Sau khi gây tê có khả năng bị ngộ độc thuốc tê không?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Bác sĩ cho em hỏi sau khi gây tê có khả năng bị ngộ độc thuốc tê không? Làm thế nào để biết bị ngộ độc? Em cảm ơn bác sĩ.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Trung Thành - Khoa Gây mê Phẫu thuật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Sau khi gây tê có khả năng bị ngộ độc thuốc tê không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Gây tê là phương pháp thường được áp dụng giúp người bệnh không đau trong mổ hoặc giảm đau sau mổ. Có nhiều kỹ thuật gây tê khác nhau tương ứng với mục đích điều trị. Liều thuốc tê sử dụng sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng người bệnh, bệnh lý kèm theo và loại kỹ thuật gây tê được chỉ định.

Ngộ độc thuốc tê xảy ra khi nồng độ thuốc tê trong máu tăng cao do dùng thuốc tê quá liều cho phép, thuốc tê hấp thu nhanh vào máu hoặc do việc tiêm trực tiếp thuốc tê vào mạch máu một cách không chủ đích.

Mặc dù ít xảy ra nhưng để đảm bảo an toàn và hạn chế nguy cơ ngộ độc thuốc tê, bác sĩ thực hiện gây tê cần tôn trọng liều tối đa cho phép tương ứng với mỗi loại thuốc tê, tiêm chậm từng liều nhỏ, quan sát người bệnh và monitor theo dõi, cẩn thận hút ngược bơm tiêm trước khi tiêm để kiểm tra đầu kim có vào mạch máu hay không, ứng dụng gây tê dưới hướng dẫn siêu âm để kiểm soát vị trí đầu kim tê.

Ngộ độc thuốc tê thường biểu hiện trên hệ thần kinh và tim mạch. Người bệnh có thể cảm nhận vị kim loại, tê môi, nhìn mở hoặc ù tai. Tùy mức độ, các triệu chứng thần kinh có thể bao gồm nói nhảm, kích động, co giật hay lơ mơ, hôn mê. Các triệu chứng tim mạch bao gồm rối loạn nhịp tim, ngưng tim.

Bệnh viện Vinmec được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ gây tê hiệu quả và an toàn cùng với đội ngũ được huấn luyện đầy đủ, luôn cập nhật kiến thức mới trong gây tê, hạn chế các rủi ro, theo dõi và xử trí các phản ứng bất lợi của gây tê.

Nếu bạn còn thắc mắc về ngộ độc thuốc tê, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

100 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • hôn mê
    Ngộ độc thuốc tê: Những điều cần biết

    Vài năm gần đây, thỉnh thoảng lại có tin về các trường hợp ngộ độc thuốc tê trong đó người bệnh có thể được cấp cứu kịp thời hoặc có khi nặng nề hơn gây tử vong. Vậy ngộ độc ...

    Đọc thêm
  • thuốc an thần
    An thần trong khi thực hiện gây tê vùng: Lợi hay hại?

    Gây tê vùng hiện nay đang là xu hướng trong giảm đau đa phương thức để điều trị đau sau mổ. Phối hợp gây tê vùng với các thuốc giảm đau thông thường làm giảm sử dụng Morphin sau mổ ...

    Đọc thêm
  • Scandonest
    Công dụng thuốc Scandonest

    Thuốc Scandonest là dược phẩm gây tê được sử dụng khi có chỉ định. Đây là sản phẩm cần có hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ trước khi dùng. Những thông tin chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn ...

    Đọc thêm
  • Nong niệu đạo
    Gây tê tủy sống phẫu thuật nong niệu đạo

    Gây tê tủy sống phẫu thuật nong niệu đạo là phương pháp ức chế dẫn truyền thần kinh qua tủy sống của người bệnh. Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách tiêm thuốc tê và khoang dưới nhện. Kỹ ...

    Đọc thêm
  • Benzodent
    Công dụng thuốc Benzodent

    Thuốc Benzodent có chứa thành phần benzocain được bào chế ở dạng bôi tại chỗ. Thuốc Benzodent được chỉ định như một loại thuốc giảm đau trên bề mặt miệng và nướu. Tuy nhiên thuốc Benzodent có thể gây ra ...

    Đọc thêm