Các vị trí hở hàm ếch thường gặp ở trẻ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Trần Văn Trọng - Bác sĩ chuyên khoa Ngoại Nhi, phẫu thuật Tạo hình - Thẩm mỹ - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Có 3 dạng của sứt môi hở hàm ếch: Sứt môi nhưng không hở hàm ếch, hở hàm ếch nhưng không bị sứt môi và vừa sứt môi vừa hở hàm ếch. Tùy theo mỗi trẻ sẽ rơi vào những trường hợp khác nhau.

1. Các vị trí hở hàm ếch

Hở hàm ếch là một trong những dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ nhỏ xảy ra khi các mô của môi hay vòm miệng thai nhi không phát triển. Do đó, trẻ không có đủ mô ở miệng, các mô này cũng không kết hợp được với nhau để hình thành vòm miệng dẫn tới việc trẻ bị hở hàm ếch. Bệnh hở hàm ếch thường có thể đi kèm hoặc riêng lẻ với tình trạng sứt môi.

Hở hàm ếch ở trẻ có thể là hở hàm ếch trong, hở hàm ếch một bên hay hai bên và hở hàm ếch toàn bộ.

Hở hàm ếch trong

Là một dạng hở hàm ếch ít phổ biến hơn so với các dạng hở hàm ếch khác. Đây là tình trạng một khe hở xảy ra ở các cơ trong vòm miệng của trẻ, nằm ở phía sau miệng, được bao phủ bởi các niêm mạc miệng. Do nằm ở bên trong nên thường không được chú ý tới. Trẻ bị hở hàm ếch trong thường được phát hiện khi trẻ có các biểu hiện:

  • Trẻ gặp khó khăn khi ăn uống như bị khó nuốt, thức ăn đặc biệt là các chất lỏng có thể bị chảy ra ngoài qua đường mũi.
  • Giọng nói mũi, nhiễm trùng tai hay nhiễm trùng mũi mãn tính, bị tái đi tái lại nhiều lần.
  • Trường hợp bị hở hàm ếch bên trong thường không gây ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài của khuôn mặt trẻ.
Hở hàm ếch
Hình ảnh em bé bị dị tật hở hàm ếch

Hở hàm ếch một bên

Dạng hở hàm ếch phổ biến, hình thái của tình trạng hở hàm ếch là xuất hiện khe hở hàm một bên vòm miệng có thể xảy ra ở bên trái hay phải của vòm miệng, trường hợp này thường kèm theo khe hở môi. Trong trường hợp này thường phát hiện tình trạng của trẻ bằng mắt thường, với những trẻ bị hở hàm ếch một bên sẽ làm trẻ ăn uống khó, dễ bị sặc và tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng ở tai, đường hô hấp.

Hở hàm ếch hai bên

Tương tự như hở hàm ếch một bên, nhưng khe hở vòm xuất hiện ở hai bên hàm và thường kèm theo có tổn thương khe hở môi.

Hở hàm ếch toàn bộ

Xuất hiện một khe hở liên tục từ khẩu cái mềm đến khẩu cái cứng. Trường hợp trẻ có khe hở hàm toàn bộ thường có những biểu hiện nặng nhất như trẻ không bú được, ăn uống thường xuyên bị sặc lên mũi, phát âm sai, răng mọc lệch lạc, cung hàm biến dạng từ đó có ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, làm tăng nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp hơn so với các loại hở hàm ếch khác.

Hở hàm ếch
Hình ảnh trẻ mắc dị tật từ trong bụng mẹ

2. Điều trị hở hàm ếch ở trẻ

Điều trị tốt bằng phương pháp phẫu thuật để rạch hai bên khe hở, tiến hành sắp xếp lại mô và cơ trong vòm miệng, xây dựng lại vòm miệng (cả vòm miệng cứng và mềm) sau đó khâu kín lại.

Hở hàm ếch ở trẻ có thể xảy ra ở một bên hoặc ở cả 2 bên. Triệu chứng biểu hiện chung:

  • Xuất hiện một vết nứt trên môi (nếu là hở hàm ếch một bên sẽ chỉ thấy vết nứt ở một bên miệng của trẻ, nếu là hở hàm ếch toàn bộ có thể thấy hai vết nứt hai bên miệng hoặc một vết nứt lớn kéo dài cả vòm môi của trẻ) gây ảnh hưởng đến một hoặc cả hai bên khuôn mặt.
  • Vết nứt xuất hiện như một khe hở có thể kéo dài từ môi đến nướu qua vòm miệng, dừng lại ở dưới mũi tạo cho vùng miệng không thành một vòng tròn khép kín mà dẫn tới hở hàm ếch.
  • Trẻ bị khó ăn uống, ăn có thể rơi vãi thức ăn ra ngoài do miệng không kín.
  • Gây mất mỹ quan cho khuôn mặt, một số vùng bị hở ra có thể tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
Hở hàm ếch
Khuôn mặt sau khi đã điều trị phẫu thuật hở hàm ếch

Trẻ bị hở hàm ếch thường sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề ăn uống sinh hoạt và cả tâm lý. Do đó, ở những bệnh nhi này, cần có cách chăm sóc đặc biệt hơn so với những bệnh nhi khác.

  • Tư thế bú mẹ: Chăm sóc nuôi trẻ bằng sữa mẹ vẫn luôn là phương pháp nuôi dưỡng tốt. Vấn đề đặt ra là với những trẻ bị hở hàm ếch, vòm miệng không kín thì việc cho bú đôi khi cũng gặp trở ngại. Nên cho trẻ bú ở tư thế ngồi hoặc hơi thẳng đứng để giúp hạn chế sữa bị chảy vào trong mũi khiến trẻ bị sặc, tắc mũi thậm chí là viêm mũi.
  • Một số trường hợp trẻ không theo cách cho bú của mẹ, các bà mẹ cần vắt sữa vào ly, sau đó cho trẻ uống sữa bằng thìa. Nên tập cho trẻ thói quen ăn ở tư thế ngồi. Có thể cho trẻ ngồi dọc theo chiếc gối tựa lên thành giường, đầu hơi hướng về phía trước một chút, như vậy nếu trẻ có ăn sữa bằng thìa hay bú bình thì cũng không bị sặc. Phương pháp này đôi khi sẽ rất khó khăn và gây mất thời gian nhưng nó cần được thực hiện để đảm bảo cho trẻ.
  • Ở những trường hợp đặc biệt khi trẻ không thể ăn được theo các cách trên, hoặc trẻ không được cần đặt một khí cụ bằng nhựa lên khe hở hàm ếch để giữ cho thức ăn hoặc sữa không bị chui lên mũi, hoặc sử dụng bình có núm vú được thiết kế đặc biệt.
  • Lưu ý vệ sinh răng miệng cho trẻ sau mỗi lần ăn, đặc biệt là những vùng bị hở hàm ếch. Nên dùng các loại khăn vải mềm ướt, bông thấm nước sạch để vệ sinh. Không dùng bông gạc hay ống tiêm xịt nước để rửa khe hở cho trẻ vì có thể sẽ gây tổn thương.
  • Luyện nói và phát âm cho trẻ.
  • Cho trẻ đi khám sớm nhất có thể để có phương án xử lý sớm, kịp thời.
Khám nhi Vinmec Times City
Phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi có biểu hiện bất thường

Dị tật hở hàm ếch là một trong những dị tật bẩm sinh thường gặp. Bệnh có thể được phát hiện trong quá trình mang thai qua siêu âm, tuy nhiên cũng có những trường hợp chỉ phát hiện được khi trẻ sinh ra. Bệnh có thể điều trị được nên nếu phát hiện bệnh hãy cho trẻ đi khám ngay để được tư vấn về các phương pháp điều trị kịp thời cho trẻ, đồng thời được hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà phù hợp để đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ.

Khoa Nhi tại Vinmec là một trong số ít bệnh viện đa chuyên khoa với đầy đủ các bác sĩ chuyên khoa thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, dinh dưỡng, tâm lý, nội tiết, gan mật giúp xử lý nhanh, kịp thời khi phát hiện ra các bệnh lý trong quá trình khám. Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

27.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan