Điều trị viêm mũi vận mạch thế nào?

Viêm mũi vận mạch xảy ra ở đường hô hấp do sự tác động của các tác nhân bên ngoài như thời tiết, nhiễm nấm, vi khuẩn....tạo ra phản ứng giữa giao cảm trong niêm mạc mũi với hệ thần kinh gây kích ứng mũi. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

1. Dấu hiệu bị viêm mũi vận mạch

Các triệu chứng của viêm mũi vận mạch có thể kéo dài trong vài tuần hoặc lâu hơn nếu không được điều trị. Chúng có thể tự xuất hiện và tự biến mất. Sau đây là một số dấu hiệu thường gặp của bệnh viêm mũi vận mạch:

  • Hắt xì hơi liên tục
  • Ho
  • Thường xuyên chảy nước mũi, đặc biệt là vào buổi sáng và buổi tối
  • Nghẹt mũi
  • Đỏ mũi.

Những triệu chứng trên rất giống với các biểu hiện của bệnh viêm xoang hoặc viêm mũi dị ứng. Vì vậy người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác.

2. Nguyên nhân gây viêm mũi vận mạch

Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm môi trường, không khí có thể là nguyên nhân gây viêm mũi vận mạch

Viêm mũi vận mạch là tình trạng viêm mũi do sự phản ứng quá mức của hệ thần kinh đối giao cảm trong niêm mạc mũi. Một số yếu tố gây nên tình trạng viêm mũi vận mạch như:

  • Do sự thay đổi môi trường, thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, đặc biệt là thời tiết hanh khô dễ gây kích ứng niêm mạc mũi khiến vi khuẩn dễ tấn công và gây bệnh
  • Ô nhiễm môi trường, không khí
  • Nước hoa, khói thuốc hoặc hít khói thuốc thụ động
  • Cảm cúm, nhiễm lạnh
  • Do tác dụng của một số nhóm thuốc như thuốc cao huyết áp, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc thần kinh, thuốc giảm đau.....
  • Rối loạn nội tiết tố: phụ nữ mang thai, nội tiết tố thay đổi khiến nguy cơ mắc viêm mũi vận mạch cao hơn bình thường hay tình trạng về hormone khác như suy giáp
  • Ăn các loại thực phẩm cay nóng
  • Làm việc trong môi trường máy lạnh thường xuyên, thêm vào đó là áp lực, căng thẳng của công việc cũng là tác nhân khiến cho người bệnh bị viêm mũi vận mạch.

Viêm mũi vận mạch xảy ra khi các mạch máu trong mũi giãn rộng gây nên xung huyết và tắc nghẽn. Có thể chảy chất nhầy từ mũi.

3. Điều trị viêm mũi vận mạch

Để điều trị tình trạng viêm mũi vận mạch, bác sĩ sẽ kê cho bạn một số loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng histamine
  • Thuốc kháng viêm xịt mũi trong điều trị viêm mũi dị ứng có chứa corticosteroid như fluticasone
  • Thuốc xịt kháng histamine như azelastine
  • Thuốc xịt mũi kháng cholinergic chống rò rỉ như ipratropium
  • Thuốc làm co mạch máu pseudoephedrine
  • Trong trường hợp chảy mũi có thể sử dụng thêm các loại thuốc chống chảy mũi đặc hiệu.

Bên cạnh đó người bệnh cần loại trừ các yếu tố tác nhân, tạo tâm lý thoải mái vui vẻ, thường xuyên luyện tập thể thao để nâng cao thể trạng của bản thân. Chú ý phòng tránh viêm mũi vận mạch tái phát: nếu trời lạnh, phải nhớ giữ ấm cơ thể, đeo khẩu trang khi đi ra đường, không đến gần những nơi ô nhiễm....bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Khi các phương pháp điều trị trên không cải thiện được tình trạng viêm mũi vận mạch, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ polyp mũi; phục hồi vách ngăn lệch để cải thiện hiệu quả của việc sử dụng các thuốc chống viêm mũi vận mạch hoặc đốt cuống mũi dưới, cắt bán phần cuống mũi dưới hoặc cuống giữa...Phương pháp này sẽ khiến người bệnh phải đối mặt với một số biến chứng như chảy máu tại vị trí mổ, viêm mũi teo....thời gian người bệnh hồi phục cũng mất khá nhiều thời gian.

Sử dụng phương pháp plasma: sử dụng nhiệt độ thấp tự động để truy tìm chính xác các vùng viêm và đánh tan các ổ viêm trong khoang mũi. Đây là biện pháp an toàn nhưng nếu không có cách phòng tránh hiệu quả thì người bệnh vẫn có thể bị tái đi tái lại nhiều lần.

Hiện nay phương pháp phổ biến nhất chính là phẫu thuật nội soi. Đây là phương pháp khá hiệu quả trong điều trị bệnh viêm mũi vận mạch. Dù có hiệu quả tốt thì người bệnh vẫn phải đối mặt với các nguy cơ như đau mắt kéo dài sau phẫu thuật, giảm tiết nước mắt khiến mắt khô hoặc có thể bị dị cảm mặt.

Đối với những bệnh nhân bị chảy mũi nặng không đáp ứng với thuốc có thể thực hiện phẫu thuật để cắt dây thần kinh vidien.

Xịt mũi
Bệnh nhân có thể được sử dụng một số dạng thuốc xịt dưới sự chỉ định của bác sĩ

4. Phòng ngừa viêm mũi vận mạch

Để phòng tránh viêm mũi vận mạch, bạn cần chú ý:

  • Khi thời tiết giao mùa phải giữ ấm cho cơ thể nhất là mũi và cổ.
  • Khi trở lạnh, nên tắm nhanh bằng nước ấm, tắm trong phòng kín gió, trước khi mặc quần áo cần lau cơ thể khô ráo
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm, ra đường đeo khẩu trang để tránh vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể gây bệnh
  • Sử dụng các loại thuốc tây như thuốc cao huyết áp hay thuốc thần kinh...nếu niêm mạc mũi bị kích ứng, cần báo ngay với bác sĩ điều trị
  • Tránh căng thẳng, áp lực công việc, giữ tinh thần luôn thoải mái
  • Không gian sống cần phải được vệ sinh sạch sẽ nhằm giảm bớt sự tồn tại của vi khuẩn, virus trong không gian sống
  • Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, hợp lý. Tránh ăn các đồ ăn cay nóng, bia, rượu, thuốc lá..
  • Chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao để tăng sức đề kháng.

Viêm mũi vận mạch tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và làm việc. Khi thấy bất cứ triệu chứng nào của bệnh, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời

Chuyên khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường như: viêm mũi, viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, viêm amidan, viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng; các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • nasacort
    Công dụng thuốc Nasacort

    Nasacort là thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị các triệu chứng liên quan đến dị ứng mũi hoặc một số trường hợp khác khi có chỉ định của bác sĩ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp ...

    Đọc thêm
  • Astelin
    Công dụng của thuốc Astelin

    Astelin là một loại kháng sinh bán tổng hợp, không dùng toàn thân. Thuốc được sử dụng cho nhóm đối tượng từ 12 tuổi trở lên với tác dụng chủ yếu điều trị tiêu chảy, nhiễm trùng đường ruột, giảm ...

    Đọc thêm
  • Nacofar
    Công dụng thuốc Nacofar

    Thuốc xịt mũi Nacofar có thành phần chính là nước muối sinh lý Natri clorid 0,9g. Thuốc xịt mũi Nacofar được dùng để giảm nghẹt mũi và giúp vệ sinh mũi.

    Đọc thêm
  • Trẻ 6 tháng tuổi bị viêm mũi vận mạch nên dùng thuốc gì?
    Trẻ 6 tháng tuổi bị viêm mũi vận mạch nên dùng thuốc gì?

    Chào bác sĩ, Bé nhà em được 6 tháng bị viêm mũi vận mạch. Vậy bác sĩ cho em hỏi trẻ 6 tháng tuổi bị viêm mũi vận mạch nên dùng thuốc gì? Mong bác sĩ tư vấn, em cảm ...

    Đọc thêm
  • Xhance
    Công dụng thuốc Xhance

    Xhance là sản phẩm cần được dùng chính xác theo chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn sử dụng thuốc đi kèm của nhà sản xuất. Trước khi sử dụng thuốc xịt mũi Xhance, bệnh nhân hãy thông báo ...

    Đọc thêm