Mẹ xét nghiệm HBsAg âm tính có nên tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ không?

Việc tiêm vắc xin viêm gan B ngay trong vòng 24 giờ không chỉ có tác dụng phòng lây truyền từ người mẹ sang con mà còn đề phòng lây ngang từ các môi trường xung quanh, người phụ trách chăm sóc trẻ nhỏ, người thân.

1. Lý do nên tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ nếu như mẹ xét nghiệm HBsAg âm tính

Với những trường hợp cho thấy người mẹ có xét nghiệm HBsAg âm tính thì theo lý thuyết là họ sẽ không mắc viêm gan B, tuy nhiên việc tiêm vacxin viêm gan B ngay sau khi sinh vẫn được diễn ra vì những lý do sau đây:

  • Xét nghiệm âm tính giả trong khi người mẹ vẫn đang nhiễm virus viêm gan B. Ngoài ra, còn có thể có những trường hợp chất lượng xét nghiệm, ghi chép xảy ra nhầm lẫn, báo cáo nhầm.
  • Một số trường hợp đặc biệt là chủng đột biến vi rút viêm gan B nên hoàn toàn có thể lẩn tránh hệ thống miễn dịch và không thể phát hiện được qua xét nghiệm máu thông thường.
  • Người mẹ đang nhiễm tại thời kỳ cửa sổ (trong khoảng 30-60 ngày) nên sẽ không phát hiện được qua các xét nghiệm
  • Dù người mẹ có xét nghiệm HBsAg âm tính nhưng đứa trẻ vẫn có thể bị phơi nhiễm viêm gan B trong phòng sinh từ một nhân viên y tế nào đó hoặc một sản phụ khác, thậm chí là từ người thân đang mắc viêm gan B.

2. Những cách lây truyền của vi rút viêm gan B

Vi rút viêm gan B có thể xâm nhập vào trẻ nhỏ qua các con đường sau:

Lây truyền từ mẹ sang con

Hiện nay trẻ sơ sinh chính là nguồn nhiễm vi rút viêm gan B chủ yếu tại nhiều quốc gia trên thế giới. Khả năng lây truyền vi rút từ mẹ sang con trong lúc sinh là rất dễ dàng.

Lây truyền trong quá trình tiêm chích và truyền máu

Nếu như trẻ nhỏ không được tiêm an toàn thì đây chính là con đường lây truyền dễ dàng của vi rút viêm gan B.

xet-nghiem-hbsag-am-tinh-1
Vi rút viêm gan B có thể lây truyền trong quá trình tiêm chích hoặc truyền máu

Lây truyền từ trẻ sang trẻ

Trẻ nhỏ hoàn toàn có thể bị lây truyền tại các địa điểm như: nhà, bệnh viện nhi, trường học hay nhà trẻ. Thông thường, cơ chế để lây truyền giữa những đứa trẻ có thể do vết thương, vết trầy xước trên da, niêm mạc bị chảy máu hoặc dịch được tiết ra từ vết thương.

Ngoài ra, vi rút viêm gan B cũng có thể lây truyền bằng cách tiếp xúc trực tiếp với nước bọt bằng nhiều cách như nhai thức ăn cho trẻ, vết cắn, vết trầy xước trên da.

3. Một vài cách thức để phát hiện sớm phản ứng sau khi tiêm vacxin viêm gan B cho trẻ sơ sinh

  • Chú ý sau khi tiêm thì trẻ nhỏ cần phải được theo dõi 30 phút tại các điểm tiêm chủng, ngoài ra cần phải theo dõi thêm một ngày sau khi tiêm vắc xin.
  • Trẻ thường có biểu hiện quấy khóc hơn sau khi tiêm nên các mẹ hãy chú ý đến trẻ hơn, cho trẻ bú khi còn thức, không nên nằm cho bé bú.
  • Các phản ứng thường gặp sau khi tiêm như sốt, đau, sưng tấy tại vị trí tiêm,...nên cần phải cho trẻ bú nhiều hơn hay uống nhiều nước hơn, có thể chườm mát và theo dõi trẻ.
  • Nếu trẻ sốt cao hoặc có các biểu hiện trên trong thời gian dài thì hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: