiện nay vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy việc sử dụng lâu dài các thuốc nhuận tràng nêu trên gây ra ung thư hay làm tổn thương đại tràng. Điều cần lưu ý là việc sử dụng thuốc nhuận tràng cho người già phải chỉnh liều theo từng người cụ thể sao cho việc đại tiện dễ dàng nhưng không gây ra tình trạng tiêu chảy (mất nước, rối loạn điện giải, mất kali...)

5. Các loại thuốc nhuận tràng tự nhiên

Một vài loại thực phẩm liệt kê dưới đây đóng vai trò như thuốc nhuận tràng tự nhiên:

  • Nước: Việc uống nước lọc đầy đủ là một trong những phương pháp tốt nhất để làm mềm phân và dễ dàng đào thải ra ngoài. Bạn nên cố gắng uống ít nhất tám ly nước mỗi ngày.
  • Nước dừa: Nếu nước lọc là quá nhạt nhẽo, bạn có thể thử nhấm nháp nước dừa. Nước dừa có tác dụng giúp làm sạch hệ thống tiêu hóa của bạn.
  • Táo hoặc giấm táo: Các pectin trong táo có thể có tác dụng kích thích ruột. Việc cho thêm một muỗng cà phê giấm táo với một cốc nước để có những lợi ích chống táo bón. Ăn táo còn bổ sung thêm chất xơ chống táo bón.
  • Cây lô hội Aloe vera: Lô hội có chứa các loại hợp chất được gọi là anthraquinon có công dụng như thuốc nhuận tràng tự nhiên. Bạn có thể cho thêm một vài giọt gel lô hội vào nước uống của bạn hoặc dùng nước ép lô hội có thể chống được táo bón.
  • Hạt lanh: Hạt lanh có chứa chất xơ có thể giúp tiêu hóa tốt hơn. Đây là loại “thuốc nhuận tràng tự nhiên” thường được nhiều người áp dụng. Uống nhiều nước khi sử dụng hạt lanh để giúp chống táo bón đạt hiệu quả.
  • Rau lá xanh: Rau lá xanh như cải xoăn, rau cải bó xôi chứa collard và magiê, những khoáng chất này có thể có tác dụng làm mềm phân một cách tự nhiên.
  • Chanh: Các acid citric trong nước chanh có công dụng kích thích ruột và làm sạch ruột. Bạn có thể cho thêm một vài muỗng cà phê chanh cho một ly nước để có được kết quả.

Tóm lại, để hạn chế tình trạng táo bón, người cao tuổi cần có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung thêm nhiều loại chất xơ, uống đủ nước, tạo thói quen tập thể dục nhẹ nhàng hằng ngày, tạo thói quen đi đại tiện vào một giờ nhất định, hỏi ý kiến bác sĩ điều trị về loại thuốc đang sử dụng nếu nghi ngờ đó là nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón. Nếu các biện pháp này không mang lại hiệu quả mới cần dùng các loại thuốc nhuận tràng cho người già để điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan