Thức ăn và đồ uống cho trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi

Trẻ từ 6 – 24 tháng tuổi đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ cả về thể chất lẫn tinh thần, do đó một chế độ ăn uống hợp lý và lành mạnh được xem là “chìa khóa vàng” để tạo tiền đề giúp bé phát triển toàn diện. Nhìn chung, các lựa chọn thực phẩm vào thời điểm này cần phải đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng thiết yếu cho trẻ.

1. Nên lựa chọn những loại thực phẩm nào cho trẻ mới bắt đầu ăn dặm?

Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyến cáo rằng nên cho trẻ bắt đầu làm quen dần với các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ hoặc sữa bột khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ sơ sinh đều không giống nhau, do đó các bà mẹ cần lưu ý đến những dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng với việc ăn dặm, chẳng hạn như:

  • Trẻ đã có thể tự ngồi mà không cần đến sự trợ giúp từ bạn
  • Trẻ đã có khả năng tự kiểm soát đầu tốt
  • Trẻ biết há miệng và đổ người về phía trước khi thấy thức ăn được đưa tới gần

Nhìn chung, khi tập cho bé ăn dặm, bạn không nhất thiết phải cho bé ăn các loại thức ăn theo một trình tự nhất định. Bạn có thể bắt đầu cho con tập ăn thức ăn đặc vào khoảng 6 tháng tuổi. Khi trẻ bước sang 7 hoặc 8 tháng tuổi, bạn có thể cho bé ăn nhiều loại thức ăn đa dạng từ các nhóm thực phẩm khác nhau. Những loại thực phẩm mà bạn nên lựa chọn cho bé ăn dặm thường bao gồm thịt, ngũ cốc dành cho trẻ sơ sinh, các nguồn protein, trái cây, rau, pho mát và sữa chua.

Nếu bạn cho trẻ ăn ngũ cốc dành cho trẻ sơ sinh, bạn nên sử dụng nhiều loại ngũ cốc khác từ yến mạch hoặc lúa mạch, thay vì chỉ cho trẻ sử dụng ngũ cốc gạo. Sở dĩ, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm khuyến cáo rằng không nên cung cấp hoàn toàn loại ngũ cốc gạo cho trẻ sơ sinh vì chúng có thể khiến trẻ dễ bị nhiễm phải asen, dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng tới sức khoẻ của trẻ.

Trẻ 6 tháng là thời điểm thích hợp nhất để con ăn dặm
Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, cha mẹ cần lựa chọn các nguồn thực phẩm phù hợp

2. Cách giúp trẻ làm quen với thức ăn dặm

Trước hết, các bà mẹ nên cho con thử từng loại thức ăn một. Điều này sẽ giúp cho bạn biết được liệu trẻ có gặp phải vấn đề gì với loại thực phẩm đó không, chẳng hạn như bị dị ứng thực phẩm. Nhìn chung, bạn nên cách khoảng 3-5 ngày sau đó mới cho trẻ thử thực phẩm mới. Biện pháp này sẽ giúp cho con tập ăn dễ dàng hơn và làm quen dần với nhiều món mới lạ hơn ngoài sữa mẹ hoặc sữa bột.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý những loại thực phẩm dễ gây ra tình trạng dị ứng sau ở trẻ sơ sinh, bao gồm trứng, sữa, động vật có vỏ, cá, đậu phộng, hạt cây, đậu nành và lúa mì. Đặc biệt, nếu trẻ đã có tiền sử gia đình bị dị ứng thực phẩm, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng về những thực phẩm nên cho trẻ ăn và không nên ăn, nhằm tránh các phản ứng nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

3. Cách chế biến thức ăn cho trẻ từ 6 - 24 tháng tuổi

Ban đầu, bạn nên cho bé ăn các loại thức ăn được xay nhuyễn hoặc nghiền với kết cấu mịn để giúp bé dễ ăn hơn. Trẻ sẽ phải mất một khoảng thời gian nhất định để có thể thích nghi với kết cấu của thức ăn mới, thậm chí nhiều trẻ có thể nôn, ho hoặc nhổ thức ăn ra ngoài. Cho đến khi các kỹ năng nhai của trẻ phát triển hơn, bạn có thể cho bé chuyển sang ăn các loại thức ăn có độ đặc hơn trước.

