Các thuốc gây thiếu máu tan huyết ở người thiếu G6PD

Thiếu máu tan huyết ở người bị thiếu men G6PD là 1 bệnh lý di truyền cho đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị. Tuy nhiên, bệnh có thể được phòng ngừa bằng cách tránh sử dụng một số loại thuốc gây thiếu máu tan huyết.

1. Bệnh thiếu máu tan huyết do thiếu men G6PD là gì?

Glucose-6-Phosphate Dehydrogenase (viết tắt là G6PD), là 1 loại men giúp giữ nguyên vẹn màng tế bào hồng trước những tác nhân gây ra tình trạng stress oxy hóa có trong 1 số loại thực phẩm, thuốc hoặc các tác nhân gây ra bệnh truyền nhiễm.

Cơ thể bị thiếu men G6PD, nghĩa là màng tế bào hồng cầu dễ bị vỡ và khi đó gây ra hiện tượng tan huyết. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến bệnh thiếu máu tan huyết.

Thiếu máu tan huyết do thiếu men G6PD là một bệnh lý thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới, chủ yếu xuất hiện ở khu vực Địa Trung Hải, châu Phi và châu Á. Ở Châu Phi, tỷ lệ mắc bệnh trên toàn thế giới là khoảng 3 - 5%.

2. Các thuốc gây thiếu máu tan huyết ở người thiếu G6PD

Thiếu máu tan huyết do thiếu men G6PD là một bệnh lý di truyền. Vì vậy, cho đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị. Tuy nhiên bệnh có thể được phòng tránh. Một trong những biện pháp phòng ngừa là tránh dùng các loại thuốc gây bệnh.

2.1 Nhóm thuốc có nguy cơ cao gây bệnh thiếu máu tan huyết

  • Thuốc tẩy giun: B-Naphtol, Niridazole và Stibophen.
  • Thuốc kháng sinh: Nhóm Nitrofurans gồm Nitrofurantoin, Nitrofurazone; Nhóm Quinolones gồm Ciprofloxacin, Moxifloxacin, Nalidixic acid, Norfloxacin, Ofloxacin và Chloramphenicol; Nhóm Sulfonamides gồm Cotrimoxazole (Bactrim), Sulfacetamide, Sulfadiazine, Sulfadimidine, Sulfamethoxazole, Sulfanilamide, Sulfasalazine (Solazo Sulfapyridine) và Sulfisoxazole (Sulfafurazole).
  • Thuốc điều trị sốt rét có nguy cơ cao gây thiếu máu tan huyết: Mepacrine, Pamaquine, Pentaquin và Primaquin.
  • Thuốc kháng sinh: Dapsone, Para-aminosalicylic acid, Sulfones, Aldesulfone sodium, Glucosulfone và Thiazosulfone.
  • Thuốc điều trị ung thư: Doxorubicin và Rasburicase.
  • Thuốc giảm đau đường niệu: Phenazopyridine.
  • Các loại thuốc khác: Xanh Methylen, Acetylphenylhydrazine, Phenylhydrazine.

2.2 Nhóm thuốc có thể gây bệnh thiếu máu tan huyết

  • Thuốc giảm đau: Acetylsalicylic acid (Aspirin), Acetanilide, Paracetamol, Aminophenazone, Dipyrone, Phenacetin, Phenazone, Phenylbutazone và Tiaprofenic acid.
  • Thuốc kháng sinh: Furazolidone, Steptomycin, Sulfonamides, Sulfacytine, Sulfaguanidine, Sulfamerazine và Sulfamethoxypyridazole).
  • Thuốc chống co giật: Phenytoin.
  • Thuốc điều trị tiểu đường có thể gây bệnh thiếu máu tan huyết: Glibenclamide.
  • Thuốc giải độc: Dimercaprol
  • Thuốc kháng histamin: Antazoline (antistine), Diphenhydramine và Tripelennamine.
  • Thuốc hạ huyết áp: Hydralazine và Methyldopa.
  • Thuốc điều trị bệnh sốt rét: Chloroquine Derivatives, Progianil, Pyrimethamine, Quinidine và Quinine.
  • Thuốc kháng sinh có thể gây bệnh thiếu máu tan huyết ở người thiếu men G6PD: Isoniazid.
  • Thuốc điều trị bệnh Parkinson: Trihexyphenidyl.
  • Thuốc tim mạch: (Dopamin -L, Procainamid, Quinidin.
  • Chất phát hiện ung thư: Toluidine blue.
  • Thuốc điều trị bệnh gout: Colchicine, Probenecid.
  • Thuốc tránh thai: Mestranol.
  • Các loại thuốc khác: Isobutyl, Vitamin K, Vitamin C (hiếm), Arsine, Berberine, Naphthalene và Para-aminobenzoic acid.

3. Phòng ngừa thiếu máu tan huyết ở người bị thiếu men G6PD

Ngoài việc tránh dùng các loại thuốc gây thiếu máu tan huyết thì người bị thiếu men G6PD còn có thể phòng ngừa bệnh bằng các biện pháp sau:

  • Không ăn đậu tằm (hay còn gọi là fava) cũng như các loại thực phẩm được chế biến hoặc có nguồn gốc từ đậu tằm.
  • Không cho băng phiến hoặc long não vào tủ quần áo hoặc giường gối.
  • Nếu mắc các bệnh nhiễm trùng như hoặc bị nhiễm siêu vi thì cần thăm khám bác sĩ để được chỉ định dùng thuốc phù hợp.
  • Trẻ sau sinh cần được xét nghiệm tầm soát thiếu men G6PD bằng cách lấy máu ở gót chân sau sinh từ 36 - 48 giờ.
  • Nếu trẻ bị bệnh thiếu máu tan huyết thì người thân chăm sóc trẻ cần giữ gìn vệ sinh và sức khỏe để tránh lây bệnh nhiễm trùng cho trẻ.

Các thuốc gây thiếu máu tan huyết ở người thiếu G6PD là thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc điều trị ung thư, thuốc tim mạch, hạ huyết áp, điều trị tiểu đường, chống co giật, ...Do đó, những người mắc phải căn bệnh này cần thận trọng khi sử dụng các loại thuốc này.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan