Đau quặn bụng sau ăn kèm đi ngoài phân nát điều trị dứt điểm thế nào?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Tôi hay bị đau quặn bụng, thường là sau khi ăn, đi ngoài nhiều lần trong ngày (3 - 5 lần), phân nát, phân nhỏ, ít một, không thành khuôn, thời gian đi vệ sinh lâu. Năm 2020, tôi có nội soi đại tràng và dạ dày, phát hiện viêm hồi tràng, hội chứng ruột kích thích, viêm dạ dày hp (+) và 2 u nhú 5 - 7mm ở ống hậu môn.

Tôi điều trị uống thuốc một thời gian thì hết viêm dạ dày, Hp (-) nhưng những triệu chứng nêu trên vẫn còn làm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của tôi. Tôi bình thường không uống rượu bia, cà phê, nước ngọt, không ăn cay, không hút thuốc lá.

Vậy bác sĩ cho tôi hỏi đau quặn bụng sau ăn kèm đi ngoài phân nát điều trị dứt điểm thế nào? Tôi cảm ơn bác sĩ.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Nguyễn Hồng Trâm - Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Đau quặn bụng sau ăn kèm đi ngoài phân nát điều trị dứt điểm thế nào?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Hội chứng ruột kích thích là hiện tượng ruột bị rối loạn chức năng, tái đi tái lại nhiều lần mà khi người bệnh đi khám, làm các xét nghiệm đều không tìm thấy các tổn thương về giải phẫu cũng như tổ chức sinh hoá ở ruột. Hội chứng ruột kích thích còn được biết đến với tên gọi viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng chức năng hoặc viêm đại tràng mãn tính.

Hiện nay, vẫn chưa có kết luận về nguyên nhân chính gây nên hội chứng ruột kích thích. Nhưng rất nhiều yếu tố liên quan mật thiết đến bệnh đã được xác định:

  • Stress: trạng thái căng thẳng thần kinh do suy nghĩ, lo âu quá nhiều khiến các triệu chứng xuất hiện hoặc biểu hiện nặng hơn.
  • Thực phẩm: hội chứng ruột kích thích có thể xuất hiện khi ăn một số thực phẩm nhất định. Điều này tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
  • Nhiễm khuẩn đường tiêu hoá.
  • Tác dụng phụ khi sử dụng kháng sinh.
  • Sự thay đổi nồng độ hormone
  • Yếu tố di truyền.

Vì nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích vẫn chưa rõ ràng nên chưa có nguyên tắc chuẩn mực nào để phòng tránh. Tuy nhiên, có thể thực hiện các phương pháp sau để giảm thiểu nguy cơ:

  • Có chế độ ăn uống khoa học: Cố gắng ăn vào thời gian cố định trong ngày và không bỏ bữa.
  • Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ như rau củ quả.
  • Tránh các thực phẩm nhiều chất béo, dầu mỡ, thực phẩm khó dung nạp lactose, thực phẩm cay.
  • Uống nhiều nước.
  • Tránh các đồ uống có ga và các chất kích thích như rượu, bia, cà phê.
  • Không ăn thức ăn để lâu hoặc điều kiện bảo quản không tốt.
  • Không ăn thức ăn khó tiêu, dễ gây đầy hơi: khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ, hoa quả nhiều đường như cam, quýt, xoài, mít.
  • Sử dụng thuốc tiêu chảy và thuốc nhuận tràng theo kê toa của bác sĩ.
  • Tập thể dục thường xuyên, cố gắng có những vận động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Luyện tập thư giãn, không để bị trầm cảm, lo lắng quá mức.

Nếu bạn còn thắc mắc về đau quặn bụng sau ăn kèm đi ngoài phân nát, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

107 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Vitamin tổng hợp Eska folvit
    Eska folvit là thuốc gì?

    Thuốc Eska folvit là một trong các loại vitamin tổng hợp cung cấp cho phụ nữ những chất dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể cần khi cố gắng thụ thai, trong khi mang thai và khi cho con bú ...

    Đọc thêm
  • Đau quặn bụng khi đói là một triệu chứng thường gặp và phổ biến ở nhiều người
    Đau quặn bụng khi đói : Dấu hiệu của bệnh gì?

    Đau quặn bụng khi đói là một triệu chứng thường gặp và phổ biến ở nhiều người trên thế giới. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, ...

    Đọc thêm
  • Vincopane
    Công dụng thuốc Vincopane

    Hyoscin - N - butylbromid là hoạt chất thường được chỉ định dùng trong co thắt cấp tính như cơn đau quặn bụng, thận hoặc đường mật, ngoài ra còn được dùng trong nội soi dạ dày - tá tràng ...

    Đọc thêm
  • berinert
    Công dụng thuốc Berinert

    Berinert là một dạng protein được tạo ra và lưu hành trong máu, nó giúp kiểm soát viêm trong cơ thể. Những người mắc chứng phù mạch di truyền do không có đủ protein này. Phù mạch di truyền có ...

    Đọc thêm
  • zacbettine
    Công dụng thuốc Zacbettine

    Thuốc Zacbettine chứa thành phần chính là Trimebutine maleat 200mg, có công dụng điều trị các bệnh đường tiêu hóa như: Co thắt đường tiêu hóa, dạ dày, ruột non, đại tràng, trào ngược dạ dày và tiêu chảy...

    Đọc thêm