So sánh Microdermabrasion với Microneedling

Microdermabrasion (mài da vi điểm) và Microneedling (lăn kim) là 2 giải pháp làm đẹp da cũng như điều trị một số bệnh lý da liễu. Người dùng có thể không cần (hoặc cần ít) thời gian nghỉ dưỡng để hồi phục, tuy nhiên 2 cả phương pháp đều cần nhiều lần thực hiện mới mang lại hiệu quả. Vậy sự khác biệt giữa Microdermabrasion và Microneedling là gì?

1. Microdermabrasion hay mài da vi điểm là gì?

Microdermabrasion hay mài da vi điểm, một phương pháp cải tiến của mài da và tái tạo bề mặt da cổ điển, có thể được thực hiện trên da mặt và thân mình nhằm tẩy tế bào chết hoặc tế bào bị tổn thương ở lớp trên cùng của cấu trúc da.

Đại học Da liễu Hoa Kỳ khuyến nghị phương pháp Microdermabrasion phù hợp người có những vấn đề sau:

  • Sẹo mụn;
  • Da tăng sắc tố;
  • Nám da;
  • Đốm đồi mồi;
  • Nước da xỉn màu.

Microdermabrasion hoạt động theo cơ chế “chà nhám” làn da nhưng thực hiện cực kỳ nhẹ nhàng. Một dụng cụ đặc biệt với phần đầu thô sẽ loại bỏ lớp trên cùng của tổ chức da.

Dụng cụ này có thể có đầu kim cương hoặc bắn ra các hạt pha lê siêu nhỏ hoặc hạt nhám để “đánh bóng” làn da của người thực hiện. Một số máy Microdermabrasion siêu nhỏ có chân không tích hợp để hút các mảnh vụn khỏi da.

Bạn có thể nhận thấy kết quả ngay sau khi điều trị bằng Microdermabrasion, cụ thể là da sẽ có cảm giác mượt mà, sáng và đều màu hơn.

Việc mài da vi điểm tại nhà sẽ kém hiệu quả hơn so với thực hiện tại phòng khám với dụng cụ chuyên nghiệp của bác sĩ da liễu hoặc chuyên gia chăm sóc da.

Hầu hết mọi người sẽ cần nhiều hơn một lần thực hiện phương pháp Microdermabrasion, bất kể với loại máy nào. Nguyên nhân là vì mỗi lần thực hiện chỉ có thể loại bỏ một lớp da rất mỏng. Lưu ý, làn da của bạn vẫn tiếp tục phát triển và thay đổi theo thời gian, do đó có thể cần thêm các phương pháp điều trị khác sau đó để có kết quả tốt nhất.

Microdermabrasion là một giải pháp làm đẹp da không xâm lấn, không gây đau và người thực hiện có thể không cần hoặc cần rất ít thời gian để hồi phục sau một buổi trị liệu.

Microdermabrasion có thể gây ra một số tác dụng phụ phổ biến như:

  • Đỏ da;
  • Da kích ứng nhẹ;
  • Mỏng da.

Các tác dụng phụ ít phổ biến hơn bao gồm:

2. Microneesling là gì?

Microneedling có thể được sử dụng trên:

  • Da mặt;
  • Da đầu;
  • Da thân mình.

Microneedling là một giải pháp làm đẹp da hiện đại hơn Microdermabrasion. Liệu pháp này còn có những tên gọi khác như;

  • Lăn kim ngoài da;
  • Liệu pháp cảm ứng collagen;
  • Cảm ứng collagen qua da.

Những lợi ích và rủi ro của Microneedling ít được biết đến. Do đó vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn về cơ chế hoạt động của các phương pháp lăn kim lặp lại để cải thiện làn da.

Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ, Microneedling có thể giúp cải thiện các vấn đề về da như:

  • Nếp nhăn;
  • Lỗ chân lông to
  • Sẹo;
  • Sẹo do mụn;
  • Da có kết cấu không đều;
  • Rạn da;
  • Đốm nâu và tăng sắc tố.

Microneedling được sử dụng nhằm kích hoạt có chế tự sửa chữa của làn da. Điều này có thể giúp da sản xuất nhiều collagen, qua đó lấp đầy các nếp nhăn và làm da dày hơn.

Những chiếc kim rất mảnh được dùng để tạo ra các lỗ nhỏ trên da. Các kim này dài từ 0.5 đến 3 mm. Dụng cụ lăn kim (một loại máy chuyên dụng) có cấu tạo như một bánh xe nhỏ với hàng kim nhỏ bao xung quanh. Việc lăn nó dọc theo da có thể tạo nên 250 lỗ nhỏ trên mỗi Centimet vuông.

Bác sĩ có thể sử dụng một máy Microneedling, có phần đầu tương tự như máy xăm. Phần đầu này sẽ đẩy kim qua lại khi nó di chuyển trên da.

Quá trình lăn kim có thể hơi đau. Vì vậy bác sĩ có thể thoa kem gây tê lên da trước khi điều trị.

Bác sĩ có thể bôi kem dưỡng da hoặc huyết thanh sau khi điều trị bằng phương pháp Microneedling, chẳng hạn như:

Một số máy Microneedling cũng có đầu phát tia laser để giúp da sản xuất nhiều collagen hơn. Bác sĩ điều trị cũng có thể kết hợp các buổi lăn kim với phương pháp điều trị lột da bằng hóa chất.

Quá trình hồi phục sau quy trình Microneedling phụ thuộc vào độ sâu của kim đi vào da, do đó có thể mất vài ngày để làn da quay trở lại bình thường. Người thực hiện lăn kim có thể mắc phải các vấn đề sau:

  • Đỏ;
  • Sưng tấy;
  • Chảy máu;
  • Rỉ dịch
  • Đóng vảy;
  • Bầm tím (ít phổ biến hơn);
  • Nổi mụn (ít phổ biến hơn).

Người dùng có thể không thấy lợi ích từ việc lăn kim trong vài tuần đến vài tháng sau khi điều trị. Điều này là do sự tăng trưởng của Collagen cần thời gian từ ​​​​3 đến 6 tháng sau khi kết thúc điều trị.

Một nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng, 1 đến 4 lần điều trị bằng phương pháp Microneedling giúp cải thiện độ dày và độ đàn hồi của da tốt hơn so với việc chỉ sử dụng kem dưỡng da hoặc huyết thanh đơn thuần. Trong nghiên cứu này, Microneedling thậm chí còn có kết quả tốt hơn khi được kết hợp với các sản phẩm chăm sóc da chứa vitamin A và vitamin C. Đây là những kết quả đầy hứa hẹn nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận xem mọi người có thể nhận được kết quả tương tự hay không.

3. Mẹo chăm sóc da sau Microdermabrasion và Microneedling

Chăm sóc da sau khi thực hiện 2 giải pháp làm đẹp da MicrodermabrasionMicroneedling là tương tự nhau. Tuy nhiên bạn có thể cần thời gian chăm sóc lâu hơn sau khi lăn kim.

Mẹo chăm sóc da để hiệu quả điều trị cao hơn bao gồm:

  • Tránh chạm tay trực tiếp lên da;
  • Luôn giữ cho làn da sạch sẽ;
  • Tránh tắm nước nóng hoặc ngâm da;
  • Tránh tập thể dục và đổ mồ hôi nhiều;
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời;
  • Tránh sử dụng các chất tẩy rửa mạnh;
  • Tránh dùng thuốc trị mụn;
  • Tránh các loại kem dưỡng ẩm có chất tạo mùi;
  • Tránh trang điểm;
  • Tránh lột da hoặc sử dụng kem hóa học;
  • Tránh dùng kem retinoid;
  • Sử dụng chất tẩy rửa nhẹ nhàng được bác sĩ khuyên dùng;
  • sử dụng các loại kem thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ;
  • Sử dụng bất kỳ loại thuốc theo toa nào theo chỉ dẫn của bác sĩ.

4. Những thận trọng khi thực hiện Microdermabrasion và Microneedling

Học viện Da liễu Hoa Kỳ khuyên rằng, việc thực hiện Microneedling tại nhà có thể gây hại do máy sử dụng kim ngắn hơn và xỉn màu hơn. Sử dụng dụng cụ Microneedling kém chất lượng hoặc thực hiện quy trình không đúng cách có thể làm hỏng làn da của bạn. Điều này có thể dẫn đến:

Microdermabrasion là một quy trình đơn giản hơn, nhưng điều quan trọng là phải được thực hiện bởi bác sĩ có kinh nghiệm và người thực hiện cần tuân thủ các hướng dẫn trước và sau khi chăm sóc.

Các biến chứng có thể bao gồm:

  • Da kích thích;
  • Nhiễm trùng;
  • Tăng sắc tố.

Một số tình trạng sức khỏe có thể gây ra các biến chứng như nhiễm trùng lan rộng. Do đó tránh MicrodermabrasionMicroneedling nếu có những vấn đề sau:

  • Da có vết loét hoặc vết thương hở;
  • Mắc bệnh lây truyền qua da;
  • Mụn trứng cá đang hoạt động;
  • Mụn cóc;
  • Chàm da;
  • Vẩy nến;
  • Có vấn đề mạch máu dưới da;
  • Bệnh lupus;
  • Đái tháo đường không kiểm soát.

MicrodermabrasionMicroneedling an toàn cho mọi đối tượng với mọi màu da khác nhau. Microneedling kết hợp với laser có thể không tốt cho da sẫm màu, vì các tia laser có thể đốt cháy sắc tố da.

Giải pháp làm đẹp da MicrodermabrasionMicroneedling không được khuyến cáo cho người đang mang thai hoặc đang cho con bú. Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến làn da của chị em. Những thay đổi về da như mụn, nám và tăng sắc tố da có thể tự khỏi. Đồng thời quá trình mang thai có thể làm cho da nhạy cảm hơn.

5. Microdermabrasion và Microneedling phù hợp cho loại da nào?

MicrodermabrasionMicroneedling được sử dụng để điều trị các vấn đề thẩm mỹ và các bệnh lý da liễu. Các nhà nghiên cứu ở Ấn Độ phát hiện ra rằng Microneedling kết hợp với lột da hóa học có thể giúp cải thiện tình trạng mụn rỗ hoặc sẹo mụn. Điều này có thể xảy ra vì kim giúp kích thích tăng trưởng collagen ở vùng da bên dưới vết sẹo.

Lăn kim còn có thể giúp điều trị các tình trạng da như:

  • Mụn;
  • Vết sẹo nhỏ;
  • Sẹo mổ cũ;
  • Sẹo bỏng;
  • Rụng tóc;
  • Rạn da;
  • hyperhidrosis (tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều).

Microneedling được sử dụng nhằm mục đích kích thích phân phối thuốc. Việc chọc nhiều lỗ nhỏ trên da giúp cơ thể hấp thụ một số loại thuốc qua da dễ dàng hơn. Ví dụ, Microneedling có thể được thực hiện trên da đầu, qua đó giúp thuốc ngăn ngừa rụng tóc tiếp cận vào chân tóc tốt hơn.

Microdermabrasion cũng có thể giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn một số loại thuốc qua da. Một nghiên cứu y khoa chứng minh rằng phương pháp Microdermabrasion được sử dụng với thuốc 5-Fluorouracil có thể giúp điều trị bệnh bạch biến.

Tóm lại, Microdermabrasion (mài da vi điểm) và Microneedling (lăn kim) là 2 giải pháp làm đẹp da cũng như điều trị một số bệnh lý da liễu. Người dùng có thể không cần (hoặc cần ít) thời gian nghỉ dưỡng để hồi phục, tuy nhiên 2 cả phương pháp đều cần nhiều lần thực hiện mới mang lại hiệu quả.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: .healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan