Đi tiểu ra máu ở phụ nữ lớn tuổi có đáng lo?

Đi tiểu ra máu ở phụ nữ lớn tuổi có thể là dấu hiệu cho thấy hệ tiết niệu đang suy giảm hoặc có thể mắc phải bệnh lý nguy hiểm như sỏi tiết niệu, ung thư thận bàng quang, lạc nội mạc tử cung, nhiễm trùng âm đạo...

1. Tình trạng đi tiểu ra máu ở phụ nữ lớn tuổi

Đi tiểu ra máu ở phụ nữ lớn tuổi xuất hiện với tình trạng máu có lẫn trong nước tiểu khiến nước tiểu có màu trắng hoặc hơi ngả vàng bị chuyển sang màu đỏ, hồng hoặc nâu đậm. Không những thế, nhiều trường hợp đi tiểu ra máu ở người già còn gây cho người bệnh tình trạng nóng rát, tiểu buốt, nước tiểu lợn cợn,...

Triệu chứng đi tiểu ra máu ở phụ nữ lớn tuổi đôi khi gây ra dấu hiệu sốt, sụt cân, cơ thể mệt mỏi và suy nhược,...

Nguyên nhân đi tiểu ra máu ở phụ nữ lớn tuổi có thể bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt hàng ngày bao gồm:

  • Vệ sinh cá nhân không đảm bảo, không đúng cách, sử dụng nguồn nước tắm rửa hàng ngày không sạch, đi đại tiện lau từ sau ra trước có thể gây nhiễm khuẩn từ hậu môn từ đó gây ra tình trạng nhiễm khuẩn ở hệ bài tiết.
  • Không cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể khiến cơ quan bài tiết bị khô, nhịn tiểu có thể làm cho nước tiểu đọng lại trong môi trường tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm.
  • Trầy xước khi quan hệ tình dục, mặc quần áo quá bó và chật gây bí vùng kín, hoặc vùng kín trong trạng thái luôn ẩm ướt,... là những nguyên nhân gây nên tình trạng viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang,...
  • Chấn thương vùng thận hoặc cơ quan tiết niệu như bàng quang, ống dẫn tiểu, niệu đạo
  • Gặp tác dụng phụ khi sử dụng thuốc chẳng hạn như rifamycin,...

2. Đi tiểu ra máu ở phụ nữ lớn tuổi có đáng lo hay không?

Tiểu ra máu ở phụ nữ nói chung và phụ nữ lớn tuổi nói riêng có thể là hiện tượng gây ra các bệnh nguy hiểm khác. Khi đi tiểu ra máu thì người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Nếu không được khắc phục và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến:

  • Đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh đặc biệt mỗi lần đi tiểu xong thì người phụ nữ sẽ cảm thấy đau buốt và đau nhức dữ dội.
  • Tiểu buốt ra máu có thể là dấu hiệu của ung thư bàng quang khiến cho người phụ nữ bị suy thận, viêm bể thận nếu như không được điều trị sớm và phù hợp.
  • Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt vợ chồng do người phụ nữ cảm thấy đau rát khi quan hệ tình dục
  • Phụ nữ thường gặp hiện tượng chóng mặt, người mệt mỏi, xanh xao, hoa mắt, thậm chí ngất xỉu.

