Chỉ định điều trị viêm gan B khi nào?

Mục lục

Chỉ định điều trị viêm gan B khi nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ mức độ hoạt động của virus đến tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Khi có các dấu hiệu như vàng da, vàng mắt, mệt mỏi hoặc khi xét nghiệm cho kết quả dương tính với các kháng nguyên viêm gan B, việc điều trị bằng thuốc là cần thiết.  

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Tấn Phúc - Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Chào bác sĩ, em bị viêm gan B và mới làm xét nghiệm định lượng virus là 2,85 x 10^4, men gan bình thường. Xét nghiệm HBeAg dương tính, kết quả 471. Vậy bác sĩ cho em hỏi chỉ định điều trị viêm gan B khi nào? Em cảm ơn bác sĩ.

Khách hàng ẩn danh

Chào bạn, với câu hỏi “Chỉ định điều trị bệnh viêm gan B khi nào?”, bác sĩ xin giải đáp như sau: Chỉ định điều trị viêm gan B của bộ y tế thì ngoại trừ HBV - DNA, men gan, HBeAg, bạn cần phải thực hiện siêu âm đánh giá độ xơ hóa gan nữa. Tuy nhiên, với những thông tin hiện tại thì bạn chưa cần phải điều trị. Bạn nên theo dõi các chỉ số xét nghiệm của mình mỗi 3 - 6 tháng.

Để cung cấp thêm thông tin cho người bệnh, dưới đây là phần giải đáp cho câu hỏi này.  

1. Bệnh viêm gan B là gì?

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm phổ biến, do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Tùy thuộc vào thời gian mắc bệnh, viêm gan B được phân thành hai loại:

Trong đó, viêm gan B mạn tính làm gia tăng nguy cơ suy gan, ung thư gan hoặc xơ gan.

2. Chỉ định điều trị viêm gan B khi nào?

2.1 Trường hợp cần dùng thuốc

Chỉ định điều trị viêm gan B bằng thuốc trong các trường hợp sau đây:

  • Xuất hiện các triệu chứng đặc trưng của viêm gan B như vàng da, vàng mắt, mệt mỏi và chán ăn.
  • Xét nghiệm cho kết quả kháng nguyên bề mặt HBsAg dương tính
  • Kết quả xét nghiệm kháng nguyên nội sinh HBeAg dương tính
  • Nồng độ enzyme gan ALT (alanine aminotransferase) tăng ít nhất gấp 2 lần so với mức bình thường.
  • Khi xét nghiệm định lượng virus viêm gan B (HBV-DNA) có kết quả lớn hơn 2x103 IU/ml, điều này chứng tỏ máu đang mang virus viêm gan B. 
Nhiều người thắc mắc chỉ định điều trị viêm gan b khi nào. Trong đó, phương pháp sử dụng thuốc được chỉ định khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng vàng da, vàng mắt, mệt mỏi…
Nhiều người thắc mắc chỉ định điều trị viêm gan b khi nào. Trong đó, phương pháp sử dụng thuốc được chỉ định khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng vàng da, vàng mắt, mệt mỏi…

2.2 Trường hợp chưa và không cần dùng thuốc

Nếu mầm bệnh tồn tại trong cơ thể người khỏe mạnh thì việc điều trị viêm gan B không cần thiết. Hơn nữa, những trường hợp sau cũng chưa cần phải dùng thuốc, bao gồm:

  • Người có khả năng dung nạp miễn dịch.
  • Người đã từng mắc viêm gan B mạn tính.
  • Người bị viêm gan B không hoạt động, tức là virus đã từng kích hoạt âm thầm nhưng sau đó ngừng hoạt động.

Tuy nhiên, những trường hợp này cần được theo dõi nghiêm ngặt thông qua khám lâm sàng và xét nghiệm định kỳ. Nếu cần thiết, người bệnh cần được can thiệp ngay lập tức.

3. Cách điều trị viêm gan B

Các phương pháp điều trị bệnh viêm gan B bao gồm:

3.1 Điều trị dự phòng

  • Biện pháp này nhằm mục đích phòng bệnh viêm gan B khi mọi người đã tiếp xúc với virus.
  • Khi phơi nhiễm với virus viêm gan B, mọi người cần thông báo ngay cho nhân viên y tế về tình trạng của bản thân và sử dụng phác đồ globulin miễn dịch kháng viêm gan B (HBIG) theo chỉ dẫn của bác sĩ.

3.2 Điều trị cấp tính

  • Viêm gan B cấp tính hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, khoảng 90% người trưởng thành khỏe mạnh có khả năng tự khỏi khi bị nhiễm viêm gan B cấp tính.
  • Các phương pháp hỗ trợ điều trị như giảm đau, truyền dịch, hạ sốt sẽ được áp dụng, đồng thời diễn tiến bệnh cũng sẽ được theo dõi.

3.3 Điều trị nhiễm trùng mạn tính

  • Theo dõi: Việc theo dõi và quản lý bệnh viêm gan B mạn tính bao gồm quá trình xác định đồng nhiễm với HIV, viêm gan C và viêm gan D. Bên cạnh đó, tình trạng nhân lên của virus viêm gan B và mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng được đánh giá qua các chỉ số lâm sàng, công thức máu, xét nghiệm men gan và hình ảnh mô học gan.
  • Điều trị thuốc kháng virus B: Các bác sĩ hiện nay sử dụng một số loại thuốc chính khi điều trị viêm gan B mạn tính bao gồm thuốc điều hòa miễn dịch như interferon (peginterferon alfa-2a, interferon alfa-2b).

Dù nhiễm HBV cấp tính có khả năng tự khỏi nhưng những người tiến triển sang tình trạng mạn tính lại có nguy cơ cao phát triển các bệnh lý nghiêm trọng như ung thư biểu mô tế bào gan, xơ gan hoặc suy gan tối cấp.

Để theo dõi tình trạng sức khỏe và đánh giá chức năng gan cũng như sự thay đổi số lượng virus viêm gan B, người bệnh cần tái khám định kỳ từ 3 đến 6 tháng/lần trong suốt quá trình điều trị.

Sau khi ngừng thuốc, người bệnh cũng nên tái khám định kỳ từ 3 đến 6 tháng để kịp thời phát hiện và kiểm soát nếu virus tái hoạt động.

Nhìn chung, chỉ định điều trị viêm gan B khi nào là vấn đề quan trọng để tránh các biến chứng nghiêm trọng. Đối với những trường hợp viêm gan B cấp tính, người bệnh cần được điều trị hỗ trợ và theo dõi chặt chẽ. Trong khi đó với viêm gan B mạn tính, việc điều trị bằng thuốc kháng virus và theo dõi định kỳ sẽ giúp kiểm soát tình trạng bệnh, ngăn ngừa suy gan, xơ gan hoặc ung thư gan.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