Điều quan trọng là cho trẻ ăn những loại thực phẩm có kết cấu phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ, vì một số loại thực phẩm có thể tiềm ẩn nguy cơ gây nghẹt thở ở trẻ,. Để tránh nguy cơ trẻ bị nghẹn, các mẹ nên chuẩn bị những loại thức ăn có khả năng dễ hoà tan với nước bọt và trẻ không cần phải nhai nhiều. Tốt nhất nên cho trẻ ăn từng phần nhỏ và khuyến khích trẻ ăn chậm rãi, đồng thời luôn quan sát và để ý khi trẻ ăn.

Dưới đây là một số cách giúp bạn chuẩn bị thức ăn dặm phù hợp cho trẻ từ 6 – 24 tháng tuổi, bao gồm:

  • Trộn sữa mẹ, sữa công thức hoặc nước với ngũ cốc đã nấu chín để tạo độ mịn và dễ nuốt cho bé.
  • Nên xay nhuyễn hoặc nghiền các loại trái cây, rau và các loại thực phẩm khác cho đến khi chúng có kết cấu mịn
  • Đối với những loại trái cây hay rau củ cứng, chẳng hạn như cà rốt hoặc táo, nên được nấu chín để có thể dễ xay nhuyễn hoặc nghiền hơn.
  • Nấu thức ăn cho đến khi bạn có thể dễ dàng nghiền chúng bằng thìa
  • Bạn nên loại bỏ tất cả phần da, mỡ và xương của các loại gia cầm, thịt và cá trước khi nấu.
  • Bỏ hạt và các vết rỗ cứng trên quả trước khi cắt chúng thành những miếng nhỏ
  • Cắt thức ăn mềm thành những lát mỏng hoặc miếng nhỏ
  • Đối với các loại thức ăn có hình trụ như xúc xích, bạn nên cắt thành những miếng mỏng ngắn thay vì để thành các miếng hình tròn, vì nó có thể dễ gây mắc nghẹn trong đường thở của trẻ.
  • Cắt các loại thực phẩm có hình cầu như anh đào, nho, cà chua và quả mọng thành các miếng nhỏ
  • Nấu và nghiền mịn các loại hạt nguyên hạt của lúa mạch, lúa mì, gạo và các loại ngũ cốc khác.
Chế độ ăn dặm thực đơn của trẻ
Thức ăn dặm phù hợp cho trẻ từ 6 – 24 tháng tuổi cần được chế biến cẩn thận

4. Nên cho trẻ sơ sinh ăn bao nhiêu thức ăn?

Đối với trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi thì sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn được coi là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho bé, tuy nhiên lúc này thức ăn đặc sẽ dần chiếm một phần lớn hơn trong chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ. Khi tập cho bé ăn dặm, bạn sẽ khó có thể đoán biết được nên cho trẻ ăn bao nhiêu thức ăn là đủ, mặt khác bụng của trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi vẫn còn rất nhỏ và không thể chứa quá nhiều thức ăn, do đó bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Bắt đầu cho trẻ ăn với số lượng nhỏ: Vào những lần ăn dặm đầu tiên, các mẹ chỉ nên cho trẻ ăn thử từ 1 – 2 thìa thức ăn đặc và theo dõi kỹ những dấu hiệu của trẻ để xem trẻ vẫn đói hay đã no sau khi ăn.
  • Dần thay thế sữa mẹ và sữa công thức: Sau khi trẻ đã quen dần với các loại thức ăn đặc, bạn nên tăng số lượng ăn dặm của trẻ để biến chúng trở thành một phần quan trọng hơn trong chế độ ăn hàng ngày của bé.
  • Thời gian cho trẻ ăn: Bạn nên cho trẻ ăn hoặc uống cứ 2 – 3 giờ/lần, hoặc 5 – 6 lần/ngày, tuỳ vào từng trường hợp cụ thể. Nhìn chung, bé nên ăn khoảng 3 bữa chính và từ 2-3 bữa phụ vào mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu giúp trẻ có thể phát triển toàn diện.

5. Thức ăn và đồ uống dành cho trẻ từ 6 – 24 tháng tuổi

Bạn nên hình thành cho trẻ một thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ bây giờ để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện nhất và đảm bảo cho sức khoẻ tổng thể của trẻ. Để đạt được điều này, bạn nên lựa chọn cho bé những loại thực phẩm phù hợp với khả năng ăn uống của trẻ.

Bạn nên khuyến khích con ăn nhiều loại trái cây, hoa quả, thịt, ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua và pho mát. Bên cạnh đó, khi chế biến thức ăn, bạn nên cố gắng tạo nhiều màu sắc bắt mắt để món ăn thêm hấp dẫn hơn, giúp bé có hứng thú khi ăn. Dưới đây là những loại thực phẩm cụ thể mà bạn nên cho trẻ ăn thường xuyên, bao gồm:

  • Rau: Chẳng hạn như đậu Hà Lan, rau bina nấu chín, củ cải đường, cà rốt, khoai lang
  • Trái cây: Dâu tây, cam, chuối, bơ, lê, và dưa
  • Các loại thịt: Chẳng hạn như thịt gà, thịt cừu, thịt bò
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Bánh quy giòn, bánh mì nguyên hạt và mì ống
  • Sữa: Sữa chua hoặc pho mát tiệt trùng

Khi trẻ bước sang 12 tháng tuổi sẽ có thể ăn được nhiều loại thực phẩm hơn. Lúc này, các bậc phụ huynh nên tiếp tục đưa ra những lựa chọn thực phẩm lành mạnh khác và cho phép trẻ thỏa thích chọn thực phẩm để ăn. Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi nên uống:

  • Nước: Từ 120 - 180 ml một ngày
  • Sữa: Sữa mẹ, sữa công thức hoặc sữa bò bổ sung

Những loại thực phẩm và đồ uống mà trẻ ăn dặm nên tránh

*Các loại thực phẩm cần tránh cho trẻ sử dụng:

Dưới đây là một số thực phẩm và đồ uống có thể gây hại đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh, bao gồm:

  • Mật ong: Không nên sử dụng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi vì nó có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng. Một số loại thực phẩm chứa mật ong cũng cần loại bỏ ra khỏi chế độ ăn uống của bé, bao gồm ngũ cốc với mật ong, sữa chua mật ong, bánh quy giòn mật ong.
  • Đồ ăn hoặc thức uống chưa được khử trùng: Nó có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn E.coli ở trẻ. Đây là một loại vi khuẩn có khả năng dẫn đến tình trạng tiêu chảy nặng. Những loại thực phẩm hoặc đồ uống chưa được khử trùng, chẳng hạn như sữa chua, sữa tươi, nước trái cây hoặc pho mát.
  • Sữa bò bổ sung: Bạn cũng không nên cho trẻ dưới 12 tháng tuổi sử dụng loại thực phẩm này vì nó có thể dẫn đến tình trạng chảy máu đường ruột vô cùng nguy hiểm. Ngoài ra, trong sữa bò bổ sung cũng chứa quá nhiều khoáng chất và protein, khiến thận của trẻ phải hoạt động quá sức để có thể xử lý.
Mật ong
Cha mẹ không nên sử dụng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi

*Những loại thực phẩm nên hạn chế cho trẻ sử dụng:

Dưới đây là một số loại thực phẩm mà bạn nên hạn chế hoặc chỉ cho trẻ sử dụng với một lượng nhỏ, bao gồm:

  • Thực phẩm chứa nhiều đường: Ví dụ như bánh ngọt, kẹo, bánh kem hoặc bánh quy. Những loại thực phẩm chứa nhiều đường này không tốt đối với sức khỏe của trẻ dưới 24 tháng tuổi.
  • Thực phẩm giàu muối: Ví dụ như thịt chế biến sẵn, hoặc các sản phẩm được đóng hộp.

*Những đồ uống nào nên hạn chế cho trẻ sử dụng:

Dưới đây là một số loại đồ uống mà các bậc phụ huynh có con nhỏ nên hạn chế cho bé sử dụng, bao gồm:

  • Nước ép: Trẻ dưới 12 tháng tuổi không nên tiêu thụ 100% nước trái cây, nhất là các nước trái cây có bổ sung thêm chất tạo ngọt. Tốt nhất, bạn nên cho bé ăn trái cây thay vì uống nước ép từ chúng. Đối với trẻ trên 12 tháng tuổi chỉ nên sử dụng khoảng 4 ounce hoặc dưới 100% nước trái cây mỗi ngày.
  • Sữa bò: Không nên cho trẻ ăn dặm tiêu thụ quá nhiều sữa bò vì chúng có thể khiến cho cơ thể bé bị cản trở trong việc hấp thụ lượng sắt cần thiết từ các loại thực phẩm khác.
  • Soda, đồ uống có đường hoặc sữa có hương vị: Những loại đồ uống này đều được bổ sung thêm một lượng lớn đường. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng không nên cho trẻ dưới 24 tháng tuổi uống bất kỳ loại thức uống nào được thêm nhiều đường.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Giai đoạn trẻ ăn dặm là giai đoạn vô cùng quan trọng giúp trẻ tăng trưởng toàn diện. Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: cdc.gov

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan