Tăng huyết áp và bệnh lý về mắt

Bài viết được viết bởi ThS.BS Lã Thị Thùy - Bác sĩ Tim mạch can thiệp, Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Không chỉ gây ra các vấn đề về tim và thận, huyết áp cao không được điều trị cũng có thể ảnh hưởng đến thị lực và dẫn đến các bệnh về mắt. Tăng huyết áp gây tổn thương các mạch máu ở võng mạc, phần phía sau mắt, nơi chuyển ánh sáng và hình ảnh đi vào trong mắt vào các dây thần kinh thị để dẫn truyền về não.

1. Các nguyên nhân

Trị số huyết áp cao và kéo dài, sẽ càng làm tổn thương nặng hơn các vấn đề về mắt.

Bạn có nguy cơ cao gây tổn thương và giảm thị lực khi có thêm các bệnh đồng mắc: đái tháo đường, trị số cholesterol cao, hoặc hút thuốc lá

Trị số huyết áp tăng rất cao đột ngột rất ít khi xảy ra. Tuy nhiên, nếu một khi xảy ra sẽ ảnh hưởng nặng nề đến mắt. Các tổn thương lên võng mạc có thể là:

  • Tổn thương thần kinh thị giác tại mắt do máu nuôi nghèo nàn
  • Tắc một nhánh động mạch cung cấp máu nuôi cho võng mạc
  • Tắc tĩnh mạch có nhiệm vụ vận chuyển máu đi ra từ võng mạc

Gia tăng trọng lượng phần bụng hoặc tiêu thụ nhiều muối trong các bữa ăn có thể gây cao huyết áp. Áp lực công việc và cuộc sống, gen cũng có thể làm tăng huyết áp. Không phải mọi trường hợp huyết áp tăng cao cũng có thể tìm được nguyên nhân. Những trường hợp như vậy được gọi là tăng huyết áp nguyên phát. Khi đề cập đến huyết áp, có nghĩa là nói đến lực tống máu lên thành động mạch. Trị số huyết áp bao gồm 2 con số biểu hiện là 120/80 mmHg

  • Số phía trên hay còn gọi là huyết áp tâm thu là áp lực trong mạch máu khi tim bơm máu đi
  • Số phía dưới hay còn gọi là huyết áp tâm trương là áp lực khi tim nghỉ ngơi giữa các lần tống máu.

Trị số huyết áp lý tưởng mà bạn nên có nên ở mức 120/80 hoặc thấp hơn. Nếu con số này trên 140/90 hoặc hơn thì được cho là cao huyết áp.

huyết áp gây ảnh hưởng tới mắt
Huyết áp cao có thể ảnh hưởng đến thị lực và dẫn đến các bệnh về mắt

Như vậy tại sao huyết áp cao lại là vấn đề cần quan tâm?

Khi huyết áp cao sẽ cần lực rất mạnh của lực tống máu tác động lên thành động mạch như vậy cũng sẽ tổn thương đến chính nó. Và cũng sẽ tổn thương đến tim, thận và các cơ quan khác: nhồi máu cơ tim, đột quỵ, mất thị giác.

Làm cách nào để bạn biết là mình có huyết áp cao?

Đa số mọi người sẽ không biết bản thân mình bị cao huyết áp vì nó thường không có bất kỳ triệu chứng gì, và bạn cũng không biết cho đến khi trị số huyết áp được kiểm tra tình cờ hoặc khi xuất hiện các biến chứng: bệnh tim mạch hoặc bệnh lý về thận. Bạn có thể kiểm tra huyết áp của mình tại nhà hoặc tại các phòng khám, bệnh viện. Nếu trị số huyết áp cao, bác sĩ sẽ đưa ra con số huyết áp mục tiêu cần điều chỉnh. Có rất nhiều biện pháp can thiệp để đạt được huyết áp mục tiêu: chế độ ăn khỏe mạnh, tập thể dục ít nhất 30 phút/ ngày, bỏ thuốc lá, ăn ít muối nhỏ hơn 1,500gr/muối mỗi ngày hoặc các biện pháp loại bỏ stress: thiền, yoga. Tuy nhiên một khi lối sống đã thay đổi nhưng vẫn chưa đủ thì bác sĩ có thể sẽ kê thuốc huyết áp để giúp huyết áp ổn định.

2. Triệu chứng

Hầu hết bệnh nhân có bệnh lý võng mạc do tăng huyết áp thường không có triệu chứng cho đến khi bệnh ở giai đoạn muộn

Triệu chứng có thể bao gồm:

  • Nhìn đôi, nhìn mờ, hoặc mất thị lực
  • Đau đầu

Những triệu chứng xuất hiện đột ngột là những cấp cứu y tế. Thường là trị số huyết áp sẽ rất cao

3. Khám và xét nghiệm

Bác sĩ sẽ dùng đèn soi đáy mắt để kiểm tra sự co nhỏ của các mạch máu và các dấu hiệu cho thấy có sự thoát dịch từ các mạch máu

Mức độ tổn thương võng mạc được chia làm 4 mức độ:

  • Độ 1: không có triệu chứng
  • Độ 2-3: có sự thay đổi trên mạch máu, thoát dịch từ các mạch máu và phù nề bất cứ vị trí nào trên võng mạc
  • Độ 4: các dây thần kinh thị và trung tâm của võng mạc (hoàng điểm) bì phù nề. Tổn thương này có thể dẫn đến giảm thị lực

Bạn có thể cần thực hiện các xét nghiệm chuyên biệt hơn để kiểm tra hệ thống mạch máu

4. Điều trị

Điều trị duy nhất cho bệnh lý võng mạc do tăng huyết áp là ổn định huyết áp

Điều trị tăng huyết áp
Huyết áp cao ảnh hưởng đến mắt đặc biệt là bệnh lỹ võng mạc

5. Tiên lượng và dự hậu

Bệnh nhân với tổn thương võng mạc độ 4 thường sẽ đi kèm với tổn thương về thận, tim do huyết áp cao. Và có nguy cơ đột quỵ cao hơn.

Trong hầu hết các trường hợp huyết áp cao ảnh hưởng đến mắt, võng mạc sẽ lành lại nếu huyết áp được kiểm soát. Tuy nhiên, một số người bị bệnh võng mạc độ 4 sẽ bị tổn thương lâu dài đối với dây thần kinh thị giác hoặc hoàng điểm.

Phải được điều trị ngay khi bạn có huyết áp cao kèm với thay đổi thị lực hoặc đau đầu.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có dịch vụ kiểm tra huyết áp chuyên sâu, giúp người bệnh xác định nguyên nhân, biến chứng và cấp độ tăng huyết áp để từ đó có hướng điều trị bệnh và hạn chế tối đa di chứng ảnh hưởng đến mắt cũng như nhiều các cơ quan khác trong cơ thể. Với sự kết hợp của nhiều chuyên khoa, hiện bệnh viện ngoài thăm khám bệnh lý tăng huyết áp, Vinmec còn là địa chỉ sàng lọc và điều trị nhiều bệnh lý, trong đó có các bệnh liên quan đến thị lực, biến chứng võng mạc.

Quy trình kiểm tra sức khỏe được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm cùng các trang thiết bị máy móc hiện đại. Do đó, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng thăm khám tại Vinmec.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan