Điều trị tràn dịch màng tinh hoàn ở người lớn

Tràn dịch màng tinh hoàn là tình trạng sưng phồng ở bìu xảy ra khi có dịch tập trung ở màng mỏng bao xung quanh tinh hoàn. Tràn dịch màng tinh hoàn thường xảy ra ở trẻ mới sinh và tự mất đi không cần điều trị gì sau 1 tuổi. Trẻ nam và người lớn có thể mắc tràn dịch màng tinh hoàn do viêm nhiễm hoặc chấn thương vùng bìu.

1. Triệu chứng tràn dịch màng tinh hoàn

  • Sưng phồng bìu một hoặc hai bên bìu
  • Tràn dịch màng tinh hoàn thường không đau
  • Tràn dịch màng tinh hoàn ở người lớn có thể khó chịu từ sự nặng nề của bìu sưng. Đau có thể tăng lên theo mức độ của viêm nhiễm. Một vài trường hợp mức độ sưng của bìu có thể nhỏ đi vào buổi sáng và tăng lên vào cuối ngày.

2. Nguyên nhân gây tràn dịch màng tinh hoàn

  • Thường là hậu quả của chấn thương hoặc nhiễm trùng bên trong bìu.
  • Nhiễm trùng thường xảy ra ở tinh hoàn hoặc mào tinh hoàn. Nhiễm trùng có thể lây qua chấn thương hoặc qua đường tình dục.
  • Ung thư tinh hoàn

3. Biến chứng của tràn dịch màng tinh hoàn

Tràn dịch màng tinh hoàn thường không nguy hiểm và thường không gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tuy nhiên, tràn dịch màng tinh hoàn có thể do các nguyên nhân tiềm ẩn khác từ tinh hoàn sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:

  • Viêm tinh hoàn hoặc ung thư tinh hoàn: Đều gây giảm chức năng tạo tinh trùng
  • Thoát vị bẹn: Biến chứng của thoát vị bẹn có thể gây tắc ruột do nghẹt ruột, nếu không được xử trí kịp thời gây nguy hiểm tính mạng.
Ung thư tinh hoàn
Tràn dịch màng tinh hoàn có thể gây biến chứng nguy hiểm như ung thư tinh hoàn

4. Chẩn đoán tràn dịch màng tinh hoàn

4.1 Khám lâm sàng

  • Đánh giá mức độ tràn dịch và mức độ đau
  • Tạo áp lực lên thành bụng và bìu để kiểm tra thoát vị bẹn nếu có
  • Chiếu ánh sáng qua bìu: Quan sát rõ hơn dịch xung quanh tinh hoàn.

4.2 Cận lâm sàng

Sau khi khám lâm sàng bác sĩ có thể chỉ định 1 số xét nghiệm:

  • Xét nghiệm máu và nước tiểu: Giúp xác định tình trạng nhiễm trùng (ví dụ: viêm mào tinh hoàn)
  • Siêu âm giúp phát hiện thoát vị bẹn, khối u tinh hoàn ...

5. Điều trị tràn dịch màng tinh hoàn

Phẫu thuật
Có thể điều trị tràn dịch tinh hoàn bằng phương pháp phẫu thuật

Tràn dịch màng tinh hoàn bao lâu thì khỏi? Đối với người lớn, nếu tràn dịch màng tinh hoàn không gây ra triệu chứng có thể không cần điều trị gì và thời gian hết triệu chứng phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

5.1 Phẫu thuật tràn dịch màng tinh hoàn

Chỉ định nếu tràn dịch màng tinh hoàn lượng lớn hoặc gây khó chịu. Bác sĩ sẽ rạch một đường rất nhỏ trên bìu hoặc phần bụng dưới, dịch được dẫn lưu ra ngoài màng tinh hoàn, sau đó đường đi giữa bụng và bìu sẽ được thắt lại để dịch không thể tái lập trong tương lai. Tràn dịch màng tinh hoàn có thể tái phát sau phẫu thuật .

5.2 Dẫn lưu dịch màng tinh hoàn

Dịch màng tinh hoàn có thể được dẫn lưu bằng kim tiêm. Tuy nhiên, tràn dịch có thể tái phát trong vài tháng.

5.3 Liệu pháp xơ hóa

Tiêm chất làm xơ để ngăn tràn dịch màng tinh hoàn tái phát sau khi đã dẫn lưu dịch màng tinh hoàn.

Hiện nay, kỹ thuật gây tê khoang cùng là một trong những kỹ thuật được áp dụng trước khi mổ điều trị tràn dịch màng tinh hoàn tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec và được đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa trực tiếp thực hiện.

Đây là một kỹ thuật gây tê vùng được tiến hành bằng cách đưa thuốc tê vào khoang ngoài màng cứng qua khe cùng và ống cùng. Giúp giảm đau trong và sau mổ cho hầu hết tất cả các phẫu thuật can thiệp trên phần bụng dưới và chi dưới như: Phẫu thuật tinh hoàn ẩn, thoát vị bẹn, tràn dịch màng tinh hoàn. Vì thế, gây tê khoang cùng hay còn gọi là gây tê ngoài màng cứng qua khe xương cùng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

45.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan