Nguyên nhân, biến chứng và cách phân loại tăng huyết áp theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nội tổng hợp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Tăng huyết áp là bệnh lý mang tính toàn cầu. Theo thống kê của WHO, toàn thế giới có khoảng 1 tỷ người mắc tăng huyết áp và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong quan trọng nhất. Vậy nguyên nhân gây tăng huyết áp là gì? Tăng huyết áp gây ra những biến chứng nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về căn bệnh này.

1. Tăng huyết áp là gì?

Theo hướng dẫn điều trị tăng huyết áp của Bộ Y tế ban hành năm 2010, tăng huyết áp được định nghĩa là khi huyết áp tâm thu >= 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương >= 90mmHg (tuy nhiên, cần lưu ý ngưỡng huyết áp định nghĩa này chỉ áp dụng đối với đo huyết áp theo đúng quy trình tại bệnh viện/phòng khám. Còn nếu đo huyết áp tại nhà hay đo huyết áp lưu động, chẩn đoán tăng huyết áp sẽ sử dụng các ngưỡng huyết áp khác nhau).

2. Nguyên nhân gây tăng huyết áp

Phần lớn tăng huyết áp ở người trưởng thành đều không rõ nguyên nhân (tăng huyết áp nguyên phát), chỉ có khoảng 10% các trường hợp là có nguyên nhân (tăng huyết áp thứ phát). Nguyên nhân của tăng huyết áp có thể được phát hiện thông qua khai thác tiền sử, khám lâm sàng và các kết quả cận lâm sàng thường quy. Một số trường hợp tăng huyết áp cần lưu ý tìm kiếm nguyên nhân bao gồm: tăng huyết áp ở tuổi trẻ (<30 tuổi), tăng huyết áp kháng trị, tăng huyết áp tiến triển hoặc ác tính.

Các nguyên nhân thường gặp ở tăng huyết áp thứ phát bao gồm:

  • Bệnh thận cấp hoặc mạn tính: Viêm cầu thận cấp/mạn, viêm thận kẽ, sỏi thận, thận đa nang, thận ứ nước, suy thận.
  • Hẹp động mạch thận.
  • U tuỷ thượng thận.
  • Cường Aldosteron tiên phát (Hội chứng Conn).
  • Hội chứng Cushing.
  • Bệnh lý tuyến giáp/cận giáp, tuyến yên.
  • Do thuốc, liên quan đến thuốc (kháng viêm Non-steroid, thuốc tránh thai, corticoid,...)
  • Yếu tố tâm thần nghén.
  • Yếu tố tâm thần.

3. Biến chứng của tăng huyết áp

Huyết áp cao được biết đến với cái tên “kẻ giết người thầm lặng” do bệnh tiến triển âm thầm và nếu không được kiểm soát sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm:

  • Đau tim, đột quỵ: tăng huyết áp làm xơ cứng và dày thành mạch ( xơ vữa động mạch), có thể dẫn đến cơn đau tim, đột quỵ hoặc các biến chứng khác
  • Chứng phình động mạch: huyết áp tăng khiến thành mạch yếu đi và phình ra, hình thành chứng phình động mạch. nếu mạch máu bị vỡ có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Suy tim: Để bơm máu chống lại áp lực cao ở thành mạch, tim của bạn phải hoạt động nhiều hơn, dẫn đến phì đại thất trái. Khi cơ tim dày lên sẽ khó bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, điều này có thể dẫn đến suy tim
  • Suy thận do nguy cơ thu hẹp động mạch thận khi THA
  • Xuất huyết võng mạc
  • Hội chứng chuyển hoá: Hội chứng này bao gồm một nhóm các rối loạn chuyển hoá của cơ thể bạn, bao gồm: tăng vòng eo, tăng triglycerides, giảm HDL-C ( cholesterol tốt), nồng độ insulin cao. Những rối loạn này khiến bạn dễ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim, đột quỵ
  • Biến chứng não: Các động mạch bị thu hẹp khiến máu khó lưu thông đến não, dẫn đến đột quỵ, xuất huyết não, nhồi máu não, chứng mất trí nhớ.
tăng huyết áp
Đau tim, đột quỵ là những biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp.

Tăng huyết áp thì đi kèm với những yếu tố nguy cơ tim mạch khác như đái tháo đường, rối loạn lipid máu, béo phì,... Những yếu tố nguy cơ này góp phần chi phối tiên lượng của bệnh nhân tăng huyết áp. Đồng thời tăng huyết áp đã có hay chưa có biến chứng trên cơ quan đích cũng ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả điều trị. Vì vậy, chiến lược điều trị tăng huyết áp hiện nay đòi hỏi vừa phải kiểm soát tối ưu con số huyết áp của bệnh nhân, vừa phải kiểm soát được các yếu tố nguy cơ tim mạch mà bệnh nhân đồng thời mắc phải.

Để dự phòng bệnh tăng huyết áp, quý khách có thể lựa chọn GÓI KHÁM TĂNG HUYẾT ÁP tại Bệnh viện Đa khoa Vinmec. Đội ngũ y - bác sỹ là các chuyên gia, trình độ chuyên môn cao; Trang thiết bị hiện đại; Dịch vụ khám, chữa bệnh chuyên nghiệp, Gói khám cao huyết áp có thể phát hiện bệnh kịp thời ngay cả khi không có triệu chứng, mang đến hiệu quả điều trị bệnh tối ưu.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Carvesyl
    Công dụng thuốc Carvesyl

    Thuốc Carvesyl thuộc nhóm thuốc tim mạch có thành phần chính là Carvedilol hàm lượng 6,25mg và các thành phần tá dược khác. Vậy Carvesyl có tác dụng gì?

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Lercastad 20
    Công dụng thuốc Lercastad 20

    Thuốc Lercastad 20 được bào chế dưới dạng viên nén, có thành phần chính là Lercanidipin hydroclorid. Thuốc được sử dụng để điều trị tăng huyết áp nguyên phát (từ nhẹ tới trung bình).

    Đọc thêm
  • Belsan 150
    Công dụng thuốc Belsan 150

    Thuốc Belsan 150 có thành phần hoạt chất chính là hoạt chất Irbesartan với hàm lượng 150mg và các tá dược khác với thuốc. Đây là thuốc tim mạch có công dụng điều trị tăng huyết áp nguyên phát.

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Kaportan 20
    Công dụng thuốc Kaportan 20

    Kaportan 20 là thuốc thuộc nhóm thuốc tim mạch, thường được dùng trong điều trị các bệnh lý như tăng huyết áp nguyên phát hoặc có kèm theo các bệnh lý như đái tháo đường, suy thận,... Bài viết dưới ...

    Đọc thêm
  • Thuốc Theprilda
    Công dụng thuốc Theprilda

    Thuốc Theprilda được bào chế dưới dạng viên nén, với thành phần chính trong mỗi viên thuốc là 4mg Perindopril erbumin và 1,25mg Indapamid. Vậy thuốc Theprilda có công dụng gì và cách sử dụng loại thuốc này như thế ...

    Đọc thêm