3. Các bệnh lý liên quan đến đi tiểu ra máu ở phụ nữ lớn tuổi

  • Tiểu ra máu gây sỏi tiết niệu. Khi các khoáng chất dư thừa không được đi tiểu hết ra khỏi cơ thể sẽ hình thành hạt trong bàng quang và thận, lâu ngày sẽ tạo thành sỏi. Sỏi có thể làm trầy xước, rách niêm mạc đường tiết niệu và các bộ phận liên quan trong cơ thể. Khi hình thành các vết nước thì máu có thể hoà lẫn với nước tiểu gây ra hiện tượng tiểu có máu. Hơn nữa, khi bị sỏi thận ngoài dấu hiệu đi tiểu ra máu người bệnh còn gặp triệu chứng tiểu buốt thường xuyên, nước tiểu đục, nước tiểu có màu,...
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đi tiểu ra máu ở phụ nữ lớn tuổi. Theo thống kê của viện Đái tháo đường, bệnh tiêu hoá và bệnh thận quốc gia Mỹ có khoảng 40 đến 60% phụ nữ lớn tuổi từng bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do vi khuẩn xâm nhập vào bên trong niệu đạo, ống dẫn tiểu. Khi mắc chứng bệnh này, người bệnh thường xuất hiện tình trạng tiểu buốt, đau vùng thắt lưng, đau vùng bụng, xương chậu,...
  • Ung thư thận bàng quang biểu hiện không liên tục có thể ngày có ngày không. Tuy nhiên, người bệnh gặp tình trạng đi tiểu nhiều lần, đau lưng dưới, sút cân không kiểm soát, sưng bàn chân, cảm giác nóng khi đi tiểu....
  • Bệnh lý về máu chẳng hạn như bạch cầu cấp tính, bạch cầu mãn tính, máu khó đông,... Khi gặp tình trạng này người bệnh thường có triệu chứng nổi mẩn dưới da, chảy máu chân răng....
  • Lạc nội mạc tử cung liên quan đến ống dẫn trứng, buồng trứng, lớp lót ngoài của tử cung,... Khi xảy ra tình trạng này có thể người bệnh không chỉ thấy tiểu ra máu mà còn thấy đau nhức vùng dưới lưng. Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn tới vô sinh.

4. Điều trị đi tiểu ra máu ở phụ nữ lớn tuổi hiệu quả

Điều trị tiểu ra máu có thể áp dụng hiệu quả theo các phương pháp ngoại khoa, nội khoa, vật lý trị liệu.

  • Điều trị ngoại khoa: áp dụng với những trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ, tình trạng viêm chưa lan rộng. Các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng thuốc để giúp tiêu viêm, kháng khuẩn đồng thời loại bỏ các tác nhân có hại, và hồi phục vùng tổn thương.
  • Điều trị đông y song song với sử dụng thuốc tây y, có thể giúp nâng cao thể trạng, tăng cường đề kháng từ đó giúp đẩy nhanh tốc độ phục sức khoẻ và ngăn ngừa bệnh tái phát.
  • Vật lý trị liệu thông qua sử dụng các kỹ thuật y tế hiện đại như sóng cao tần, sóng hồng ngoại, sóng viba để loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Đồng thời giúp tái tạo tế bào mô mới phát triển để phục hồi vùng tổn thương một cách nhanh chóng.
  • Phẫu thuật với những trường hợp bị ung thư, sỏi thận,... có thể kèm theo biến chứng nhằm loại bỏ các viêm nhiễm.

Trên đây là những thông tin về tình trạng đi tiểu ra máu ở phụ nữ lớn tuổi. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với bác sĩ để được giải đáp cụ thể.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Nidaref 500
    Công dụng thuốc Nidaref 500

    Nidaref 500 là thuốc gì, có phải thuốc kháng sinh không? Với thành phần chính là Cefradin, Nidaref 500 là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin, được dùng chủ yếu trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Bổ sung Kẽm sinh học Canada cho trẻ biếng ăn, chậm lớn

    70% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thiếu vi khoáng Kẽm, Selen...

    Đọc thêm
  • Letristan
    Công dụng thuốc Letristan

    Thuốc Letristan có hiệu quả trong điều trị bệnh viêm xoang cấp, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tuyến tiền liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn da. Letristan là thuốc kê đơn, để đảm bảo hiệu quả khi ...

    Đọc thêm
  • penzotam
    Công dụng thuốc Penzotam

    Penzotam thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm, có tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến nhiễm trùng. Penzotam là thuốc kê đơn, người bệnh cần sử dụng dưới sự chỉ ...

    Đọc thêm
  • philtelabit
    Công dụng thuốc Philtelabit

    Thuốc Philtelabit thuộc nhóm thuốc ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn. Thuốc có thành phần ofloxacin được chỉ định điều trị trong trường hợp nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng niệu sinh dục... Tuy nhiên trong quá trình điều trị ...

    Đọc thêm
  • Hanprolex
    Công dụng thuốc Hanprolex

    Hanprolex thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm được sử dụng để điều trị chủ yếu trong những trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp, tiết niệu, da và mô mềm. Dưới đây là ...

    Đọc thêm