Ảnh hưởng của bệnh cường giáp tới bà mẹ và thai nhi

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nội Tổng Quát - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Khi mang thai, hormone HCG được sản xuất ra và đạt đỉnh điểm vào khoảng 12 tuần sau khi có thai. Điều này sẽ kích thích nhẹ tuyến giáp, đồng thời gây ra các triệu chứng cường giáp.

1. Cường giáp là gì?

Cường giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức bình thường, làm gia tăng sản xuất hormone tuyến giáp gây ra các rối loạn chuyển hóa của cơ thể.

2. Nguyên nhân gây ra cường giáp trong thai kỳ

Khi mang thai, hormone HCG được sản xuất ra và đạt đỉnh điểm vào khoảng 12 tuần sau khi có thai. Điều này sẽ kích thích nhẹ tuyến giáp, đồng thời gây ra các triệu chứng cường giáp. Hormon HCG còn là nguyên nhân gây ra buồn nôn, ở phụ nữ mang đa thai thì nồng độ HCG còn tăng cao hơn và các triệu chứng càng rõ rệt hơn. Có tới 10 – 20% phụ nữ mang thai có xuất hiện những triệu chứng này nhưng đa số không cần điều trị.

Những phụ nữ có chứng nôn nghén nặng sẽ có thể có những triệu chứng cường giáp nhẹ. Tuy nhiên, những triệu chứng này thường biến mất sau tam cá nguyệt thứ nhất.

Ngoài nguyên nhân đã kể trên, bệnh cường giáp khi mang thai còn có thể do các nguyên nhân sau:

  • Rối loạn miễn dịch, ví dụ: bệnh Graves có khả năng làm cho tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone.
  • Gia đình có tiền sử mắc bệnh về tuyến giáp hay bệnh tự miễn sẽ có thể làm tăng khả năng mắc phải hội chứng cường giáp trong thai kỳ.
  • Một số loại thuốc như những thuốc giúp tim đập bình thường có thể gây cường giáp trong thai kỳ.
  • Nhiễm trùng gần tuyến giáp.
  • Các vấn đề khác về tuyến giáp: tuyến giáp phình to, sưng do nhiễm trùng hay ung thư tuyến giáp có thể sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp.
  • Nồng độ iốt cao có thể gây cường giáp.
Cường giáp có ảnh hưởng đến thai nhi
Những phụ nữ có chứng nôn nghén nặng sẽ có thể có những triệu chứng cường giáp nhẹ

3. Triệu chứng của bệnh cường giáp trong thai kỳ

Sau đây là những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh cường giáp:

  • Giảm cân hay không tăng cân như mong đợi, thường xuyên có cảm giác thèm ăn, bị tiêu chảy hoặc là táo bón
  • Nhịp tim tăng nhanh và thở nhanh, ngay cả khi nghỉ ngơi bình thường
  • Tăng tiết mồ hôi và khả năng chịu nóng kém.
  • Tuyến giáp lớn , lồi mắt.
  • Lo âu, bồn chồn, hay mệt mỏi hoặc khó ngủ.
  • Run tay và yếu cơ.
  • Tăng huyết áp, bị đau đầu, buồn nôn và mờ mắt

Triệu chứng của bệnh cường giáp có thể giống với nhiều bệnh khác. Do đó, hãy đến cơ sở y tế biết được nguyên nhân chính xác nhất.

4. Những nguy cơ của cường giáp đối với phụ nữ mang thai

Bệnh có thể bắt đầu xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ hoặc ở phụ nữ đã bị bệnh trước đó. Ngoài các triệu chứng điển hình, phụ nữ mang thai còn có thể bị đẻ non hoặc bị tiền sản giật. Ngoài ra, mẹ còn có nguy cơ cao bị suy tim, hay nhiễm độc giáp cấp. Bệnh có khả năng được cải thiện vào 3 tháng cuối thai kỳ hoặc cũng có thể sẽ trở nên nặng hơn ở thời kỳ hậu sản.

5. Những nguy cơ của cường giáp đối với thai nhi

Cường giáp không được kiểm soát tốt có thể dẫn tới đứa trẻ bị tim bẩm sinh, thai nhi chậm phát triển, trẻ dễ bị đẻ non, thai nhi chết lưu, có thể bị dị tật bẩm sinh. Đây là lý do tại sao việc điều trị cường giáp cho phụ nữ có thai là vô cùng quan trọng.

TSI (hóc môn có tác dụng kích thích tuyến giáp) tăng quá cao: có thể tác động xấu đến tuyến giáp của thai nhi, gây ra cường giáp ở trẻ sơ sinh.

Thuốc kháng giáp trạng tổng hợp: 2 loại thuốc: Methimazol (Thyrozol), PTU dùng để điều trị cường giáp chính hiện nay, đều có thể qua nhau thai và ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng tuyến giáp, sẽ gây bướu cổ thai nhi.

Cường giáp có ảnh hưởng đến thai nhi
Có thể dùng thuốc kháng sinh để điều trị cường giáp

Như vậy, Ảnh hưởng của bệnh cường giáp tới bà mẹ và thai nhi là vô cùng lớn, vì vậy việc chẩn đoán và sàng lọc bệnh lý tuyến giáp ở phụ nữ mang thai sớm nhất là điều rất quan trọng

Chuyên khoa Nội tiết - Tiểu đường thuộc Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có chức năng khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh về Nội tiết: Bệnh lý tuyến yên - tuyến giáp - Tuyến thượng thận và Đái tháo đường.

Chuyên khoa phối hợp chặt chẽ với Trung tâm IVF - Khoa Sản trong việc Quản lý các bệnh nhân có bệnh lý tuyến giáp trong khi mang thai, đái đường thai kỳ. Ngoài ra, chuyên khoa áp dụng các kỹ thuật mới trong điều trị bệnh như: điều trị nhân lành tính tuyến giáp bằng kỹ thuật đốt sóng cao tần (tránh được cho bệnh nhân cuộc phẫu thuật nhân tuyến giáp).

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

16.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan